“Tô Hoài và Nguyễn Tuân đều là những chuyên gia Tiếng Việt siêu
hạng” [67,169], là những bậc thầy ngôn từ nhưng ngôn ngữ mỗi nhà văn lại có những nét đặc sắc riêng. Nếu từ ngữ của Nguyễn Tuân độc đáo, mới mẻ đặc sắc và sáng tạo, văn của ông cầu kì sang nhã, trang trọng thì từ ngữ của Tô Hoài tự nhiên gần gòi, rất gần với khẩu ngữ nhưng vẫn là văn viết. Có đặc điểm này bởi Tô Hoài là nhà văn rất trọng ngôn ngữ của quần chúng. Ông quan niệm “Trong khi cuộc sống, nhân vật, phong cảnh vạn vật biến chuyển không ngừng thì câu văn cũng không thể đứng yên một chỗ” [67,521]. Khi viết, nhà văn luôn có ý thức thay đổi cấu trúc câu, mạch văn biến hoá linh hoạt. Lời đối đáp của các nhân vật trong tiểu thuyết của ông chính là lời nói trong giao tiÕp hàng ngày với kiÓu cấu trúc câu giản lược thành phần. Đây là cuộc đối thoại của Hời, Ngây trong Quê người:
“- Này. . . - Gì?
- Này mÊy hôm nữa đi xem nhé? - Xem gì hả?
- Xem cóng cầu mát ở Chạ Thượng. Có cả hát chèo. Ngây nói chủng chẳng:
- Để liệu. Tối phải dệt cửi mà.
- Cầu mát những ba ngày ba đêm cơ. Đi xem vào tối hăm mốt. Tối Êy là tối ngày phiên, chắc đi được đấy” [19,348- 349].
Cả đoạn văn là lời đối đáp của hai người với những câu nói ngắn, thiếu chủ ngữ. Lời nói của Hời chèo kéo, rủ rê, thuyết phục người yêu đi bằng được. Lời đáp của Ngây thể hiện sự nhấm nhẳng của cô gái nói với người yêu. Những câu nói như thế rõ ràng chỉ tồn tại trong văn cảnh.
Trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, lời đối thoại tề chỉnh nghiêm túc có đầu có cuối, thể hiện đúng mức mối quan hệ giữa các nhân vật. Còn trong tiểu thuyết của Tô Hoài, lời đối thoại của các nhân vật ngắn gọn, thậm chí giản
lược hết cả thành phần chủ ngữ. Trong đối thoại, các nhân vật sử dụng những từ ngữ thông dụng, thậm chí thô tục, tù nhiên mang đậm phong cách khẩu ngữ sinh hoạt.
Ở tiểu thuyết Mười năm những cuộc đối thoại của các nhân vật trong cuộc sống sinh hoạt đời thường thể hiện đậm nét những đặc điểm của phong cách khẩu ngữ. Đó là sù liên tục thay đổi đề tài, thay đổi câu chuyện. Chóng ta hãy lắng nghe cuộc trò truyện giữa chị Hai Tâm và anh Lạp.
“Chị Hai Tâm hỏi Lạp:
- Này, thế cái vụ thẻ vô sản thì ông lý Dĩ thua hay các anh thua?
- Thua là thua thế nào! Lão ta phải móc hầu bao ra đậy cho hai mươi suất sưu nép phủ, rồi khi phát thẻ mới nhặt lại từng đồng. Cã khác gì trâu chạy mà đuổi theo nắm đuôi. Cầm mại đoạn cái vườn tre rồi, chị không biết à ?
- Lão oán các anh lắm đấy. Lão bảo ơn nghĩa đủ điều mà các anh ở bạc. - Chuyện! Thiệt hại đến quyền lợi giai cấp mà lại nói ơn nghĩa.
- Chưa biết ai thiệt hại! Anh dệt liền một tháng đừng bỏ cửi thì đóng nổi đến bảy suất sưu! (...)
