Trần thuật khách quan là một phương thức trần thuật quen thuộc mang
tính chất truyền thống. Ở quan điểm trần thuật khách quan, người kể chuyện đứng ở bên ngoài, ngòi bót của anh ta ghi lại một cách vô tư khách quan những gì lọt vào mắt vào tai, những gì mà anh ta chứng kiến. Ở kiểu trần thuật này, chủ thể trần thuật đứng ở ngôi thứ ba quan sát, miêu tả, kể lại cuộc sống do đó tạo được cho câu chuyện tính khách quan làm tăng độ chân thực và thuyết phục đối với độc giả. Trần thuật khách quan được sử dụng khá phổ biến từ những tác phẩm thời anh hùng ca thời cổ đại đến những tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết thế sự sau này.
Trần thuật khách quan được nhiều nhà văn hiện thực sử dụng. Tuy nhiên do cá tính sáng tạo, do quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn khác nhau nên cách trần thuật của mỗi nhà văn lại có những sắc thái riêng, tạo nên những phong cách riêng cho những cây bót lớn. Vò Trọng Phông có lối trần thuật tỉnh bơ mà mỉa mai, cay độc, Nam Cao thì khách quan lạnh lùng, chua chát tàn nhẫn, Tô Hoài thì trần thuật khách quan, hồn nhiên, dí dám. Trong tiểu thuyết của Tô Hoài, trần thuật khách quan được sử dông phổ biến. Quê người, Mười năm đều được viết theo quan điểm trần thuật này. Chọn vị trí trần thuật khách
quan, Tô Hoài đã tạo ra được một khoảng cách thích hợp để miêu tả cuộc sống đúng nh nã đang diễn ra hàng ngày với tất cả mọi nỗi vui buồn.
Trong tiểu thuyết Quê người, từ điểm nhìn khách quan, nhà văn mô tả
chân thực sinh động cuộc sống ở vùng quê, từ những cảnh hội hè đình đám, sinh hoạt đời thường đến cảnh làng quê sa sút lụi tàn, cảnh thiếu thốn, đói rách đè nặng lên mỗi gia đình, mỗi cuộc đời, nề nếp, phong tục tập quán của làng quê bị vi phạm. Ở phương thức trần thuật khách quan, nhà văn đóng vai là một người bên ngoài câu chuyện kể về các sù việc xảy ra một cách điềm
đạm. Dưới ống kính trần thuật của nhà văn, cảnh đám hội, những đêm hát chèo diễn ra tưng bõng náo nức; đám cưới của Hời- Ngây rén rã sắc màu; đám cháy nhà thì thật là hỗn loạn; những đám đánh nhau, chửi rao được mô tả một cách tỉ mỉ sống động. Quan điểm trần thuật khách quan, gióp Tô Hoài mô tả chân thực và sống động những phong tục, tập quán sinh hoạt, ở một vùng nông thôn quen thuộc.
Ở Mười năm, Tô Hoài vẫn sử dụng lối trần thuật khách quan để mô tả cuộc sống của vùng quê ngoại thành Hà Nội. Ngòi bót của nhà văn ghi lại sự thay đổi của quê hương từ những ngày sôi nổi mít tinh chống thuế, lập Hội ái hữu thợ dệt của những thanh niên trẻ, khoẻ, đầy háo hức đến với cách mạng, cho đến nạn đói kinh hoàng năm 1945 chết vãn cả làng.
Với quan điểm trần thuật khách quan, Tô Hoài đã đóng vai người đứng ngoài cuộc mà quan sát và phản ánh cuộc sống của làng quê. Cã những cảnh đầm Êm yên vui, có những ngày lễ hội tưng bõng, rén rã, và cả những nỗi lo toan trĩu nặng. Cã những ngày sôi nổi và những ngày u ám, tăm tối của nạn đói hoành hành. Trần thuật khách quan được Tô Hoài lùa chọn sử dông nh mét kiểu trần thuật chính trong tiểu thuyết của ông. Mặc dù chọn trần thuật khách quan, nhưng người trần thuật không hoàn toàn lạnh lùng. Trong tác phẩm bằng cách này hay cách khác, khi trực tiếp lúc gián tiếp, chủ thể trần thuật vẫn khéo léo bộc lé cảm xúc của mình trước những sự việc mà mình mô tả.
Quan điểm trần thuật khách quan rất phù hợp với sở trường của Tô Hoài vì nhà văn thiên về mô tả những cảnh đời bình dị như cuộc sống diễn ra thường nhật. Từ điểm nhìn khách quan, nhà văn đã tái hiện chân thực và sinh động cuộc sống và con người ở quê hương.