Giọng điệu suồng sã tự nhiên

Một phần của tài liệu phong cách tiểu thuyết tô hoài (Trang 78)

Sáng tác nhiều đề tài, thể loại, nên giọng điệu trong tác phẩm của Tô Hoài

còng rất linh hoạt và biến đổi. Bên cạnh giọng điệu hóm hỉnh, mét giọng điệu nữa cũng khá nổi bật trong các tiểu thuyết của ông đó là giọng điệu suồng sã tự nhiên. Chất giọng suồng xã tự nhiên thể hiện qua việc nhà văn gọi tên nhân vật, qua lời kể về sự việc. Trong tiểu thuyết, Tô Hoài thường đặt nhân vật vào môi trường thế sự với những quan hệ tình cảm gia đình, họ mạc, làng xóm, tình yêu, tình bạn với quan hệ làm ăn sinh sống. Môi trường này khiÕn cho nhân vật bộc lé tình cảm, thái độ tự nhiên. Đây là cuộc trò chuyện của Ngây và Hời khi cùng Thoại, Bướm đi xem hội ở làng Thượng về. Ngây bảo Hời :

“ - Lúc nãy sợ quá. Mà sao suốt đám không thấy anh đâu? - Tôi nấp một chỗ. Thằng Khói làm gì đằng Êy, tôi cũng biết.

Ngây chạnh lòng, đấm vào lưng Hời một cái. Nếu ban ngày, chắc đã nhìn thấy nàng đỏ mặt. Nàng nói khẽ :

- Thằng tồi quá.

- Thế mới định dã cho nó một trận. - Nó biết mặt anh không?

- Biết.

- Nó thù thì chết. Hời vung gậy lên.

- Ngữ Êy thì làm gì nổi ai! - Em sợ lắm.

Hời cười:

- Sợ đếch gì !” [19, 366].

Có thể thấy trong đoạn văn ngắn này, Tô Hoài đã sử dụng cả một hệ thống những từ ngữ thông tục quen thuộc hàng ngày: đằng Êy, tồi quá, dã,

ngữ Êy, sợ đếch gì. Hệ thống từ ngữ này tạo nên giọng điệu dân dã, gần gòi,

tù nhiên trong cuộc trò chuyện. Lời nói của Ngây nhẹ nhàng nh mét lời giãi bày thổ lé tâm tình của một cô gái hiền lành, nhát sợ. Ngược lại, lời nói của Hời cao giọng với một loạt từ ngữ mang đậm phong cách khẩu ngữ thể hiện thãi sĩ diện ra oai thường tình của những chàng trai trước mặt người yêu. Viết về cuộc sống muôn mặt đời thường, giọng điệu suồng sã tự nhiên của Tô Hoài tỏ ra đắc địa hơn bất kì yếu tố nghệ thuật nào khác. Nhờ giọng điệu này mà từng hình ảnh của cuộc sống sinh hoạt, từng cá tính, thãi tật của mỗi người được bộc lé rõ, chân thực như cuộc sống vốn có ở ngoài đời.

Sau cách mạng tháng Tám, các cây bót đều cất cao giọng điệu hào hùng, hào sảng để ngợi ca đất nước, dân téc, Tô Hoài vẫn giữ con đường đi riêng của mình. Tái hiện lịch sử nhưng nhìn lịch sử qua lăng kính đời thường nên giọng điệu tự nhiên suồng sã vẫn là mét trong những giọng điệu nổi bật của

bàn chuyện chống thuế. Chống thuế là một việc làm nghiêm túc vậy mà giọng điệu suồng sã vẫn là giọng điệu bao trùm cả cuộc họp của đám thanh niên này: “Lê đã tức lắm, miệng bầm bập chực nói từ nãy. Cố nén nghe đến đấy thì khó chịu quá rồi. Lê nhỏm dậy, sấn sổ:

- Mày nói vậy thì chã nó cũng không ngửi được. Thế u mày vào nhà lí Dĩ đóng thuế, thì đóng cho ai, cho con chã à?