- Chuyện nh chị thì còn gì là tranh đấu.
- Chẳng chuyện nh tôi thì nh ai? Chuyện lông bông nh anh thì kiếp nào có được vợ, thì ai dám lấy?
- Tôi không cần.
- Bông lại không thèm rớt rãi. Này đừng cứng mép, bịt mắt tôi được đâu” [19,585].
Trong cuộc đối thoại, chị Hai Tâm hái Lạp về vụ đấu tranh chống thuế, câu chuyện đã chuyển đề tài một cách tự nhiên sang chuyện Hội ái hữu, chị Hai Tâm khiêu khích Lạp không lấy được vợ, rồi chuyÓn sang chuyện làm mối cho Lạp. Rõ ràng những cuộc nói chuyện kiểu “đầu Ngô mình Sở ”,“dây
cà ra dây muống”, ngôn ngữ giàu hình ảnh và những từ ngữ thông tục của các nhân vật như trên chỉ có thể gặp trong ngôn ngữ đối thoại hàng ngày.
Trong tiểu thuyết Ba người khác, đối thoại của các nhân vật còng thay đổi đề tài câu chuyện, tạo nên sự đa dạng linh hoạt trong ngôn ngữ giao tiếp. “Tôi đút đèn vào tói , đặt một bàn tay lên vai Đình thân mật.
- Đi đâu đấy? Đình thản nhiên: - Đi chơi.
- Đi chơi là thế nào? (...) Đình hỏi tôi một câu đột ngột:
- Cậu đã biết chiến thắng của tớ bên thôn Chuôm chưa? - Chiến thắng?
- Tớ rình năm tối, tóm được hai thằng nhãi ranh ném đất làm ma ném để không ai dám đi họp. Truy ra là âm mưu của địa chủ Thìn. Tớ sắp được biểu dương toàn đội, lại báo cáo lên đoàn nữa. Biết không?
Rồi Đình lạnh lùng thong thả buông từng tiếng như từng phát súng:
- Này mày hãy lo cái thân mày đã nhé. Mày chưa moi được thằng địa nào. Rễ chuỗi nhà mày liên quan đến nhà địa, thối um lên, không ngửi thấy à? Lão Cự sắp làm thịt mày. Khôn hồn thì cút mẹ mày đi ” [23, 66].
Trong một cuộc đối thoại ngắn, ta thấy lời thoại của hai nhân vật, nhất là nhân vật Đình luôn thay đổi, thậm chí thay đổi hẳn cả đề tài câu chuyện. Từ chỗ thản nhiên trả lời Bối, khi thấy Bối vạch rõ chân tướng “đi chơi gái”của mình, Đình đã đột ngột thay đổi đề tài câu chuyện, khoe chiến thắng, thành tích của mình rồi lại đột ngột chuyển sang khống chế đe doạ Bối. Sù thay đổi đột ngột lời thoại, chủ đề câu chuyện và cả thái độ, cách xưng hô từ thân mật chuyến sang xưng hô suồng sã với những từ ngữ thô tục của Đình đã thể hiện tính cách của Đình – một người giảo hoạt giỏi ứng biến và nhất là thái độ lật mặt, tráo trở không sao có thể lường hết được.
Có thể thấy rõ ngôn ngữ đối thoại tự nhiên mang đậm phong cách khẩu ngữ như lời nói tự nhiên là một trong những đặc điểm nổi bật trong phong cách ngôn ngữ tiểu thuyết Tô Hoài. Ngôn ngữ của tiểu thuyết Tô Hoài là ngôn ngữ văn chương sách vở mà vẫn gần gũi quen thuộc với đời sống, mang đậm hơi thở của cuộc đời mà vẫn uyển chuyển, sinh động, giúp nhà văn tái hiện chân thực cuộc sống đời thường của những con người thường bình dị.
