Chóng ta biết rằng, đặc điểm cơ bản khác biệt giữa tác phẩm tù sự và tác
phẩm trữ tình là có cốt truyện. Cốt truyện chính “là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu của tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức vận động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [27, 99]. Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề và sức cuốn hót của tác phẩm. Tác phẩm hấp dẫn lôi cuốn người đọc hay nhàm chán nhạt nhẽo, điều đó một phần phô thuộc vào việc nhà văn xây dựng cốt truyện cho tác phẩm. Chất liệu cơ bản để xây dựng nên cốt truyện là các sự kiện. Các sự kiện đời sống được nhà văn tổ chức sắp xếp lại để phản ánh diễn biến của đời sống và những xung đột xã hội một cách có nghệ thuật theo ý đồ sáng tạo của mình. Trong truyện cổ dân gian và văn xuôi trung đại, cốt truyện thường có những yếu tè hoang đường, các sự kiện thường được sắp xếp theo trật tự thời gian, những sự kiện, biến cố bất ngờ có thể làm thay đổi hoàn toàn số phận của nhân vật. Ở tiÓu thuyết chương hồi, cốt truyện có nhiều biến cố đan cài, móc xích, diễn biến theo thời gian. Diễn biến bất ngờ, đột ngột vẫn là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn của tác phẩm.
* * *
Trước Tô Hoài, nhìn chung các nhà tiÓu thuyết vẫn xây dựng cốt truyện theo mô típ truyền thống. Tắt đÌn (Ngô Tất Tố) hấp dẫn bởi một loạt các sự kiện, biến cố được tổ chức một cách dồn dập căng thẳng, Bỉ vá (Nguyên Hồng) còng có cốt truyện với hàng loạt những sự kiện, biến cố làm xoay
chuyển hoàn toàn cuộc đời Tám Bính. Những sự kiện dồn dập, hoàn cảnh Ðo le của nhân vật đã tạo nên sức cuốn hót của những cuốn tiểu thuyết này. Ở
Giông tè (Vò Trọng Phông), cốt truyện đã có sự biến đổi khác biệt. Vẫn là
một loạt những sự kiện, biến cố bất ngờ nhưng những sù, kiện biến cố Êy được nhà văn tổ chức, sắp xếp theo một nguyên tắc ngẫu nhiên, đầy nghịch lí, may hoá rủi, rủi hoá may... không sao có thể đoán định trước. Tuy thế, cốt truyện trong Giông tè vẫn nặng về các sự kiện, các hành động bên ngoài hơn là miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật.
Khác với các nhà tiểu thuyết hiện thực cùng thời, cốt truyện trong tiểu thuyết của Tô Hoài có tính chất đơn giản. Các sự kiện trong tiểu thuyết của ông đều là sự kiện, sự việc diễn ra trong đời thực và được liên kết theo một trật tự tuyến tính. Tô Hoài cứ kể mà không thêm lời bình luận nào. Tiểu thuyết Quê người, mô tả cuộc sống của đám thanh niên trai gái làng Nha trong thời bình. Họ dệt cửi, quay tơ để kiếm sống. Cuộc sống của họ cứ trôi đi với bao mơ ước bình dị. Hời – Ngây, Thoại – Bướm vượt qua được những khó khăn trắc trở để nên vợ nên chồng. Nhưng rồi hạnh phóc bình dị Êy của họ cũng tan theo mây khói. Thiếu thốn khó khăn, vợ chồng Thoại – Bướm đã xô xát chửi nhau, đánh nhau. Chiều tối đêm ba mươi TÕt, chị vợ đay đả, nhiếc móc chồng. Anh chồng nóng nảy cục cằn, và họ đã “cho nhau một bữa đòn tất niên” [19,511]. Túng quẫn, Thoại đã liều đi ăn trộm. Sau đêm liều lĩnh đánh trộm chã không thành, vợ chồng anh phải bỏ làng ra đi biệt tích .
Vợ chồng Hời - Ngây cũng từng có những tháng ngày êm đềm hạnh phóc. Một mái nhà nhỏ, một mẹ già, vợ chồng hoà thuận, tu chí làm ăn. Vậy mà cái hạnh phóc nhỏ nhoi bình dị Êy của họ cũng không kéo dài được lâu. Vì hàng họ Õ Èm, gia đình Hời cũng lâm vào cảnh túng quẫn khó khăn. Mẹ ốm, con nhá, Hời phải vay lãi của nhà Lí Chi rồi phải dì nhà, gán đất cho chủ nợ.
