Miêu tả đời sống qua nhãn quan phong tục

Một phần của tài liệu phong cách tiểu thuyết tô hoài (Trang 32)

Phong tục là: “lề lối và thãi quen lâu đời của một địa phương hay của một

nước” [49,437]. Khi giới thiệu cuốn 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, tác giả Tân Việt còng viết: “Phong là nếp sống đã lan truyền rộng rãi. Tục là thãi quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt của xã hội” [69,8].

Nh vậy, phong tục là những biểu hiện liên quan về mặt tinh thần mang tính qui ước của một dân téc, một vùng, mét địa phương. Trải qua mét thời gian lâu dài, nã trở thành những thãi quen trong nếp sống, nếp nghĩ và tạo nên bản sắc riêng của từng dân téc, từng vùng, từng địa phương. Không phải ngẫu nhiên trong Bình Ngô đại cáo, khi khẳng định quyền độc lập của dân téc, Nguyễn Trãi còng nhấn mạnh đến yếu tố phong tục: “Phong tục Bắc Nam cũng khác” [62, 25].

Phong tục chính là một yếu tố tạo nên bản sắc riêng của một dân téc, một quốc gia. Quang Trung khi tiến quân ra Bắc đánh dẹp quân Thanh, đã từng truyền hịch cho ba quân: “đánh cho để dài tóc, đánh cho để răng đen”. Người anh hùng Yên Thế trong một bức thư gửi cho bọn xâm lược đã viết: “chúng tôi gắn bó với phong tục của đất nước chúng tôi. Chúng tôi không bao giê bỏ những phong tục Êy dù phải hi sinh cả tính mạng” [dẫn theo 44,124-125]. Nh vậy đằng sau phong tục chính là đặc trưng văn hoá của dân téc, là linh hồn của cả một cộng đồng. Nội dung của phong tục rất đa dạng và phong phó, nó gắn liền với mọi mặt của đời sống xã hội đặc biệt là trong đời sống hàng ngày và trong quan hệ cá nhân, gia đình, quê hương hiểu theo nghĩa hẹp.

Trong tiểu thuyết, việc thể hiện phong tục có ý nghĩa quan trọng. Đã là một phương diện hấp dẫn của thể văn này. Người đọc qua những trang sách biết được ở vùng Êy, dân téc Êy, thời Êy có những thãi quen, ăn mặc, nói năng vui chơi, giao tiếp ứng xử, lễ nghi... Tất cả tạo nên những màu sắc địa phương độc đáo. Văn học Việt Nam từ dân gian đến hiện đại nhiều tác phẩm đã thể hiện phong tục rất đậm nét. Nào tục ăn trầu, tục thờ cóng tổ tiên, dựng cây nêu ngày Tết, tục giải oan cho người chết. Trong văn học giai đoạn 1930- 1945, có cả một xu hướng viết về phong tục với các nhà văn Kim Lân, Bùi Hiển, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, song Tô Hoài vẫn nổi bật là một cây bót xuất sắc trên phương diện viết về phong tục.

* * *

Đặc điểm nổi bật trong những sáng tác của Tô Hoài là yếu tố phong tục rất đậm nét. Có thể nói, chất phong tục là một yếu tè làm nên giá trị đặc sắc và sức hấp dẫn của văn chương Tô Hoài, và tạo thành một nét phong cách trong tiểu thuyết của ông.

Mỗi mét nhà văn viết về phong tục dưới mét cách nhìn riêng. Nếu như Nguyễn Tuân cảm nhận phong tục trên góc độ những giá trị thẩm mĩ đặc sắc

với truyền thống văn hoá của líp nhà nho tài hoa tài tử, Kim Lân đến với những phong tục trong thó chơi tao nhã đồng quê, Bùi Hiển cảm nhận phong tục qua cuộc sống sinh hoạt làm ăn của những người dân chài lưới vùng biển, thì Tô Hoài cảm nhận phong tục trên mọi phương diện tự nhiên của nó, từ phong tục đẹp đến những hủ tục Êu trĩ. Hiện thực đời sống của những người dân quê trở nên sinh động qua những trang viết đậm đặc chất phong tục của Tô Hoài.

Trong Quê người, ta bắt gặp biết bao nhiêu là cảnh sinh hoạt tái hiện sinh động cuộc sống của người dân quê. Đó là cảnh những đêm trăng sáng đẹp đẽ, thơ mộng, đám trai gái tụ tập ngồi hát xướng và tán chuyện phiếm; cảnh làng vào hội mùa xuân, đêm hát chèo đông vui nhén nhịp, từ người lớn cho tới trẻ con ai ai cũng náo nức, hồ hởi; cảnh đám hỏi, đám cưới. Đám cưới của Hời và Ngây đẹp đẽ tưng bõng. Qua sự miêu tả của Tô Hoài, người đọc không chỉ thấy tường tận về đám cưới với cách trang phục của cô dâu, chú rể, mà còn thấy được không khí tấp nập và đông vui của đám cưới, đám rước dâu. Lúc đưa dâu, bà Ba “móc thắt lưng bao lấy ra mét phong giấy đỏ” [19,429], tặng cho Ngây, khi tiễn cháu về nhà chồng. Đó là những phong tục đẹp của người Việt Nam, của cha mẹ, những người thân giúp đỡ cho con, cháu chút vốn liếng khi con, cháu đi lấy chồng. Đó còn là cách xử thế của những người dân quê nghèo khổ mà giàu tình nghĩa. Nghe tin bà Vạng ốm, “người ta dập dìu kéo đến thăm” [19,524]. Những cách cư xử, việc làm giàu tình nghĩa Êy đã trở thành lối sống, phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam.