4.2.2. Từ ngữ tự nhiên, phong phó dung dị
Vào nghề chủ yếu bằng tài năng bẩm sinh và con đường tự học, tù khổ
luyện nên Tô Hoài rất có ý thức trau dồi nghề nghiệp, ghi chép để tích luỹ vốn sống, vốn kiến thức và trau dồi ngôn ngữ. Ý thức được ngôn ngữ quần chúng là “kho chữ phong phú” [67,526], “nhân dân chính là ông thầy lớn của mình về tiếng nói” [67,528], nên Tô Hoài rất coi trọng việc học tập lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân. Học hái, chó ý lắng nghe tiếng nói của người dân trong lao động và sinh hoạt đời thường, Tô Hoài đã nhận thấy người lao động có lối nói rất sáng tạo, ngôn ngữ của họ phong phó, sinh động, hình ảnh và luôn biến đổi sáng tạo vì nó biểu hiện cuộc sống thực tế. Trong sáng tác của mình, Tô Hoài luôn có ý thức sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng lao động.
Xuất thân từ gia đình lao động nghèo khổ, gắn bó sâu sắc với cuộc sống của nhân dân, Tô Hoài luôn hướng ngòi bót của mình đến với cuộc sống dung dị đời thường. Đề tài, cảm hứng Êy đã tạo môi trường thuận lợi để lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân đi vào những trang viết của Tô Hoài. Ngôn ngữ của ông không cầu kì kiểu cách như văn Nguyễn Tuân mà rất dung dị tự nhiên mang hơi của cuộc sống đời thường bình dị. Lời ăn tiÕng nói của người lao động hiện diện trong tiểu thuyÕt của ông ở hệ thống những từ ngữ nghề nghiệp, từ thông tục và những thành ngữ, quán ngữ.
Tô Hoài đã tâm sự: “Ảnh hưởng đầu tiên đối với tôi, không nói về tư tưởng, lập trường chính trị, chính là người làng Nghĩa Đô của tôi. Người ta
nói thế nào tôi cứ theo thế mà xáo xào thành văn” [67,523]. Lời ăn tiếng nói của người dân làng Nghĩa Đô - là ngôn ngữ chính trong tác phẩm của Tô Hoài.
4.2.2.1. Từ ngữ nghề nghiệp
Từ nghề nghiệp là những từ “biểu thị công cụ lao động, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó, thường chỉ được người trong ngành đó biết và sử dông (...) Từ nghề nghiệp nằm trong từ vựng của ngôn ngữ văn hoá. Từ nghề nghiệp thường được dùng trong khẩu ngữ của những người cùng nghề nghiệp” [39,28-29].
Tô Hoài sử dụng từ nghề nghiệp khá đa dạng và phong phó. Những từ nghề nghiệp trong tác phẩm của Tô Hoài chủ yếu là từ ngữ của làng nghề truyền thống: nghề dệt lụa. Từ những tác phẩm đầu tay - ngôn ngữ của làng nghề truyền thống và cũng là nơi chôn rau cắt rốn của ông đã đi vào trang viết của ông nh mét lẽ tự nhiên. Đây là cảnh vợ chồng anh Hời miệt mài làm việc. “Một người đàn ông ngồi trên khung cửi cắm cói đưa thoi. Thoi đưa liền liền, thoăn thoắt qua mặt cửi vàng muốt. Chiếc đèn ba dây treo cạnh đấy đủ sáng cả cho một người đàn bà ngồi quay tơ. Người đàn bà ngồi duỗi chân trên phản, tựa lưng vào cột, mét tay giữ mối tơ, mét tay xóc đều đều chiếc lồng. Cái lồng cuốn tơ vào ống. Chiếc vầy ở dưới tháo tơ ra. Tiếng lóc cóc, lóc cóc ròn rã và nhịp nhàng. Đôi khi người đàn bà ngừng quay, đặt ống xuống gỡ một cái ghẻ tơ hoặc nối mét đoạn tơ xấu”. Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng một loạt những từ nghề nghiệp của nghề dệt như: khung cửi, đưa thoi,
mặt cửi vàng muốt, mối tơ, chiếc lồng, lồng cuốn tơ vào ống, một cái ghẻ tơ, một đoạn tơ xấu để miêu tả công việc và động tác của nhân vật. Những động
tác của anh Hời chính xác, nhanh nhẹn, thuần thục, những thao tác của cô Ngây nhẹ nhàng đẹp mắt. Cảnh làm việc của họ được mô tả vừa cụ thể vừa vừa sinh động.