(...) Trong lúc Lê nói, cả lũ Lạp, Trung, Ba đã ngồi chồm hỗm lên nhìn Lê, như đợi Lê bật ra một câu gì nặng nữa cho hả. Chưa thấy Lê nói. Anh nào cũng liếm mép mấy lượt. Rồi có anh đánh một câu:

- Tiên sư những đứa khèn nạn thậm thọt vào nhà lí Dĩ ! An chạm phải gai, nhỏm dậy:

- Nếu không đi với chúng mày thì tao đến đây làm gì? Đứa nào thậm thọt? Thằng nào chửi mẹ ông thế? ” [19, 555].

Trong đoạn văn này, Tô Hoài đã sử dụng các từ ngữ thông dụng với mật độ dày đặc, tạo nên một giọng điệu suồng sã. Giọng điệu suồng sã Êy khiến cho cuộc họp mất đi tính chất trang nghiêm đồng thời cũng thể hiện rõ tính cách của các nhân vật. Lê nhiệt tình hăng hái thẳng thắn và nóng nảy, An nhát sợ luôn tính bài nước đôi. Cả đám đều bực mình trước thái đé nhát sợ và nước đôi của An. Giọng điệu Êy khiến cho trang viết của Tô Hoài thể hiện được cuộc sống với tất cả sự chân thực ngoài đời.

Sang thời kì đổi mới, giọng điệu suồng sã trở lại đậm nét hơn trong tiểu thuyết Ba người khác. Trong cuốn tiểu thuyết này, giọng điệu suồng sã không chỉ thể hiện qua những cuộc đối thoại giữa các anh đội mà còn thể hiện ngay trong lời trần thuật của tác giả.

Chất giọng suồng sã tự nhiên được đặt vào ngôn ngữ của nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật. Ngôn ngữ của các anh đội, đặc biệt ngôn ngữ của Cự và Đình, dù nói nói với đồng đội của mình trong cuộc họp hay lóc sinh hoạt đời thường đều là ngôn ngữ suồng sã, thậm chí thô tục. Đây là lời

nói của Cù với Bối trong cuộc họp báo cáo về tình hình công việc của đội “Cái rễ của cậu dùa chưa thối nhưng đã lung lay, vì cậu không phát động cho vùng lên được. Địa chủ Thìn đã bị bắt, thằng Diệc rễ cậu là rễ nhà nó. Cái con vợ đui què câm điếc kia là con nhà địa chủ Thìn. Thằng tá điền Diệc phải rước của nợ đi mà thằng địa chủ đểu cáng chỉ cho mượn hai miếng ruộng đầu đồng cuối đồng (...) cái thằng rễ không mở mồm vạch thằng bố vợ gian ác một câu thì ai còn dám nói. Thằng Diệc được bồi dưỡng thế nào mà vẫn là cái đụn rạ” [23, 85- 86]. Giọng điệu suồng sã, thô tục không thể hiện tính cách nóng nảy, cục cằn, thô lỗ của Cù, mà còn thể hiện uy quyền của Cự với đồng đội của mình và thái độ coi thường khinh miệt của Cự đối với những người nông dân nghèo bị các anh đội lấy lên làm rễ chuỗi.

Chất giọng suồng sã tự nhiên không chỉ xuất hiện trong lời đối thoại của các nhân vật mà còn là chất giọng của chính người trần thuật trong tác phẩm. Bên cạnh giọng trần thuật khách quan, Ba người khác còn có giọng suồng sã pha chút mỉa mai châm biếm. KÓ chuyện mét anh cố nông phải phục vụ hầu hạ một thằng địa dâm đãng, người trần thuật đã mỉa mai châm biếm :“Thế nào mà anh Êy bị lây cái máu dê của thằng địa đến tận bây giê. Cơm hội nghị có thịt bò thịt lợn, lại trắm chép, đâm dửng mỡ, lúc nào cũng cuồng lên đâm hủ hoá lung tung (...) thì ra cái máu chã của thằng chã kia truyền sang mày, gớm cái giống chã má chết tiệt” [23,10]. Người trần thuật đã dùng một loạt những từ ngữ thông tục, thô tục: máu dê, thằng địa, cuồng, cái máu chã, thằng chã,

chết tiệt.... tạo nên giọng điệu vừa suồng sã, vừa mỉa mai châm biếm.