Cốt truyện của Quê người vận động tự nhiên, Ýt có biến cố đột xuất. Nhà văn tổ chức các chi tiết, các sự kiện thành một chuỗi các sự kiện để xây dựng cốt truyện đơn giản theo trật tự thời gian. Các sự kiện diễn ra không dồn dập căng thẳng. Dường như ở Quê người, Tô Hoài chỉ ghi lại một cách trung thực khách quan về cuộc sống, về những cảnh đời đang diễn ra ở một vùng quê. Cuộc sèng bình yên dần dần bị phá vỡ, con người bị đẩy dần tới sự tàn tạ, tan tác, chia lìa. Ngòi bót của nhà văn đôi lúc qua sa đà vào các chi tiết, những nhân vật phụ đôi khi được mô tả quá kĩ lưỡng... vì thế cốt truyện trong Quê
người có phần lỏng lẻo, tản mạn, chưa thật chặt chẽ.
Có thể nói, quan niệm nghệ thuật của Tô Hoài đã chi phối đến cách xây dựng, cách tổ chức tác phÈm trong tiểu thuyết của nhà văn. Mô hình cốt truyện đơn giản không chỉ gặp trong tiểu thuyết Quê người mà chóng ta thấy
lặp lại trong tiểu thuyết Mười năm.
Ở Mười năm, Tô Hoài vẫn sử dụng kiểu cốt truyện quen thuộc. Ngòi bót
của nhà văn vẫn đi theo các sự kiện diễn ra trong đời sống. Những thanh niên làng Hạ vừa dệt cửi kiếm sống vừa hăng hái tham gia cách mạng. Bên cạnh những hoạt động cách mạng sôi nổi của đám thanh niên, ngòi bót của Tô Hoài vẫn miêu tả những chuyện đời thường. Tình yêu đơn phương của Lạp với Hiền, tình yêu của Nhàn với Lạp, những mối tình phất phơ của An với những cô gái quê, những cuộc hẹn hò nơi gốc tre, đầu ngõ. Bân, An bị bắt, Trung phải tạm lánh đi vùng khác. Nạn đói tràn đến, sè phận đưa đẩy tan tác mỗi người một nơi, người thì bỏ đi phu đồn điền rồi biệt tích, người co mình lại trong lối sống cầu an, người thì chết đói. Nạn đói khiến làng chết vãn cả người.
Cốt truyện của Mười năm vẫn là những sự kiện, những hành động bên ngoài của nhân vật. Tác phẩm có nói đến những biến động và thay đổi lớn lao của quê hương đất nước, nhưng dấu Ên nổi cộm và thu hót độc giả vẫn là những trang mô tả sinh động và hấp dẫn về cuộc sống đời thường. Có thể nói, xây dựng cốt truyện đơn giản đó chính là đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết
Tô Hoài. Nếu như cốt truyện trong tiểu thuyết Nam Cao được nới lỏng và đẩy xuống bình diện sau, chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn trong tác phẩm thì cốt truyện trong tiểu thuyết của Tô Hoài vẫn chiếm giữ một vị trí quan trọng giúp nhà văn tái hiện cuộc sống và thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình. Là tiểu thuyết tự truyện nhưng Những ngày thơ Êu (Nguyên Hồng) và
Sống nhờ (Mạnh Phú Tư) có cốt truyện khác với tiểu thuyết tự truyện của Tô
Hoài. Cốt truyện của Những ngày thơ Êu được xây dựng theo mạch vận động tâm lí. Còn ở tiểu thuyết Sống nhờ, cốt truyện cã sự kết hợp cả thời gian tuyến tính và thời gian tâm lí. Trật tự thời gian là cái cớ để mổ xẻ phanh phui suy nghĩ tâm trạng nhân vật. Khác với tiểu thuyết của Nam Cao, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, tiểu thuyết của Tô Hoài dường như tránh mọi sự phân tích bình luận. Ông mô tả các nhân vật qua các hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, mô tả cái ngoại hiện để phản ánh được hiện thực một cách khách quan bởi thế cốt truyện của Tô Hoài vẫn nghiêng về miêu tả hành động của các nhân vật hơn là miêu tả tâm lí nhân vật, do đó kiểu cốt truyện của Tô Hoài vẫn rất gần gũi và quen thuộc với chóng ta.
