người nông dân
Là nhà văn của người thường, bởi thế nhân vật của Tô Hoài là những kiểu người bình dị gần gũi trong cuộc sống. Ở tiểu thuyết Quê người, Mười
năm ông viết về những người dân làng Nghĩa Đô mà ông vẫn tiếp xúc thường
ngày. Đã là những người thợ thủ công của làng quê chuyên sống bằng nghề dệt lĩnh. Những con người lao động siêng năng, cần mẫn Êy sống một đời sống giản dị với những ước mơ nhỏ bé lành mạnh. Ngay sau ngày cưới, vợ chồng Hời - Ngây đã bàn tính chuyện làm ăn. “Có mợ về thì sang năm ta làm một khung cửi. Tôi chẳng đi dệt cho nữa ai nữa (...) Cặp vợ chồng son này cùng nghĩ rằng họ có mét cái khung cửi. Chàng dệt, vợ quay tơ. Ngày phiên, vợ đi chợ, quà với tơ bỏ đầy đãy. Rồi thì này cái sân lát gạch, này cái bể đựng nước mưa mái khum khum, này cái ngõ có hai cột trụ” [19, 434- 435]. Những ước mơ giản dị về một cuộc sống bình yên, sống bằng chính sức lao động của mình của vợ chồng Hời – Ngây cũng chính là ước mơ của biết bao người lao động. Tâm hồn của họ thuần phác và hồn hậu biết bao. Họ tin tưởng rằng chăm chỉ chịu khó làm ăn, cuộc sống của họ sẽ trở nên khấm khá.
Nhân vật của Tô Hoài còn là những thanh niên nông thôn, những con người lao động cần cù chất phác. Họ trân trọng tình yêu lứa đôi và đam mê hạnh phóc gia đình. Hạnh phóc đối với họ rất giản dị, đơn sơ. Cô Bướm nghĩ về tương lai và mơ ước cùng với Thoại nên vợ nên chồng. Mặc dù bố mẹ Thoại mất đã lâu và hiện tại chàng chỉ là một anh đi dệt cửi mướn nhưng cô vẫn tin rằng “Vợ chồng ở với nhau, chơi tên phường tên họ, dành dụm chắt bóp Ýt lâu, lấy một cái vốn nho nhỏ rồi dênh lên một khung cửi. Người ta ở
đâu lạ nghề lạ nghiệp còn làm ăn được huống chi đằng này cả hai vợ chồng cùng thạo việc và khéo chân khéo tay” [19,392] .
Không đề cập đến những mâu thuẫn giai cấp sục sôi quyết liệt như Tắt
đèn (Ngô Tất Tố), không chồng chất lên vai các nhân vật những nỗi bất hạnh
dồn dập như trong Bỉ vá (Nguyên Hồng), còng không miêu tả những nhân vật độc đáo như Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân), Tô Hoài đã viết về những chuyện đời thường với những con người thật bình thường, tâm hồn giản dị không có ước muốn cao xa, không có khát vọng mãnh liệt. Họ yêu cuộc sống gắn bó với công việc, với lao động và muốn được sống bình yên mãi mãi như thế. Những nhân vật trong tiểu thuyết Quê người đã được nếm trải những ngày hạnh phóc trong hương vị ngọt ngào, đầm Êm của gia đình. Mét buổi tối mùa xuân, dệt cửi xong, Hời sang đình làng Thượng xem chèo nhưng “không xem thấy gì cả. Đầu óc chàng còn mải nghĩ đến chuyện vợ con ở nhà” [19,446].
Cảm hứng nhân văn đời thường chi phối đến việc chọn và xây dựng nhân vật, Tô Hoài chỉ thiên về miêu tả những cuộc đời thường, những thân phận bình thường. Trong tiểu thuyết của Tô Hoài, nhân vật không chỉ là những người dân quê lam lò, hiền lành, mà họ còn là những con người đang trong hành trình vận động hướng về phía cách mạng. Ở Mười năm, đám thanh niên Lê, Lạp, Trung, đều là những chàng trai thợ dệt nghèo khó đi dệt cửi thuê để kiếm sống và nuôi thân, vậy mà họ vẫn rất háo hức hăng hái hoạt động cách mạng. Họ đang thèm khát say mê cái mới, cái lạ. Nghe tin Chóc- mét người chính trị phạm mới bị đưa về làng quản thúc, những thanh niên Êy đã tìm đến ngay với sự ngưỡng mé để học chữ và học chính trị. Lạp đã nhiều lần bỏ cả khung cửi nhà chị Hai Tâm để đi tham gia vào các phong trào.
Lê tuy vẫn phải đi dệt cửi thuê để kiếm sống nhưng anh đã lên một chương trình: vừa dệt cửi đều để có tiền tiêu, vừa học chữ , vừa tham gia hoạt. Ham hoạt động, khao khát đổi thay, Lê đã đi Hải Phòng, nơi đó: “Có nhiều
nhà máy và biết cơ man thợ thuyền giác ngộ đã từng tranh đấu nổ ra những cuộc đình công. ĐÊy là nơi hoạt động, nơi tranh đấu. Hi vọng và chí hướng Lê đặt cả vào đấy” [19, 638].
Nhân vật trong tiểu thuyết của Tô Hoài cũng giống với các nhân vật của Nam Cao đều là những con người bình thường vẫn gặp trong cuộc sống, diện mạo không có gì nổi bật. Nhưng nhân vật của Nam Cao là những con người đang đứng bên bờ dốc của sự tha hoá biến chất vì cuộc sống đói nghèo. Mỗi nhân vật của Nam Cao là một bi kịch của sự khèn khó cùng quẫn. Còn nhân vật của Tô Hoài có cuộc sống đơn giản, không có biến cố gì lớn lao, tất cả xoay quanh những sinh hoạt đời thường. Niềm vui hay nỗi buồn của họ cũng là niềm vui nỗi buồn của cuộc đời bình dị, gắn với nghề nghiệp, gắn công việc lao động hàng ngày. Đó là những người thợ thủ công và những người nông dân vùng ngoại ô Hà Nội trên chính quê hương nhà văn .