6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
2.2.2. Hiện trạng canh tác chè
2.2.2.1.Tình hình sản xuất chè
a. Biến động trong sản xuất, phân bố chè:
Sự chuyển đổi diện tích trồng chè có quan hệ khá chặt chẽ với chuyển đổi diện tích cà phê. Vì Bảo Lộc - Bảo Lâm - Di Linh là khu vực tập trung diện tích chè cũng là nơi trồng nhiều cà phê của địa phương. Trong một số năm, khi giá cà phê thấp, một số diện tích cà phê được người dân chuyển sang trồng chè, khi giá cà phê đạt mức cao lại có sự chuyển dịch ngược lại. Nhưng nhìn chung, do thu nhập từ trồng cà phê cao hơn trồng chè, các yêu cầu kỹ thuật của trồng và chế biến chè phức tạp hơn nên trên thực tế diện tích cà phê chuyển sang trồng chè không nhiều. Mặt khác, cây chè lại có thể trồng và cho thu hoạch ổn định trên đất dốc và tầng đất mỏng hơn cây cà phê, nên diện tích chè tăng lên thường do loại hình sử dụng đất khác chuyển sang.
Nếu như những năm 2000 trở về trước, chè được trồng chủ yếu ở Bảo Lộc, Bảo Lâm thì đến nay diện tích chè đã mở rộng ra các xã Lộc Thành, Lộc Tân, giảm
54
ở Lộc Quảng, Lộc Bắc của Bảo Lâm. Tại thành phố Bảo Lộc, chè được phát triển thêm ở Đạ M’bri, Lộc Sơn, phường 2. Giai đoạn 2005 - 2007 diện tích chè ở Di Linh tăng nhanh, chè được mở rộng thêm ở các xã Tân Châu, Liên Đầm, Hòa Ninh, Hòa Nam…[22].
Hình 2.2. Chuyên canh chè và vườn chè quy mô hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu
Đặc điểm sản xuất chè là vùng trồng chè gắn liền với các cơ sở chế biến hoặc phát triển ngay trong vùng dân cư có kinh nghiệm chế biến chè. Mặt khác, các cơ sở chế biến chè ở địa phương đều phát triển, đảm bảo chế biến hết sản lượng chè thu hoạch. Vì vậy, vùng chè phát triển khá ổn định và địa bàn trồng chè ít thay đổi, không có nhiều biến động lớn.
Bảng 2.7. Diên tích trồng chè ở Bảo Lộc - Di Linh (giai đoạn 2005 - 2011)
Đơn vị: ha
2005 2006 2008 2009 2010 2011 Kế hoạch 2012
Tổng số 25.535 26.553 24.083 23.900 23.557 23.529 23.911
1. Huyện Bảo Lâm 12.341 13.478 13.188 13.255 13.246 13.350 13.350 2. TP. Bảo Lộc 9.661 9.544 8.713 8.475 8.208 8.050 8.250 3. Huyện Di Linh 2.015 2.015 1.019 983 886 886 950 Các huyện khác 1.518 1.516 1.163 1.187 1.217 1.243 1.361
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng
b. Chuyển đổi giống chè:
Trong những năm gần đây, địa phương đã tích cực chuyển đổi giống chè, nhiều giống chè mới có năng suất và chất lượng cao đã được đưa vào trồng đại trà và cho hiệu quả kinh tế vượt trội so với những giống chè cũ. Một số giống chè chất
54
Nguồn:Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1: 100.000 giải đoán bằng ảnh vệ tinh Cập nhật và biên tập: Hoàng Thị Huyền Ngọc
55
lượng cao như: Ôlong, Kim Tuyến, Thúy Ngọc, Tứ quý xuân… được trồng tập trung. Tại các vùng chè truyền thống, giống chè giâm cành được thay thế cho các giống chè gieo bằng hạt. Các giống chè cao sản như: TB14, LD97, LDP1, LDP2... thay cho các vườn chè cành già cỗi, năng suất thấp.
Tỷ lệ chè cành ở khu vực nghiên cứu chiếm 44%, cao gấp 2 lần so với tỷ lệ chung của tỉnh Lâm Đồng, trong đó chè cao sản chiếm 26%, chè chất lượng cao chiếm 18%. Diện tích trồng chè cành chiếm tới 68% tổng diện tích chè hiện có [22].
2.2.2.2. Chế biến chè
Các vùng chuyên canh chè tập trung đã ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt, sử dụng các loại hóa chất và phân bón không có hại cho môi trường. Đồng thời, người trồng chè cũng sử dụng các biện pháp thâm canh phù hợp để đảm bảo diện tích trồng giống mới cho năng suất cao, chất lượng nguyên liệu tốt.
Bảng 2.8. Sản lượng chè búp tươi khu vực Bảo Lộc – Di Linh giai đoạn 2005-2011
Đơn vị: tấn
2005 2006 2008 2009 2010 2011 Kế hoạch 2012
Tổng số 161.938 170.543 178.979 171.683 204.031 209.016 212.948
1. Huyện Bảo Lâm 80.735 80.500 92.340 97.340 117.761 123.657 122.200 2. TP. Bảo Lộc 63.982 70.696 74.446 60.773 72.707 68.817 72.900 3. Huyện Di Linh 10.350 11.480 6.499 6.615 5.640 7.656 7.920 Các huyện khác 6871 7867 5694 6955 7923 8886 9928
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng
Chế biến chè cũng có những bước cải thiện đáng kể. Bức tranh sản xuất – chế biến chè cũng vì thế mà có sự thay đổi tích cực. Hộ gia đình đang giữ vai trò quan trọng trong hoạt động trồng và chế biến chè ở địa phương. Số hộ có quy mô lớn về đất trồng cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê ngày càng tăng, tuy nhiên số hộ sản xuất chè với quy mô nhỏ (dưới 5 ha) vẫn còn rất nhiều.
Kinh tế trang trại phát triển với loại hình trồng chè còn hạn chế do chè đòi hỏi chăm sóc thường xuyên và kỹ thuật trồng, chế biến phức tạp hơn.
56
(a) (b)
Hình 2.3. Diện tích (a) và sản lượng chè búp tươi khu vực nghiên cứu giai đoạn 2005 -2012
Đến năm 2010, các cơ sở chế biến chè hiện có đã đảm bảo chế biến hết sản lượng chè búp trên địa bàn. Tuy nhiên, chỉ có một số cơ sở chế biến thuộc khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số ít doanh nghiệp nhà nước có công nghê chế biến tiên tiến đáp ứng tiêu chuẩn chế biến chè chất lượng cao. Các cơ sở còn lại chủ yếu chế biến chè tiêu thụ trong nước. Sự phân bố các cơ sở chế biến chè hiện nay chưa thực sự hợp lý. Huyện Bảo Lâm là vùng chè lớn của tỉnh Lâm Đồng nhưng số cơ sở chế biến chè không nhiều. Trong chiến lược phát triển ngành chè của tỉnh Lâm Đồng, các cơ sở chế biến chè sau thu hoạch tại các vùng nông thôn sẽ sớm được hình thành để đảm bảo chất lượng nguyên liệu cho chè thành phẩm, đồng thời nâng cao thu nhập cho người trồng chè [22].