Giọng điệu dí dám

Một phần của tài liệu phong cách tiểu thuyết tô hoài (Trang 76)

Sáng tác nhiều cả về thể loại và số lượng tác phẩm theo quan điểm nghệ thuật của riêng mình nên sáng tác của Tô Hoài có chất giọng khá ổn định. Giọng điệu ở mỗi tác phẩm có sự khác nhau vÒ sắc thái nhưng nhìn chung Tô Hoài có chất giọng mang bản sắc riêng. Giọng khách quan, dí dám pha chút mỉa mai tinh quái là chất giọng chủ đạo. Bên cạnh đó, nhà văn còn sử dụng

nhiều chất giọng khác nhau làm nên tính đa giọng điệu trong ngôn ngữ trần thuật của tác giả.

Tiểu thuyết Quê người ghi lại cuộc sống của những người dân làng Nghĩa Đô với những phong tục tập quán từ bao đời. Đêm trăng sáng, những anh con trai sau khi dệt cửi tối lại tụ tập ở sân nhà Hời ngồi chơi vui, nói chuyện gẫu. Hời giục các bạn về để anh ta còn đi ngủ, nhưng khi mọi người đã về cả rồi anh ta lại mò mẫm sang xóm Giếng gặp người yêu. Giọng văn hóm hỉnh của Tô Hoài thể hiện qua cái chi tiết ông mô tả ý nghĩ của anh Hời “nhà rỗng tuyếch, việc cóc gì phải khoá mấy khiếc. Đứa nào có giỏi ăn trộm, vào khiêng biến ngay bà cụ đi mới là tài” [19,343]. Giọng văn hãm hỉnh của Tô Hoài còn béc lé qua lời kể, bình phẩm của người trần thuật “cái vừng trăng tròn vành vạnh đó như cũng mủm mỉm với Hời. Dáng hẳn ông trăng cười anh chàng mê gái đã khuya khoắt nh thế mà còn lầm lũi đi đến nơi hò hẹn” [19,343].

Đi sâu vào mô tả cuộc sống sinh hoạt đời thường của người lao động,Tô Hoài có điều kiện thể hiện thái độ, tình cảm của mình trước cuộc sống của người dân. Cuộc sống đời thường với bao điều vặt vãnh ùa vào những trang viết của Tô Hoài chân thực và sinh động. Cảnh bà Ba chửi rao “đứa nào ăn ráy ngứa miệng” bêu riếu cháu bà quả là có một không hai. Nhà văn kết thúc bằng lời bình luận dí dám “Kể bà chửi cũng hay thực (...) chắc có nhiều bà và nhiều cô con gái cố gắng nghe học lỏm lấy những câu hiểm hóc để nhỡ ra có bận nào chửi nhau với ai chăng” [19,374]. Từ điểm nhìn khách quan nhà văn mô tả những sự việc, nhưng qua những dòng miêu tả, nhận xét, nhà văn béc lé nụ cười dí dám, hóm hỉnh của mình. Cảnh ăn cỗ trong đám cưới Ngây được bình luận “là một cuộc xô xát dữ dội, đàn bà trẻ con cả xóm kéo đến ăn như trống đánh” [19,431]. Èn sau cảnh miêu tả là nụ cười hóm hỉnh và cái nhìn nhân hậu, cảm thông của nhà văn.

Cảm hứng đời thường và cái nhìn tinh quái khiến Tô Hoài không bao giê vơi cạn đi nguồn sáng tác. Đi vào đời thường, ngòi bót của Tô Hoài tìm được mảnh đất tươi tốt để phát huy cao độ tiếng cười dí dám, hóm hỉnh của mình. Chuyện ở bẩn của lão Lí Chi qua giọng văn Tô Hoài người đọc không thấy ghê sợ mà bật lên nô cười hóm hỉnh: “Mười mấy năm nay thì lão chừa tắm hẳn (...) một đôi khi ngồi nói chuyện với người ta, lão gãi gãi thường xoe được những viên đất to bằng hạt ngô nếp, lão co móng tay gẩy tách đi một cái” [19, 412]. Cái nhìn tinh quái giúp Tô Hoài nhìn và phát hiện ra những nhếch nhác của nhân vật. Và chỉ có viết về cuộc sống sinh hoạt đời thường thì Tô Hoài mới có thể có giọng điệu dí dám, hóm hỉnh, hài hước pha chút giễu cợt nh thế. Có thể thấy giọng điệu chủ đạo trong Quê người là giọng khách quan và

giọng điệu hóm hỉnh dí dám. Chất giọng này thường được biểu lé qua cách đánh giá sự việc bộc lé thái độ của nhà văn trước cuộc sống muôn mặt đời thường của người dân lao động. Chất giọng này trở thành phương tiện để nhà văn bộc lé tư tưởng ý đồ nghệ thuật của mình, tái hiện cuộc sống chân thực như nó vốn có .

Một phần của tài liệu phong cách tiểu thuyết tô hoài (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w