Trong Mười năm, những người thanh niên làng Hạ cũng là những anh chàng thợ dệt của vùng canh cửi. Tô Hoài đã miêu tả họ trong những hoạt động nghề nghiệp của làng quê. Lạp là mét người thợ dệt tài hoa. Anh dệt giỏi, lại khoẻ, lại nhanh. Cảnh Lạp ngồi dệt lụa đã được Tô Hoài miêu tả cô thể và chi tiết “Lạp móc thoi, chúm miệng hót sợi tơ đầu suốt qua lỗ thoi, ném con thoi thoắt vào rồi lại cắm cói, băm bổ trước cái vỏ khổ nhoay nhoáy đưa ra đẩy vào trên mặt lụa mới tinh, mềm nhũn, mỗi lóc một dầy lên” [19, 587]. Mét loạt những từ ngữ nghề nghiệp: thoi, sợi tơ đầu suốt, lỗ thoi, ném
con thoi, mặt lụa, đã giúp nhà văn tái hiện sinh động cảnh Lạp đang ngồi dệt
vải với những động tác chính xác, nhanh nhẹn của một người thợ dệt lành nghề, khÐo léo và tài hoa.
Tiểu thuyết Ba người khác viết về cuộc cách mạng cải cách ruộng đất, Tô Hoài đã sử dụng một loạt những từ thông dụng trong cuộc cách mạng ngày Êy nào chuỗi rễ, cách bắt rễ, xâu chuỗi, nào tố khổ, nào họp đội, kể
khổ, đấu tè, họp nông hội, chia quả thực v.v... Đây là lời trần thuật của nhân
vật Bối về những hoạt động của đội cải cách. “Theo kế hoạch chung, tối nào còng họp tổ nông hội, họp thôn kể khổ, đôi khi đấu cả địa chủ đã chết tới sáng. Phải soi mói cùng kiệt, không để lọt lưới. Bố mẹ nhà địa xuống âm phủ đã tám hoánh thì moi lên đấu bóng, đấu cho tăng căm thù đón ngày mít tinh xoá bá giai cấp địa chủ toàn xã” [23,117]. Mét loạt những từ ngữ chuyên dùng trong cuộc cách mạng cải cách ruộng đất đã được vận dụng và sử dụng linh hoạt tạo dựng lại không khí sinh động trong bối cảnh xã hội và thực tế lúc bấy giê.
Vận dụng ngôn ngữ nghề nghiệp và sử dụng rất linh hoạt trong tác phẩm của mình điều đó đã giúp cho độc giả thấy rõ công phu học chữ và thâm nhập vào thực tế của Tô Hoài. Nhờ vốn từ nghề nghiệp phong phó, Tô Hoài đã miêu tả lại sinh động hấp dẫn những cảnh sinh hoạt, lao động của một làng
nghề, một địa phương hay tái hiện chân thực bối cảnh lịch sử của một thời đã qua.
4.2.2.2. Từ ngữ thông tục
Từ thông tục là từ khi phát ngôn “phù hợp với trình độ của quần chúng
đông đảo, dễ tiếp thu” trong đó có những từ được dùng “quá thông thường, tự nhiên, thuộc từ ngữ chỉ quen dùng trong líp gọi là “kém văn hoá ”mà người ta có thể gọi là từ thông tục” [51,920]. Như vậy, từ ngữ thông tục là những từ được dùng trong đời sống sinh hoạt, trong môi trường giao tiếp hàng ngày của líp người bình dân. Từ thông tục có hai cấp độ. Một là những từ sử dụng thông thường mà quần chúng dễ hiểu dễ tiếp thu; hai là những từ ngữ thô lỗ tục tằn chỉ dùng trong lời nói miệng thoải mái. Cả hai cấp độ này thường xuất hiện trong môi trường giao tiếp dân dã đời thường.
