Những nhân vật thường được khai thá cở “phần thấp kém” phần bản năng của con ngườ

Một phần của tài liệu phong cách tiểu thuyết tô hoài (Trang 57)

phần bản năng của con người

Trong văn học truyền thống và tiểu thuyết trước Tô Hoài, nhân vật thường được miêu tả với cái nhìn lí tưởng hoá của nhà văn. Đó là nàng Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du), Kiều Nguyệt Nga (Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu), là Mai (Nửa chõng xuân – Khái Hưng), chị Dậu (Tắt

đèn – Ngô Tất Tố)...Các nhân vật đó đều được miêu tả với nhiều phẩm chất

tốt đẹp. Đó là kiểu nhân vật lí tưởng mà nhà văn gửi gắm những ước mơ, khát vọng. Ở văn học thời chiến tranh (1945-1975), nhân vật thường chia hai tuyến nhân vật chính nghĩa - phi nghĩa, ta - địch... đối lập, tương phản gay gắt. Cảm hứng sử thi đã chi phối khiến cho các nhà văn đều tập trung xây dựng lên những nhân vật mang đậm vẻ đẹp và những phẩm chất lí tưởng. Nhân vật chính diện thường được miêu tả với những phẩm chất tốt đẹp, thậm chí họ còn như được “bao bọc trong bầu không khí vô trùng” [40, 215], còn

nhân vật phản diện hầu như ngược lại toàn những kẻ độc ác, xấu xa, thấp hèn v.v...

“Quan niệm con người là con người” [44,120] đã khiến Tô Hoài nhìn nhận và miêu tả nhân vật với tất cả sự chân thực như con người vốn sống thật ở đời: cả những đức tính tốt cũng như những thãi xấu. Thế nhưng, nhìn thấy “phần thấp”, phần bản năng, những hạn chế, thãi tật của con người dường như là một hướng khai thác, một nét riêng trong cách cảm nhận, khám phá con người và đời sống của Tô Hoài. Nét phong cách này ta bắt gặp cả trong, truyện ngắn, truyện dài và đặc biệt là trong hồi kí của ông.

Những người phụ nữ thôn quê trong trang viết của Tô Hoài là những con người chăm chỉ, cần mẫn, luôn chăm lo cho cuộc sống gia đình, nhưng dường như ở họ có một thãi tật khá phổ biến Êy là thãi ngoa ngoắt, lắm điều. Đó là bà Ba trong Quê người có tài chửi. “Bà có thể trồng cây chuối ngược mà chửi suốt tháng” [19,510]; là bà Thủ Dân với thãi tật lẩm cẩm cứ “ngồi ở nhà một mình liền kể lể chửi bới râm ran cả lên” [19,460]. Thãi lắm điều, nói dai của các bà, các chị nhiều khi là nguyên nhân bùng phát của những vụ cãi nhau, chửi nhau làm sứt mẻ tình cảm xóm giềng, tình cảm vợ chồng. Vợ chồng Thoại - Bướm đánh nhau chiều tối đêm ba mươi Tết cũng bởi anh chồng không đòi được nợ, người vợ “nhai nhải ray rứt những lời như đóng đinh vào tai chồng” [19,510].

Ăn vạ, nằm vạ cũng là thãi tật quen thuộc của những người dân ở nông thôn. Thãi tật này cũng đã được các nhà văn như Nam Cao, Bùi Hiển đều mô tả trong những truyện ngắn độc đáo, đặc sắc của mình. Tô Hoài cũng tái hiện lại chân thực thãi tật này trong Quê người. Khi thấy thằng Sự cõng cha lên phủ trình quan về việc anh trai mình đánh người, bà Ba ngay lập tức “phăng phăng ra cửa, chạy thẳng xuống nhà ông Thủ Dân, bà gào lên mấy tiếng: “Èi làng nước ôi! Bè con thằng Thủ Dân đánh chết tôi”, rồi bà nằm phục xuống, quằn quại. Đầu tóc bà rò rượi ra (...) y như một cái xác chết” [19,464- 465].

Thãi nằm vạ đã được những người dân quê sử dông trong những tình huống bất lợi cho mình như một thứ “vũ khí” để khèng chế tinh thần của “đối phương” trong những cuộc giao tranh đang không có hồi kết.

