Đặt nhân vật trong môi trường lao động, sinh hoạt đời thường

Một phần của tài liệu phong cách tiểu thuyết tô hoài (Trang 62)

cách xây dựng nhân vật và trở thành một nét phong cách trong tiểu thuyết của Tô Hoài.

3.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.3.1. Đặt nhân vật trong môi trường lao động, sinh hoạt đời thường thường

Các nhà văn hiện thực thường xây dựng nhân vật trong những mâu thuẫn giai cấp, xung đột căng thẳng. Ngược lại, Tô Hoài Ýt xây dựng nhân vật trong đối kháng giai cấp, nhân vật của ông sống trong những làng quê bình dị, sinh hoạt lao động bươn trải nhọc nhằn. Đặt nhân vật vào trong môi trường sinh hoạt lao động đời thường, phẩm chất cá tính thãi tật của nhân vật được bộc lé rõ. Tô Hoài đã từng bộc lé quan niệm của mình: “Tôi cho rằng câu chuyện và nhân vật phải luôn được bao bọc và ảnh hưởng qua lại với phong tục tập quán, nghề nghiệp và quan hệ từ gia đình ra ngoài xã hội” [67,564].

Cả tiểu thuyết Quê người và Mười năm của Tô Hoài đều viết về những con người ở làng thủ công ngoại thành Hà Nội, đó là những con người cùng làm nghề dệt lụa quay tơ. Những nhà khá giả thì sắm được vài ba khung cửi, người nghèo thì sống bằng nghề đi dệt cửi thuê. Trong sinh hoạt, lao động, nhân vật bộc lé rõ tính cách, cái hay cái dở của mình. Đó là vợ chồng anh Hời cần mẫn chăm chỉ làm ăn, cả hai vợ chồng đều chăm chút, vun đắp cho cho cái gia đình nhỏ bé của họ. “Hời dệt ngày dệt đêm, rất chịu khó chăm chỉ. Ăn cơm xong, chàng vào khung cửi. Hễ có việc phải đi đâu, anh chạy cung cúc để về cho chóng. Dễ đến cả phiên chợ, anh không bước chân ra tới đầu xóm” [19, 442]. Những con người chịu thương chịu khó nh vợ chồng Hời là những hình ảnh quen thuộc về người dân lao động. Họ luôn có ý thức chăm lo vun đắp xây dựng cuộc sống gia đình. Đặt nhân vật vào trong môi trường sinh hoạt

và lao động đời thường, Tô Hoài có thể đi sâu vào thể hiện những tâm tư ước vọng và lối sống đẹp đẽ của người dân lao động. Đó là ông Nhượng căn cơ, chi chót. “Mỗi khi ông ra ngõ, thấy có sợi tơ vương ở bụi cúc tần, ông cũng vội chạy ngay về nhà, lấy cái lồng ra quay sợi tơ vào ống” [19,403]. Căn cơ, vun vén đến vậy nhưng ông là người chú có trách nhiệm với cháu, với chị dâu. Anh trai mất sớm, chị dâu và các cháu nghèo túng khó khăn. Khi bà Vạng mới ngỏ lời định hỏi vợ cho Hời, ông đã giục chị dâu: “Bà cứ lo đi, tôi chả có nhưng còng xin giúp đỡ cháu Ýt nhiều” [19,405]. Tình nghĩa và tấm lòng thơm thảo của ông thể hiện truyền thống tốt đẹp giàu tình nghĩa của người Việt Nam.

Đặt nhân vật vào trong môi trường lao động, sinh hoạt, và các mối quan hệ đời thường, nhân vật của Tô Hoài hiện lên đậm nét, chân thực mà gần gũi. Ở Quê người, ta gặp bao cảnh sinh hoạt quen thuộc của làng quê với bao mối quan hệ gia đình, làng xóm. Cảnh hội hè đình đám đông vui, nhén nhịp, tưng bõng, cảnh trai gái trêu ghẹo, bêu xấu, đánh nhau, cảnh ngoại tình, cảnh ăn vạ, những mối quan hệ bạn bè, thông gia, làng xóm... Đó là môi trường để cho nhân vật của Tô Hoài xuất hiện và bộc lé bản chất của mình. Cảnh ngộ của ông Nhiêu Thục thật Ðo le, khèn khổ, cơ cực: vợ chết sớm, ông gà trống nuôi con, thằng Trưởng Khiếu hư háng, cha con từ nhau. Ông chỉ còn dồn hết tình thương yêu cho thằng Toản thì nã lại hoá rồ. Cái nhà- gia sản cả một đời ông làm lụng, vun vén gây dùng cho con cháu giê chỉ còn hai chiếc cột cháy đen. Bà Ba thương anh, thương cháu nhưng cũng là người đàn bà thật ngoa ngoắt lắm điều, tài chửi rao của bà thì quả thực có một không hai. Thoại thương yêu, chăm lo cho vợ con nhưng cũng thật nỏng nảy cục cằn... Nhân vật trong Quê người hiện lên trong các tình huống, trong các quan hệ, các tình cảnh khác nhau sống động nhiều chiều.

