Để phản ánh cuộc sống chân thực phong phó, các nhà văn thường sử dụng phèi hợp nhiều quan điểm trần thuật. Một cách trần thuật hay được các nhà văn lùa chọn sử dụng đó là trần thuật theo quan điểm nhân vật. Ở đây,
người trần thuật xuất hiện trong vai một nhân vật vừa tham gia vào sù kiện biến cố của cốt truyện, vừa giữ vai trò dẫn dắt cốt truyện. Người trần thuật đã nhìn, suy nghĩ, nhận xét và kể bằng ngôn ngữ, giọng điệu, cảm xúc của chính nhân vật. Lối trần thuật này đã xoá bá khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật, điểm nhìn của nhân vật và người trần thuật đã hoàn làm một. Chọn cách trần thuật này dù là kể chuyện mình hay kể chuyện người, người trần thuật đều có điều kiện trực tiếp bày tỏ tình cảm thái độ suy nghĩ và cách đánh giá của mình. Tiểu thuyết Những ngày thơ Êu, Bỉ vá, (Nguyên Hồng) Sống mòn (Nam Cao) đều sử dụng lối trần thuật này. Với Nam Cao, trần thuật theo
quan điểm nhân vật đã trở thành lối trần thuật chủ đạo trong nhiều sáng tác của ông, lối trần thuật này rất phù hợp với việc Nam Cao đi sâu vào phân tích tâm lí nhân vật với bao nhiêu tâm trạng phức tạp. Trong Giông tố, Vũ Trọng
Phụng còng sử dụng quan điểm trần thuật theo nhân vật để tái hiện tâm trạng xót xa, tủi nhục, đau đớn của Mịch khi nằm ở nhà thương, nỗi đau đớn giằng xé của của Long trước biến cố của người yêu.
Tiểu thuyết của Tô Hoài, đan xen giữa lối trần thuật khách quan là sự trần thuật theo quan điểm của nhân vật. Trong tiểu thuyết Quê người, có lúc đang
trần thuật khách quan, người trần thuật lại chuyển sang nhìn sự việc theo con mắt, cách nhìn suy nghĩ của nhân vật. Đó là cảnh Tô Hoài miêu tả thái độ của Ngây khi bị kẻ xấu dán giấy đặt vÌ nói xấu bêu diếu ở cửa Đình: “Nàng chẳng dám đi ra ngõ, cả đến ở nhà, nàng còng cói mặt xuống đất, không muốn ngẩng lên nhìn ai. Đứa khèn nạn nào đã vu cho nàng, chẳng biết có ai cho nàng là oan uổng không” [19,376]. Câu thứ nhất vẫn là lời kể của người kể truyện, nhưng đến câu thứ hai, thứ ba thì lời người trần thuật đã chuyển sang ý nghĩ tâm trạng nỗi lòng của nhân vật. Rồi người trần thuật lại chuyển sang nhập vào vai ông Nhiêu Thục để nói lên suy nghĩ, tâm trạng của ông trước tình cảnh con gái bị kẻ xấu đặt điều. Sự chuyển dịch điểm nhìn từ trần thuật
khách quan sang điểm nhìn của nhân vật đã giúp nhà văn hé lé nỗi tủi hổ, đau xót của Ngây và ông Nhiêu Thục trước sự việc xảy ra.
Trong tiểu thuyết Quê người, Tô Hoài đã vận dông linh hoạt và đan xen, phối hợp dịch chuyển các điểm trần thuật khác nhau. Thông thường ban đầu truyện được trần thuật từ điểm nhìn khách quan nhưng trong quá trình trần thuật, sự trần thuật sẽ chuyển sang quan điểm của nhân vật để giúp nhà văn hé mở tâm tư nỗi lòng nhân vật. Tuy nhiên, ở Quê người trần thuật khách quan
vẫn chiếm vai trò chủ đạo của cuốn tiểu thuyết này vì nhân vật của Tô Hoài vẫn thiên về hành động hơn là nhân vật suy nghĩ nội tâm.
Trong tiểu thuyết Mười năm, Tô Hoài vẫn lùa chọn quan điểm trần thuật
khách quan để trần thuật những sự kiện và cuộc sống diễn ra ở làng Hạ. Người trần thuật vẫn giữ một khoảng cách nhất định để kể, tả sự việc một cách khách quan. Trong tác phẩm chỉ có một số Ýt dòng tác giả chuyển sang trần thuật theo quan điểm nhân vật như đoạn miêu tả suy nghĩ của Lê về Chúc; đoạn miêu tả suy nghĩ của mẹ An về cô con dâu. Tuy vậy, những đoạn trần thuật theo quan điểm nhân vật không nhiều. Trần thuật khách quan vẫn là cách trần thuật chính của Mười năm.
Ở tiểu thuyết Ba người khác, Tô Hoài đã sử dụng triệt để quan điểm trần thuật này. Trước Tô Hoài, đã có một số tác phẩm viết về đề tài cải cách ruộng đất nhưng các tác phẩm đó viết với tư thế là nạn nhân kể lại sự việc. Còn Tô Hoài chọn quan điểm trần thuật từ nhân vật Tôi - đội Bối, người trực tiếp tham gia cải cách ruộng đất, kẻ phạm tội trực tiếp kể vÒ mình và hai đồng đội của mình. Cách trần thuật này hấp dẫn lôi cuốn người đọc, khiến người đọc tin rằng đó là chuyện có thật bởi vì nhân vật tôi kể chuyện mình và những việc mắt thấy tai nghe, thậm chí những việc mà mình đã làm, điều đó tạo nên độ tin cậy của độc giả. Trần thuật theo quan điểm này, nhân vật Tôi đã dẫn dắt người đọc đi vào hậu trường của cuộc cách mạng long trời lở đất, những ngõ ngách của cuộc đời một cách cụ thể chi tiết, giúp cho người
đọc thấy được sù thật về cuộc cách mạng này. Nhân vật Tôi kể về bản thân mình, kể về đồng đội của mình thành thực như một lời tự thó về những sai lầm của chính bản thân, về nhận thức nông cạn, Êu trĩ, về những ham muốn tầm thường. Nhân vật Tôi chưa có nhiều trăn trở suy tư mà chỉ thuật lại những gì mình đã trải qua, đã chứng kiến và bộc lé cảm xúc thái độ một cách chõng mực trước những sự việc.
Khảo sát các tiểu thuyết Quê người, Mười năm, Ba người khác của Tô Hoài, chúng tôi thấy, nhà văn sử dụng linh hoạt các quan điểm trần thuật khác nhau. Dù lùa chọn quan điểm trần thuật nào thì tác phẩm của ông cũng phản ánh cuộc sống một cách chân thực, hấp dẫn, lôi cuốn đồng thời thể hiện trực tiếp thái độ tình cảm của mình: hóm hỉnh mà thông minh, nhẹ nhõm mà có sức nặng.