Nếu thãi tật phổ biến của những người phụ nữ nông dân là lắm điều, ngoa ngoắt thì thãi tật phổ biến của đàn ông là nát rượu, nóng nảy, đánh chửi nhau, đánh vợ, đánh con. Ông Nhiêu Thục buồn vì gia cảnh: vợ chết, thằng trưởng Khiếu hư háng, bè con từ nhau, ông trở thành nát rượu. Khi Ngây bị kẻ xấu đặt vè bêu riếu, ông đã mượn chén để dạy con. Ông Thủ Dân khi biết tin con gái giận chồng, bá về nhà, ông cũng lại đi uống rượu để rồi “Tay phải ông móc vào gáy áo Lụa, tay trái ông cầm con dao phay rộng bản và giơ cao lên (...) áp giải con gái sang tận nhà thông gia” [19,454-455]. Anh chàng Thoại, chăm chỉ, cần mẫn, chăm lo cho hạnh phóc gia đình nhưng cũng là người nỏng nảy, không kiềm chế nổi trước những lời ray dứt nhai nhải của vợ cũng nổi xung lên, cục cằn đánh vợ. Những khó khăn, túng thiếu, ở cuộc đời khiến cho những thãi tật của những người dân quê đôi khi lấn át cả những phẩm chất tốt đẹp.

Ngòi bót của Tô Hoài không chỉ mô tả đậm nét và sắc sảo những hạn chế của con người, mà còn mô tả cả những thãi tật nhếch nhác ở một số nhân vật Nhà văn không ngần ngại đưa lên trang viết những thãi tật, những cái nhem nhuốc trong đời sống sinh hoạt của những người dân thôn quê. Miêu tả những thãi tật của họ, Tô Hoài không bêu xấu họ mà là phản ánh cuộc sống đầy đủ hơn trọn vẹn hơn, bởi cuộc sống đích thực bao giê chả có nỗi vui buồn, tốt xấu đan xen. Có lẽ quan niệm về cuộc sống giản dị như vậy nên trong Quê người, ngòi bót của Tô Hoài đã nhiều lần viết về những đám đánh nhau, chửi

bới, ăn trém ... của những con người ở thôn quê.

Khi các nhà văn hiện thùc như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phông, Ngô Tất Tè, Nam Cao... sáng tạo và xây dựng những nhân vật điển hình và bất hủ thì Tô Hoài vẫn chỉ viết về những con người bình thường quen thuộc, mà ta có thể bắt gặp ở bất kì một làng quê nào ở nông thôn Việt Nam với tất

cả những phẩm chất và cá tính, thãi tật. Có thể nói, đây chÝnh là một cách xây dựng nhân vật, một cách phản ánh hiện thực của Tô Hoài.

Sau cách mạng tháng Tám, nền văn học Việt Nam phát triển theo khuynh hướng sử thi. Các nhà văn thường xây dựng những nhân vật cách mạng với những vẻ đẹp mang tính lí tưởng. Tiểu thuyết Mười năm cũng viết về những con người cách mạng và quần chúng cách mạng nhưng Tô Hoài không hề che đậy những phương diện đời thường, thậm chí những phần bản năng trong con người họ. Lê sôi nổi, hăng hái tham gia hoạt động nhưng anh đã không Ýt lần đánh lại bố. Chóc- người tù chính trị phạm bị quản thúc về làng lúc nào cũng nhăn nhã, thèm ăn, thèm gái, bị đòn đánh ghen đến chảy máu đầu. An béc lé tư tưởng cầu an, cơ hội của kẻ hèn nhát. Ba tham gia hoạt động cách mạng song những ngày đói kém, Ba đã đi ăn trộm và bị bắt, bị gọt gáy. Chị Hai Tâm tháo vát, đảm đang nhưng người phụ nữ trẻ đẹp và goá chồng này nhiều lóc cũng tỏ ra rất lả lơi. Sau một thời gian bá mẹ chồng và con nhỏ trèn đi theo Khiết, chị Hai Tâm đã trở về làng Hạ trong vai người phụ nữ đã giác ngộ cách mạng, tích cực tham gia những hoạt động trừ việt gian, kêu gọi dân làng đi bắt bọn phản động, phá kho thóc. Cứ nh thế, song hành trên những trang viết của Tô Hoài là cái tốt đẹp đan xen với những cái bình thường, thậm chí tầm thường của các nhân vật. Nhân vật của Tô Hoài không phải là nhân vật mà chúng ta tôn sùng, ngưỡng mộ mà trở nên hết sức gần gũi quen thuộc. Miêu tả nhân vật không xuôi chiều như thế chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi, trách nhiệm của nhà văn trước con người và cuộc sống.