Qua Quê người, Mười năm, Ba người khác, chóng tôi nhận thấy thấy dù phản ánh phong tục tập quán hay phân tích xã hội thì giọng điệu suồng sã tự nhiên vẫn là giọng điệu mang tính chất ổn định, bền vững ở tiểu thuyết của Tô Hoài. Chất giọng suồng sã tự nhiên phù hợp với cách tiếp cận đời sống và khám phá đời sống muôn vẻ trong cái hằng ngày, trong các quan hệ thế sự và đời tư. Giọng điệu suồng sã tự nhiên, đã giúp cho Tô Hoài thể hiện đời sống

một cách tự nhiên sinh động và chân thực nhất. Chất giọng này cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giọng điệu riêng của tiểu thuyết Tô Hoài.

4.1.3.3. Giọng văn dửng dưng biêm biếm

Bên cạnh giọng điệu dí dám, suồng sã tự nhiên, tiểu thuyết của Tô Hoài còn có giọng điệu dửng dưng biêm biếm. Giọng châm biếm, mỉa mai giễu cợt cũng là chất giọng thường thấy của văn học Việt Nam thời đương đại, phù hợp với khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản. Ba người khác của Tô Hoài được viết trong không khí và âm hưởng của những ngày đổi mới trên tinh thần nhìn thẳng vào hiện thực. Cải cách ruộng đất là một chấn thương nhức nhối của xã hội Việt Nam. Nhiều năm về trước, cải cách ruộng đất là đề tài cấm kị. Tô Hoài người đã từng tham gia cuộc cách mạng long trời lở đất này, ông viết về cải cách ruộng đất với tâm thế của người hoàn toàn trong cuộc. Trong vai nhân vật Bối tự kể chuyện mình và đồng đội của mình, giọng điệu của người kể chuyện cứ dửng dưng biêm biếm như người hoàn toàn ngoài cuộc. Theo dòng hồi ức, nhân vật tôi kể lại quá trình công tác và lÝ do đi làm cải cách ruộng đất của chính mình. “Bây giê “phóng tay phát động quần chúng”, công tác cải cách ruộng đất là quan trọng nhất. Mọi người công tác ở cơ quan từ cấp dưỡng cho đến cán bộ chuyên có biết đồng ruộng hay không nhất loạt đều phải đi làm “thổ cải”. Thế là tôi đi. Tôi đi công tác cải cách” [23,18]. Cải cách ruộng đất làm đảo lộn cả nông thôn miền Bắc và quyết định đến bao nhiêu số phận những con người đã được giao vào tay những con người không có trình độ, hiểu biết đơn giản, sơ lược, nhận thức Êu trĩ non kém. Bản thân người tham gia làm công tác cải cách cũng không hề có một chút kiến thức nghiệp vụ, chẳng được tập huấn, và họ cũng chẳng hiểu biết gì về nông thôn. Họ tham gia công tác cải cách theo nghĩa vụ, và nhất nhất làm theo sự chỉ đạo của cấp trên một cách máy móc và đó là nguyên nhân dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Cứ thản nhiên kể lại nhưng sau cái vẻ dửng dưng Êy là sự châm biếm mỉa mai của

người kể chuyện. “Tôi vào Thanh Hoá dự tổng kết các bước công tác của các đội vừa qua dưới xã. Lúc đầu tôi lo cứ rối tinh. Nhưng cả tháng vừa nghe vừa hỏi thì cảm như mọi việc khuôn phép dần đâu vào đấy, công tác này cũng thế thôi. Còn gì khó hơn cái sổ sách kế toán, mình chẳng học mà cũng thành nghề cộng trừ nhân chia, thế ra đi cải cách không đáng sợ như những đứa đã đi về đồn thổi doạ dẫm” [23,19].

Bằng cái giọng dửng dưng biêm biếm, Bối kể về những thãi xấu, về những trò láu cá, khôn vặt của mình, sự giả dối của chính mình, người trần thuật mỉa mai giễu cợt chính bản thân mình và những người đồng đội- những người cũng giả dối như mình. Họp đội để báo cáo tiến trình công việc “Ai cũng trình bày sôi sùng sục. Chưa đến lượt tôi, nhưng thoáng so sánh, việc mình làm đâm ra chỉ bằng con muỗi mắt. Họ giỏi thế thật hay sao?”, “Đến lượt tôi báo cáo. Đã nghe mấy thôn rồi, tôi biết cách thêm chi tiết dấm ớt, hơn hẳn những tính đếm dự tính lúc mới đến” [23,53]. Giọng điệu dửng dưng biêm biếm của nhà văn đã nhập vào ngôn ngữ của người kể chuyện mà kể về những chi tiết, những sự việc mà mình chứng kiến.