Cuối thế kỉ XX , nghệ thuật viết văn xuôi, tiểu thuyết ở nước đã có những đổi mới. Cốt truyện truyền thống bị phá vỡ, các chi tiết hiện thực xen lẫn với các chi tiết kì ảo hoang đường. Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh...là những tiểu thuyÕt thể hiện rõ sự tìm tòi, cách tân về
nghệ thuật nhưng Tô Hoài vẫn trung thành với cách viết truyền thống. Cốt truyện trong tiểu thuyết của ông vẫn ổn định trong mô hình tiểu thuyết đời thường, sự việc đơn giản diễn biến theo thời gian. Đến với tiểu thuyết mới nhất của Tô Hoài Ba người khác (2006) chóng ta vẫn thấy kiểu cốt truyện quen thuộc này.
Cốt truyện của Ba người khác thuần những sự kiện, những chi tiết về hoạt động của đội cải cách khi xuống xã. Nhân vật Tôi cứ bình thản kể về những điều mắt thấy tai nghe, những việc mà bản thân mình và hai đồng đội
của mình đã làm trong thời gian làm anh đội. Vẫn là những chi tiết, những sự việc trong đời sống sinh hoạt. Có những chi tiết nhức nhối rợn người. Toàn những chuyện ăn cắp, ăn trém, chuyện hủ hoá, hoang dâm, quần dâm, quy chụp, kết án oan sai, Ðp cung, tra khảo, đấu tè, sự dốt nát kém cỏi của những anh đội, những mưu kế thủ đoạn mà các anh đội dùng để đối phó với cấp trên, với chính những người đồng đội của mình v.v... Tác giả kể lại một cách bình thản, từ tèn, không bình luận, không bá qua mét chi tiết nào. Giọng kể của Tô Hoài cứ thản nhiên khách quan như thế. Tổ chức sắp xếp các tình tiết, các sự việc thành mét hệ thống diễn biến theo thêi gian, cốt truyện của Ba người
khác đã phản ánh một cách trung thực, khách quan bức tranh toàn cảnh về
cuộc cải cách ruộng đất.
Khảo sát các tiểu thuyết Quê người, Mười năm, Ba người khác, chóng tôi thấy cốt truyện trong tiểu thuyết của ông vẫn thống nhất, ổn định, nghiêng vÒ kiểu cốt truyện truyền thống. Ông thường xây dựng cốt truyện dùa trên những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, qua các hành động của nhân vật. Mô hình cốt truyện đơn giản không chỉ thấy trong tiểu thuyết của Tô Hoài mà còn thấy ở nhiều sáng tác, ở các thể loại khác của ông như truyện ngắn, hồi kí. Nã đã trở thành một nét phong cách mang tính chất ổn định, bền vững, lặp đi lặp lại ở những tiểu thuyết của Tô Hoài. Chính quan niệm nghệ thuật về con người và văn chương, cách nhìn con người ở cù li gần, ở góc độ đời thường đã chi phối nhà văn tạo nên kiểu cốt truyện này.
3.1.2. Kết cấu
KÕt cấu là sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật – tức
là sự cấu tạo tác phẩm, tuỳ theo nội dung và thể tài. Mỗi nhà văn khi sáng tác đều phải tổ chức tác phẩm theo cách thức nào đó để thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình. KÕt cấu tác phẩm là “toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm không bao giê tách rời nội dung cuộc sống và tư
tưởng trong tác phẩm” [35,259]. Hiểu như vậy thì mọi phương diện tổ chức tác phẩm từ nhỏ nhất như sử dụng biện pháp tu từ, viết câu, tổ chức đoạn văn, xây dựng hệ thống hình tượng, thể loại, cốt truyện... đều thuộc phạm vi của kết cấu, hay nói cách khác đó là những cấp độ khác nhau của kết cấu. Như vậy, kết cấu của mỗi tác phẩm sẽ chịu sự chi phối từ ý đồ nghệ thuật của người sáng tác. KÕt cấu của tác phẩm sẽ bộc lé nhận thức, tài năng sáng tạo của nhà văn, do đó sẽ in đậm dấu Ên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Trong thực tế, chóng ta thấy mỗi tác phẩm văn học là những sáng tạo độc đáo không lặp lại. Cái quyết định là chiều sâu nội dung tư tưởng của tác phẩm, là tâm hồn của người nghệ sĩ. KÕt cấu của tác phẩm chỉ có ý nghĩa khi nó phục vô cho nội dung của tác phẩm. Trong truyện cổ dân gian và văn xuôi trung đại do mục đích giáo huấn, răn dạy đạo đức, do cuộc đấu tranh giai cấp chi phối nên kết cấu của truyện đều phân chia thành những tuyến nhân vật rất rạch ròi: tốt – xấu, trung – nịnh, thiện - ác, chính – tà... và đều kết thúc có hậu. Kiểu kết cấu này phù hợp với ước mơ, khát vọng của nhân dân lao động trong một xã hội còn có quá nhiều áp bức bất công. Đối với các nhà văn hiện đại, sáng tạo nghệ thuật đã thôi thúc các nhà văn luôn tìm ra những kiểu kết cấu mới để phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống đa dạng phong phú và phức tạp đang diễn ra.