Nhìn nhận miêu tả con người trong cuộc sống đời thường, nhấn mạnh đến những thãi tật nhếch nhác, nhem nhọ ở mỗi con người đã trở thành một phạm vi khai thác hiện thực, một “ngón nghề” của Tô Hoài. NÐt phong cách này không chỉ thể hiện trong tiểu thuyết viết ở thời kì đầu mà ổn định nhất quán và càng ngày càng đậm nét hơn ở những tác phẩm viết sau thời kì đổi mới nhất là ở hồi kí Cát bụi chân ai, đặc biệt ở tiểu thuyết Ba người khác.

Trong Ba người khác, Tô Hoài đã đi sâu miêu tả những cá tính, thãi tật của các anh đội. Nhân vật Bối được miêu tả với nhiều thãi tật, nhiều hành động mang tính chất bản năng. Đi cải cách, Bối luôn tìm cách ăn vông, thậm chí ăn cắp để thoả mãn những nhu cầu bản năng Êy của mình. Nhà văn đã đặc tả lại một hành động của Bối khi quá bữa “bụng réo rong róc, mắt nảy đom đóm, hai bàn tay toát mồ hôi lạnh. Cứ từng cơn thế, người nh lả dần”. Vô tình phát hiện ra chiếc ba lô trước mặt mình có giấu gói bánh đúc, chẳng cần biết là ba lô của ai, Bối “luồn tay dưới đáy ba lô thó luôn cả gói” [23,21]. Không chịu đói, Bối luôn tìm cách ăn vông. “Mỗi hôm đi họp đội, tôi lại tạt vào chợ, vào quán mua kẹo, bánh đa ướt, có khi lùa vội bát bánh đúc chan canh cua. Chỉ cốt trông trước trông sau, không để ai nhìn thấy thôi” [23,43- 44].

Không chỉ ăn cắp, ăn vông, các anh đội còn là những kẻ dốt nát, dối trá, ham mê thành tích. Đội trưởng Cự đã gửi trả lên đoàn cấp trên hai người có trình độ học vấn cao bởi vì: “chỉ cần người chữ nghĩa Ìng Ìng. Học nhiều chỉ tài nói không tài làm, xuống xã chỉ tổ vướng chân (...) học lắm chỉ lí sự cùn” [23,70]. Cái dốt nát của các anh đội thể hiện rõ nhất khi chỉ đạo những người nông dân trồng lúa thần kì. Khi thấy chân lúa chen nhau, thân nóng hầm hập bốc hơi Bối đã nghĩ ra cách đơn giản và ngô nghê đem quạt thóc ra quạt cho lúa vì “lúa nóng quá. Nó còng nh người Êy mà, phải quạt cho nó hạ hoả” [23,170] .

Không chỉ miêu tả sự kém cỏi, dốt nát của các anh đội, Ba người khác còn nói nhiều đến những nhu cầu sinh hoạt mang tính chất bản năng của các anh đội và các cô gái dân quân. Những cảnh hoang dâm quần dâm diễn ra liên tục. Miêu tả con người với những góc khuất lấp, những nhu cầu bản năng, không phải là cách khai thác riêng của Tô Hoài mà đó cũng là xu hướng chung của các nhà văn sau thời đổi mới. Nhưng dừng lại và khai thác những mặt tối và khất lấp trong mỗi con người lại trở thành một đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết của Tô Hoài. Điều đáng chú ý là đặc điểm này đã có ngay từ

những tiểu thuyết khi nhà văn mới “trình làng”, ổn định và lặp lại ở những tiểu thuyết viết trong thời kì chiến tranh cho đến tiểu thuyết gần đây nhất của ông. Có thể nói quan niệm con người đời thường đã chi phối nhà văn, tạo nên cách xây dựng nhân vật và trở thành một nét phong cách trong tiểu thuyết của Tô Hoài.

Một phần của tài liệu phong cách tiểu thuyết tô hoài (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w