Bệnh thành tích của các anh đội đã được bộc lé rõ qua những lời lẽ giáo huấn của đội trưởng Cự: “Chỉ thị đoàn uỷ phải triệt để chấp hành, thực hiện bằng được. Đưa phú lên địa thì dễ thôi, một lúc cả chục thằng cũng có, nhưng làm Èu mà bị kiểm tra thì háng hết. Cố lên, không được để cờ tuyên dương đợt này lọt vào tay đội khác” [23,79]. Chỉ cần nghe một câu nói của người đội trưởng, chóng ta cũng thấy được kiểu cách làm việc của đội cải cách: thực thi công việc một cách máy móc, chẳng cần biết thực tế ra sao họ cứ khuôn theo chỉ thị kế hoạch của cấp trên, bất chấp đúng, sai. Cái quan trọng với họ là “không để cờ tuyên dương đợt này lọt vào tay đội khác”. Bề ngoài là giọng điệu trần thuật khách quan lời nói của nhân vật Cự, nhưng sau cái giọng dửng dưng khách quan Êy là sự mỉa mai châm biếm của người kể chuyện về sự vô trách nhiệm và thãi háo danh đến bệnh hoạn mù quáng của các anh đội.

Nhận thức đơn giản, Bối cứ thành thực mà thuật lại những việc mà mình đã làm. Sau mỗi lời kể chuyện Bối đều nêu lên những nhận xét suy nghĩ của chính mình và chất giọng mỉa mai châm biếm có điều kiện để thể hiện rõ. Mỉa mai mà vẫn dửng dưng nh không “Không phải đảng viên mà tôi đã mấy đợt tổ chức kết nạp cả chục rễ chuỗi vào Đảng. Không biết trên có biết không, chẳng có ý kiến gì cả. Tôi làm việc kết nạp Đảng cho rễ chuỗi còng nh đi họp đi làm đồng” [23,140]. Sự kiện quan trọng và thiêng liêng của mỗi người – kết nạp đảng – qua lời trần thuật của Bối trở thành việc làm đơn giản như người dân đi làm đồng và mỉa mai hài hước thay, kẻ không phải là đảng viên lại đứng ra tổ chức kết nạp Đảng cho những quần chúng tích cực. Cứ sau mỗi chi tiết, mỗi sự việc được kể ra người trần thuật đều bày tỏ thái độ nhận xét của mình. Những lời nhận xét dường nh chỉ nêu suy nghĩ của bản thân người kể chuyện nhưng sức nặng của sự châm biếm mỉa mai lại nằm ở những lời suy ngẫm Êy. Kết thúc đợt cải cách “Đội cải cách bị vứt bỏ, mà tôi vẫn không biÕt cải cách sai ở chỗ nào” [23,214]. Không lên gân, không lớn tiếng Ba người khác nói về vấn đề nhạy cảm mà giọng điệu vẫn bình tĩnh, dung dị, dửng dưng pha chút mỉa mai châm biếm mà lại có sức ám ảnh, gợi cho người đọc biết bao nhiêu là suy ngẫm.

Nhìn con người và cuộc sống ở góc độ đời thường, sáng tác dưới cảm hứng nhân văn đời thường, giọng điệu trong tiểu thuyết của Tô Hoài vì thế mà có sự pha trộn của nhiều chất giọng khác nhau nhưng giọng điệu dí dám, hãm hỉnh, giọng điệu suồng sã và giọng điệu dửng dưng biêm biếm là những chất giọng nổi bật trong tiểu thuyết của Tô Hoài. Giọng điệu trong tiểu thuyết Tô Hoài vừa có sự ổn định lặp lại, vừa có thêm những sắc thái mới. Giọng điệu Êy không chỉ thể hiện sự cảm nhận suy ngẫm của nhà văn về cuộc đời mà còn tạo nên diện mạo riêng, phong cách riêng trong tiểu thuyết của ông.

Một phần của tài liệu phong cách tiểu thuyết tô hoài (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w