Từ ngữ thông tục được khá nhiều các nhà văn dùng làm phương tiện sáng tạo nghệ thuật đặc biệt các nhà văn thuộc dòng văn học phê phán như Nam Cao, Vũ Trọng Phông. Khảo sát tiểu thuyết của Tô Hoài, chúng tôi thấy từ ngữ thông tục được sử dụng khá phổ biến. Trung bình ở tác phẩm Quê người
là 6,5 từ trên một trang văn bản, ở Mười năm là 7,7 từ trên một trang, ở tiểu thuyết Ba người khác mật độ sử dụng còn nhiều hơn nữa 8,8 từ trên một trang. Việc sử dụng từ ngữ thông tục tạo mối quan hệ thân mật suồng sã trong giao tiếp hoặc để tham gia khắc họa tính cách nhân vật với những phẩm chất, thãi tật tạo Ên tượng khó quên. Từ ngữ thông tục trong tiểu thuyết của Tô Hoài có tính ổn định, có nét sáng tạo góp phần thể hiện phong cách nhà văn.
Ở Nguyễn Tuân, từ ngữ thường được ông trau chuốt trở nên sang trọng, cầu kì, độc đáo, còn Tô Hoài từ ngữ bình dị dân dã gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người lao động. Chỉ kể đÕ nghệ thuật sử dụng đại từ nhân xưng của Tô Hoài ta cũng có thể thấy rõ điều này. Khi thân mật thì gọi nhân vật là
bác, thím, chó, cô, cậu. Khi bực bội giận dữ thì gọi là con đĩ dại, thằng mất dạy, khèn nạn. Khi tá ý coi thường: con ranh, thằng trẻ ranh, nứt mắt, ngữ Êy.
Thế giới nhân vật của Tô Hoài là thế giới của những nhân vật bình dị đời thường. Phẩm chất thãi tật đều thể hiện tự nhiên trong môi trường lao động sinh hoạt của họ. Miêu tả cuộc sống của Hời sau ngày có vợ, nhà văn viết “người ta cố kỉnh làm ăn cho người ta cũng khác. Trước kia Hời Ýt khi đầu
tắt mặt tối nh thế. Cơm ngữ, dệt thuê lấy tiền tấm, anh làm phải chăng, có
chõng [19, 442].
Từ “cố kỉnh” chỉ đức tính chịu thương chịu khó của Hời. Đoạn văn có bèn câu, tác giả sử dông một thành ngữ, ba từ thông dụng để nói về công việc làm ăn của người thợ thủ công nghèo.
Khi đặc tả thãi hư tật xấu trong con người, hệ thống từ ngữ thông tục cũng tỏ ra có hiệu quả. Từ đoảng là từ rất thông dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày thường dùng để chê bai những người “chẳng được việc gì cả thường do quá vông về lơ đễnh” [51,329]. Ở tiểu thuyết của Tô Hoài, ông dùng từ đoảng để nêu tính cách của những cô gái mới lớn. Khi Ngây bị kẻ xấu dán giấy bêu xấu ngoài cửa đình, dân làng bàn tán: “Con gái mà không có mẹ là chóa đoảng” [19,369]; khi Lụa giận dỗi cãi nhau với chồng bỏ về nhà cha mẹ đẻ, Ngây lên nhà ông Thủ Dân tìm Lụa, ông thủ Dân biết tin phân bua víi Ngây: “Chết thật! Chết thật! Con bé đoảng đÕn điều là đoảng” [19 452].