Trong Mười năm, những nhân vật tích cực vẫn được đặt trong môi trường sinh hoạt lao động với những bươn trải nhọc nhằn. Lê, Lạp, Trung, Ba dù có

ham mê hăng say hoạt động bao nhiêu vẫn phải lo dệt cửi kiếm sống. Nhà văn đã ghi lại những suy nghĩ của Lạp “Cũng nh mọi anh em khác, phải nghĩ. Cơm áo và sự hoạt động. Làm thế nào? Ăn vào đâu? Ở vào đâu? (...) Con trai nhín như Lạp đã phải tự kiếm từ lâu rồi. Mấy hôm nay bỏ cửi, không có tiền. Lạp ăn vạ vật (...). Ngày mai chưa biết trông vào đâu” [19, 581].

Sau ngày đất nước thống nhất, khuynh hướng phi sử thi hoá bắt đầu xuất hiện trong văn học. Nhân vật trong văn học bây giê không phải là những con người anh hùng, những con người lí tưởng, hoàn thiện, hoàn mĩ mà là những con người được khai thác ở phương diện đời thường: tẻ nhạt tầm thường, thùc dụng và không hiếm những nhân vật sa đoạ đồi bại. Ba người khác được viết

trong không khí cởi mở của những ngày sau thời kì đổi mới. Tác phẩm được viết xong năm 1992 nhưng mãi đến năm 2006 mới được xuất bản lần đầu tiên. Cái hiện thực ảm đạm, kinh hoàng trong cải cách ruộng đất một thời mà các cây bót của nền văn học ta phải né tránh đã được tái hiện lại chân thùc, sinh động qua những trang viết của Tô Hoài. Ba nhân vật Cự, Bối, Đình có uy quyền “nhất đội nhì giêi” trong cuộc cải cách ruộng đất, được Tô Hoài miêu tả và khắc hoạ trong môi trường công việc và sinh hoạt đời thường của họ. Chỉ mô tả cách sống và quan hệ giữa các anh đội với nhau, quan hệ giữa các anh đội với rễ chuỗi v.v...Tô Hoài đã cho người đọc thấy được bản chất của những người khoác áo cán bộ cách mạng. Có thể nói, ở Ba người khác Tô Hoài vẫn phát huy cách xây dựng nhân vật theo cách riêng của mình. Bản chất nhân vật được béc lé rõ qua công việc và sinh hoạt đời thường. Biết tính Cự nóng nảy, hám thành tích, Bối sợ và luôn lo cách đối phó với Cự. Biết rõ Cự chỉ là kẻ “đạo đức giả” nhưng Bối sẵn sàng thoả hiệp với Cự như một đội viên sẵn sàng phục tùng mệnh lệnh của cấp trên. Sợ vậy nhưng Bối vẫn làm liều. Chỉ rình cơ hội để ăn vông và làm những trò bậy bạ. Cho dù Bối có nhiều tật xấu nhưng thằng Vách đã nhận xét là Bối “cũng còn chơi được, chưa đểu bằng thằng đội Cự” [23, 219].

Đội trưởng Cù Bề ngoài tỏ ra quyết đoán, năng nổ xông xáo trong mọi công việc vì thành tích chung của cả đội nhưng thực chất Cự chỉ vì cá nhân mình. Là người nóng nảy, cục cằn và cũng như Bối, như Đình, Cự còng hoang dâm vô độ. Khi Cù thay đổi phân công Bối sang ở nhà khác để “tớ lên đây ốp việc. Có thế mới kịp (...) nếu không thì vì cậu mà cả đội chạy bét”, ban đầu Bối tưởng mình “lúc nguy nan được phù trợ, có mả cứu bần” nhưng ngay sau đó, Bối đã nhận ra rằng “con vợ dưới xóm Đìa nó tống đi cán bộ rồi, lên xóm Am nằm với cái Đơm, bây giê lại sang tòm tem cái Duyên. Chỉ thế ” [23,160]. Có thể nói đặt nhân vật vào môi trường lao động sinh hoạt thế sự, đời tư, Tô Hoài đã khắc hoạ đậm nét cá tính, phẩm chất, và cả những thãi tật của các nhân vật. Nhân vật của nhà văn vì thế mà sinh động gần gũi, chân thực, giàu sức sống.

Một phần của tài liệu phong cách tiểu thuyết tô hoài (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w