Nhịp điệu trần thuật

Một phần của tài liệu phong cách tiểu thuyết tô hoài (Trang 73)

Nhịp điệu là “một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức văn học

(...) Trong văn xuôi, nhịp điệu tổ chức lời văn được hình thành trên cơ sở phân tách văn bản thành chương, hồi, đoạn, câu văn ngắn dài, khúc khuỷ được lặp lại tạo nên nhịp điệu cảm nhận đời sống” [27,238]. Trong tác phẩm tự sự, nhịp điệu trần thuật được tạo nên bởi các tình tiết, sự kiện biến cố diễn ra nhanh hay chậm, nhiều hay Ýt, mạch kể, tả trong tác phẩm nhanh hay chậm. Nhịp điệu trần thuật thể hiện cách cảm nhận của nhà văn về đời sống. Ở mỗi tác giả, tuỳ đối tượng trần thuật và quan điểm sáng tác của mình mà tác phẩm có nhịp điệu nhất định.

Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, nhiều sự kiện dồn dập diễn ra trong mét khoảng thời gian ngắn, sự kiện này thúc đẩy sự kiện kia tạo nên nhịp điệu trần thuật nhanh, diễn tả sự căng thẳng, dữ dội và ngột ngạt của nông thôn Việt Nam trong mùa sưu thuế. Ở Giông tè của Vũ Trọng Phụng, một loạt những sự kiện bất ngờ và những tình huống đảo ngược làm thay đổi, xoay chuyển hẳn cuộc đời nhân vật. Nhịp điệu trần thuật nhanh của Giông tè đã

giúp Vũ Trọng Phụng thÓ hiện một xã hội quay cuồng điên đảo với những “tấn trò đời” bi hài, xót xa cay đắng. Tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao lại có kiểu trần thuật thong thả chậm chạp, thể hiện cuộc sống nặng nề, quẩn quanh của những kiếp Sống mòn.

Với Tô Hoài, ngòi bót của ông không đi vào những vấn đề có tính chất lịch sử, xã hội lớn lao mà hướng đến những câu chuyện thường ngày vì thế mạch trần thuật trong tác phẩm của ông thường thong thả, chậm chạp.

Tiểu thuyết Quê người xoay xung quanh tình yêu, cuộc sống của hai cặp nhân vật Hời - Ngây, Thoại - Bướm. Nhịp điệu của truyện cứ thong thả, chậm rãi. Tác giả cứ nhẩn nha miêu tả cảnh sinh hoạt đời thường của họ: nào cảnh dệt cửi, nào cảnh hẹn hò yêu đương, cảnh lễ hội đông vui náo nức v.v...Tình yêu của Hời và Ngây tiến triển chậm lại vì bài vè do thằng Khói đặt điều nói xấu Ngây. Mạch trần thuật được hãm chậm lại khi nhà văn đi sâu mô tả nỗi lo của Hời và mẹ anh tính toán thu xếp vay mượn lo tiền cưới vợ, hay kể về cuộc đời, lai lịch của những nhân vật phụ. Sự đan xen giữa những trang viết tả cảnh thiên nhiên hay phong tục, sự hồi tưỏng về quá khứ cũng làm cho mạch trần thuật của tác phẩm chậm lại. Trong tác phẩm, Tô Hoài đã nhiều lần dừng lại mạch truyện chính lại để miêu tả phong tục. Đó là cảnh chửi rao của bà Ba, cảnh cưới hỏi, cảnh đánh chửi nhau giữa bà Ba và bà Thủ Dân. Nhịp điệu trần thuật chậm lại bởi nhà văn kể lại quá khứ của nhân vật. Trong Quê người, Tô Hoài không chạy theo biến cố mà đi sâu mô tả chi tiết của sự việc, diễn tả những sự việc hiện tượng đó. Vì thế, nét nổi bật trong nhịp điệu trần thuật của

Quê người là nhịp điệu thong thả chậm chạp nh cuộc sống hàng ngày.

Nhìn chung mạch trần thuật trong Quê người tù nhiên, thong thả chậm chạp. Mạch truyện có lúc bị xen ngang khi nhà văn dừng lại kể về các nhân vật phụ, hồi tưởng quá khứ hay tả phong tục. Nhãn quan sinh hoạt thế sự khiến cho mạch trần thuật có lúc tưởng chõng lan man sa đà, song không mất lô gích chung.

Đến tiểu thuyết Mười năm, do yêu cầu phản ánh một giai đoạn lịch sử với những biến động lớn lao của quê hương đất nước, Tô Hoài đưa ra những sự kiện, những biến động lớn của làng Hạ vì thế nhịp điệu trần thuật khẩn trương, sôi động hơn. Tuy nhiên nhiều lúc nhà văn sa vào miêu tả những cảnh cụ thể, chi tiết như cảnh An bị bắt bị tra tấn, cảnh bà Hương suy tính tìm vợ cho con, cảnh chợ đói... nên mạch trần thuật chậm lại. Có lúc mạch trần thuật khẩn trương, dồn dập khi tác giả đưa ra nhiều trường diện miêu tả, nhiều sự kiện xô bồ.

Ở tiểu thuyết Ba người khác, Tô Hoài đi sâu vào miêu tả cuộc sống sinh hoạt và việc làm của ba anh đội, nhịp điệu của tác phẩm nhìn chung vẫn nhẩn nha theo dòng diễn biến của sự việc. Mạch trần thuật chậm lại vì nhà văn đi sâu vào miêu tả những chi tiết trong sinh hoạt của ba anh đội, nào cảnh anh đội ăn vông, nào cảnh anh đội đi vào làng xóm thăm nghèo hỏi khổ, bắt rễ xâu chuỗi, từ cảnh hiện tại, anh đội Bối nhí về quá khứ, hồi tưởng những kỷ niệm về vợ con, những ngày chạy loạn trong kháng chiến, những ngày đi công tác ăn cắp mì chính trộn với đường, những chuyện gẫu giữa Bối và Đình và những lời kể ba hoa của Đình về trại đại đồng, lời kể tỉ mỉ về việc các anh đội trồng lúa thần kì v.v... Cũng có lúc mạch trần thuật nhanh, dồn dập hơn khi tác giả miêu tả một loạt những sự kiện trong cải cách: nào cảnh Đình bị bắt, nào cảnh xử bắn địa chủ Thìn, nào cảnh hỗn độn, tranh giành, chia quả thực... Nhưng nhìn chung, nhịp điệu trần thuật trong Ba người khác vẫn là nhịp điệu trần thuật chậm rãi, nhẩn nha.

Cảm hứng đời thường, khuynh hướng miêu tả con người thường và cuộc sống đời thường, cuộc sống sinh hoạt với vô vàn những cảnh tạp nham khiến cho mạch trần thuật trong tiểu thuyết của Tô Hoài nhìn chung là chậm chạp, Ýt khi sôi động khẩn trương. Đây cũng là một đặc điểm nổi bật trong các tiểu thuyết của Tô Hoài.

Một phần của tài liệu phong cách tiểu thuyết tô hoài (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w