Định hướng phát triển vùng trồng chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 127)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

3.4.3. Định hướng phát triển vùng trồng chè

Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu thoái hóa đất, đánh giá thích hợp, hiện trạng canh tác chè năm 2010, phân tích các yêu cầu lựa chọn vùng phát triển chè tập trung, cho thấy tiềm năng đất đai khu vực nghiên cứu khá dồi dào cho mục đích phát triển cây chè. Đề tài kiến nghị phương án qui hoạch vùng chuyên canh chè trong khu vực nghiên cứu như sau:

Vùng chuyên canh chè được xác định trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, huyện Di Linh và huyện Bảo Lâm. Các vùng kiến nghị thuộc các đơn vị đất đai được đánh giá là thích hợp đối với cây chè, phân bố dọc theo các trục đường chính nối liền với các khu sản xuất tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, vận chuyển nguyên nhiên liệu và sản phẩm. Dân cư phân bố trên các vùng này khá tập trung, lực lượng laođộng dồi dào. Riêng đối với huyện Di Linh mặc dù hiện tại diện tích canh tác chè rất ítnhưng kết quả nghiên cứu có thể phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trongtương laiđiều kiện giá cà phê thường xuyên không ổn định.

104

Trên cơ sở lựa chọn xác định các vùng chuyên canh chè đã được phân tích ở trên, loại trừ khu vực không thích hợp trồng chè mà một số loại hình sử dụng đất như: đất khu dân cư, đất lâm nghiệp, đất trồng lúa… diện tích các vùng thích hợp với trồng chè trong khu vực nghiên cứu như bảng. Đồng thời, đề tài cũng đề xuất diện tích mở rộng vùng chè theo 2 phương án.

Bảng 3.4. Diện tíchđề xuất vùng chè ở khu vực nghiên cứu

Đơn vị tính: ha

Diện tích vùng thích hợp Bảo Lâm Bảo Lộc Di Linh

Rất thích hợp 25.795,42 10.130,78 12.809,08 Thích hợp trung bình 3.201,83 2.373,90 15.341,79 Ít thích hợp 3.913,09 19,53 13.543,61 Hiện trạng canh tác 13.246,00 8.208,00 886,00 Phương án mở rộng 1 12.549,42 1.922,78 11.923,08 2 19.664,34 4.316,22 40.808,48

Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài

Phương án 1: Đây là diện tích ưu tiên hàng đầu để phát triển chè trên vùng được đánh giá có hầu hết điều kiện thuận lợi, đáp ứng được đặc điểm sinh trưởng của cây chè. Đồng thời, với định hướng quy hoạch khoảng 26.000 ha đất trồng chè của tỉnh Lâm Đồng, thì Bảo Lộc - Di Linh hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này với điều kiện đất đai tốt nhất. Có thể lựa chọn các vùng trồng chè ở Bảo Lâm với 12.549,42 ha, ở Bảo Lộc là 1.922,78 ha, hay 11.923,08 ha ở Di Linh.

Phương án 2: thể hiện toàn bộ tiềm năng có thể mở rộng diện tích trồng chè chè trên cơ sở tổng hợp cả ba vùng có cấp độ thích hợp khác nhau. Trong đó, hình thành khu vực trọng điểm trồng chè, khu vực vệ tinh và khu vực dự phòng. Như vậy, huyện Bảo Lâm có tiềm năng phát triển đất trồng chè thêm 19.664,34 ha, Bảo Lộc 4.316,22 ha, Bảo Lâm 40.808,48 ha. Vùng ít thích hợp là diện tích dự phòng được ưu tiên cuối cùng trong việc quy hoạch vùng chè, hoặc cải tạo dần các điều kiện hạn chế đối với cây chè để sử dụng trong tương lai.

104

105

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực Bảo Lộc - Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)