Không chỉ miêu tả những phong tục đẹp, ngòi bót của Tô Hoài còn tá ra sắc sảo khi miêu tả những hủ tục của những người dân quê. Ngô Tất Tố đã từng phơi bày những hủ tục quái gở, mọi rợ ở nông thôn trong Việc làng. Còn trong tiểu thuyết của Tô Hoài, những hủ tục ở nông thôn gắn liền với tâm lí, thãi quen trong sinh hoạt đời thường của người dân lao động. Đó là tục tảo hôn, chửi rao, đặt vè nói xấu nhau, cho vay lãi, đòi nợ, thãi lắm điều của

những người đàn bà ngoa ngoắt v.v... Lụa - cô gái mười tám đôi mươi tràn đầy sức sống lại bị cha mẹ đồng ý gả cho thằng Toản “một thằng oắt con” và không mấy ngày là vợ chồng không “hục hặc” với nhau [19, 456]. Đó là cách xử thế của bà Ba khi thấy cháu gái mình bị đặt điều vu cáo. Bà đã vác mõ đi chửi rao khắp làng. “Mỗi khi đi đến một ngã ba, bà đứng dừng lại. Bà gõ một hồi mõ rồi chắp tay ra sau lưng, bà cất tiếng réo một bài vừa chửi rủa (...) Mỗi một lần gõ mõ để dọn câu, bà lại có thể đổi ra đủ các thứ bài chửi khác nhau” [19,371]. Tiếng chửi của bà làm náo động cả xóm làng. Cảnh đánh chửi nhau, đánh nhau ở làng quê nào chả từng diễn ra. Bắt đầu chỉ là sự cãi vã giữa các cá nhân, nhưng những cuộc khẩu chiến không phân thắng bại Êy sẽ biến thành những cuộc Èu đả quyết liệt, kéo theo mọi thành viên trong gia đình. Trong Quê người, Tô Hoài mô tả khá nhiều đám chửi nhau, đánh nhau. Đó là cuộc cuộc chửi nhau, đánh nhau giữa bà Ba với bà Thủ Dân, cuộc đánh nhau giữa gia đình ông Nhiêu Thục với gia đình ông bà Thủ Dân, đám cãi nhau của ông Ba Cấn với ông Nhượng.

Những thãi quen trong tâm lí, cách ứng xử trong cuộc sống sinh hoạt của người dân cũng được đưa vào trong những trang viết của Tô Hoài khá sinh động. Đó là tục kiêng kem với người vừa sinh nở, là cảnh đuổi tà ma đến quấy nhiễu những đứa trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm, cảnh ăn vạ, cảnh lên đồng v.v... Ngay từ khi Tô Hoài mới cho ra đời cuốn truyện dài đầu tay, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã đánh giá: “Trong Quê người có rất nhiều thãi tục có thể là những tài liệu chân xác cho nhà xã hội học nào muốn khảo sát phong tục và sự tiến hoá của dân téc Việt Nam. Nào đám hội, đám cưới, đám ma, đám lên đồng, đám cháy; nào những cách nuôi trẻ, nuôi người ốm, dạy con, chữa bệnh, đuổi tà ma, đòi nợ; nào những thãi chửi rao, đánh nhau, nằm vạ, cho vay nặng lãi, đặt vè nói xấu nhau, rồi nào những tục ăn uống, chè chén cỗ bàn, kiêng kị, chia phe, chia cánh” [67,56]. Qua ngòi bót miêu tả của

Tô Hoài, những phong tôc của vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ đã được tái hiện lại thật chân thực, phong phó, với những trang viết hấp dẫn.

Cảm quan phong tục và con mắt quan sát sắc sảo của Tô Hoài đã làm sống dậy bao nhiêu phong tục tập quán của người dân của một miÒn quê. Nếu Bùi Hiển tỏ ra am hiểu phong tục sinh hoạt công việc làm ăn của người dân chài lưới vùng biển, Kim Lân am hiểu phong tục sinh hoạt văn hoá của người dân quê ở vùng Bắc Ninh, với những thó chơi trồng cây cảnh, chơi chim bồ câu, nuôi chã săn, chơi gà chọi v.v... thì Tô Hoài am hiểu con người, cuộc sống với các phong tục tập quán của một vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội.

Tô Hoài miêu tả phong tục bằng một cảm hứng khách quan tỉnh táo. Qua điểm nhìn phong tục, bức tranh đời sống của những người dân quê được miêu tả chân thực và sống động. Ông đưa vào tác phẩm những phong tục tập quán truyền thống của quê hương, những hiểu biết về cuộc sống của người dân trong những nghề nghiệp truyền thống quen thuộc, những lời ăn tiếng nói dân gian, bởi thế những trang viết của Tô Hoài mang phong vị và hương sắc riêng của đời sống, tâm hồn dân téc.

Ở tiểu thuyết Mười năm yếu tố phong tục không đậm nét nh trong Quê

người nhưng vẫn thể hiện tương đối rõ nét. Ở tác phẩm này, phong tục không

phải là tiêu điểm để khám phá, tuy vậy yếu tố phong tục vẫn thấp thoáng hiện lên trong những trang sách. Đó là cảnh tối tối, đám thanh niên tụ tập ở nhà ông Trương Ba - nét sinh hoạt của đời sống hàng ngày của thanh niên nông thôn, nhưng không phải để đàn hát hay tán chuyện phiếm mà để bàn chuyện chống thuế. Chiều chiều vÉn diễn ra cái cảnh quen thuộc: thợ tơ thợ cửi tô tập ở ngã ba đường mỗi buổi chiều phiên chợ lụa nghỉ dệt. Nhưng nay thì nơi “chợ người” quen thuộc Êy đã được đám thanh niên làng Hạ chọn làm địa điểm để nói chuyện thời sự, mít tinh. Những đêm hát chèo, cả sân đình đông nghịt. Con mắt phong tục của Tô Hoài đã nhìn thấy nếp sống sinh hoạt quen

thuộc bao đời của người dân quê giê đã thêm những cái mới lạ, không khí cách mạng đang được nhen nhúm để bùng lên các hoạt động cách mạng sôi nổi ở vùng quê.

Song song với việc mô tả những hoạt động cách mạng của đám thanh niên, Tô Hoài vẫn miêu tả những nét sinh hoạt của người dân quê. Tiếng chửi của bà cụ Đôi, lại cái tiếng chửi ngoa ngoắt, bài bản, có vần có điệu “có ngành, có ngọn” “về cái đứa đã rủ rê quyến rò (...) cái đứa đã cướp nàng dâu bà như chặt gãy cánh tay phải, chặt mất cái léc cái hoa, cái cần câu cơm của nhà bà” [19,618].

Ngòi bót của tác giả đi sâu vào miêu tả những phong tục quen thuộc. Đó cảnh An đi xem mặt vợ, cảnh đám cưới cô Hiền... Những trang miêu tả những cảnh sinh hoạt đời thường Êy cứ đi vào tác phẩm một cách tự nhiên, giúp nhà văn thể hiện cuộc sống chân thực và sinh động.

Trong tiểu thuyết Ba người khác, dÊu Ên phong tục bộc lé rõ qua những chi tiết sinh hoạt của người dân. Đó là nồi nước chè xanh hay nồi nước vối để tiếp khách, là thãi quen của những người dân quê mỗi khi đi làm đồng hay đi nắng về “uống nước ở ngoài vại, cái vại buộc cái mo cau hứng nước mưa” [23,27]. Đó là cái cảnh quen thuộc ở các nhà “cuối sân một chiếc hũ sứt hay chiếc chĩnh đội chiếc nón mê. Người đi làm đồng về được con cáy, hay tép thì ném vào cái hũ đã trộn lưng muối, vài tháng lại chắt ra làm cái mắm, thức chấm” [23,28]. Êy là thãi quen của những nhà nghèo mùa rét nằm ổ rơm hay ổ có lót lá chuối khô. Những ngày nông nhàn, người dân ra đồng bắt Õch, bắt rắn, bắt chuột về cải thiện. Ở nông thôn, những “nhà có máu mặt, con cái chỉ mười lăm mười bảy đã đút tiền hộ lại chữa sổ khai sinh, tăng tuổi sớm để ra làm trưởng bạ, làm thư kí hội đồng kì mục, rồi dần dần lên phó lí, lí trưởng, chánh phó hương hội, chánh phó tổng hàng phủ hàng huyện” [23,68], “hoặc cố gắng mua được cái tư văn, được ra văn chỉ điếu đóm các cụ khỏi bị xách nhiễu phu phen tạp dịch” [23, 41].

Dù không chủ ý khai thác phong tục vì cảm hứng trong tiểu thuyết Mười năm và Ba người khác là cảm hứng phân tích xã hội, nhưng con mắt phong

tục của Tô Hoài vẫn phát hiện ra những nét phong tục trong sinh hoạt đời thường. Chính những chi tiết mang dấu Ên phong tục đậm nét Êy khiến cho tác giả mô tả cuộc sống chân thực, sinh động. Có thể thấy dấu Ên phong tục vẫn là một đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết của Tô Hoài, tạo nên sức sống lâu dài cho tác phẩm của ông, và cũng tạo thành một nét phong cách độc đáo không thể trộn lẫn của nhà văn.

Một phần của tài liệu phong cách tiểu thuyết tô hoài (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w