* * *
Với Tô Hoài, những cảnh đời thường có sức hấp dẫn đặc biệt đối với ngòi bót của ông. NÕu tiểu thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt
đÌn của Ngô Tất Tố mô tả những xung đột, những mâu thuẫn xã hội, gay gắt,
nhân vật được tổ chức thành những tuyến nhân vật đối lập, tương phản, thì tiểu thuyết Quê người của Tô Hoài chỉ ghi lại cuộc sống đời thường với bao toan lo vặt vãnh của những người dân ở vùng quê dệt lụa. Cuốn tiểu thuyết này hầu như không có xung đột giai cấp vì thế các nhân vật cũng không được phân chia
thành các tuyến đối lập nhau. Trong tác phẩm này, Tô Hoài sử dụng kiểu kết cấu phù hợp với trật tự của các sự kiện diễn ra theo thời gian, theo cuộc đời số phận của các nhân vật chính. Cuộc sống của Hời- Ngây, Thoại- Bướm đã có những ngày khá bình yên cho dù họ vẫn là nhưng người lao động nghèo sống bằng nghề quay tơ, dệt cửi thuê. Làng nghề sa sút lụn bại, con người lâm vào cảnh thất nghiệp, túng quẫn khó khăn, phải bỏ quê hương đi tha phương cầu thực ở chốn quê người. Kết cấu theo trật tự thời gian của tiểu thuyết Quê người đã giúp chúng ta thấy diễn biến từng chặng đời, sự biến đổi của số phận của các nhân vật, thấy được quá trình sa sót, tàn tạ, chia lìa, li tán của cả một vùng quê. Ở Quê người, Tô Hoài còn kết cấu hình tượng nhân vật theo mối quan hệ bổ sung. Bên cạnh những nhân vật chính như Hời - Ngây, Thoại - Bướm, còn một loạt các nhân vật khác góp phần làm bật rõ cảnh tan tác chia lìa. Ngay từ đầu tác phẩm nhà văn đã giới thiệu gia cảnh nhà anh Hời, chuyện anh Từ – con trai cả của bà Vạng bá “đi Sài Goòng làm ăn”. Sự kiện này dường như dự báo trước cảnh tan tác, chia lìa không tránh khỏi của những con người nghèo khổ trên quê hương. Cuối tác phẩm là một loạt cảnh chia lìa, ly tán. Vợ chồng Thoại - Bướm bỏ đi, thằng trưởng Khiếu cũng đi mộ phu, đi biệt, người làng bỏ đi kiếm ăn các nơi, làm đủ nghề, trong làng vắng sút hẳn đi. Những nhân vật phụ có tên và không tên Êy đã bổ sung tô đậm hơn bức tranh tàn tạ chia li trong Quê người, thể hiện sâu sắc ý tưởng mà Tô Hoài đã thể hiện trong nhan đề tác phẩm.
Quê người còn sử dụng lối kết thúc ngỏ, cảnh túng quẫn, chia lìa tan tác đâu phải đã hÕt. Cái xà ngang của ngôi nhà ọp ẹp và gãy đổ ở cuối tác phẩm biểu tượng cho sự sụp đổ tàn tạ không thể tránh khỏi của một vùng quê. Lối kết thúc bá ngỏ Êy của Quê người góp phần diễn tả cuộc sống mù xám, bất an với bao nỗi buồn đau, xót xa, cực nhục của những con người nghèo khổ, chưa có một tia hi vọng, một cơ may làm thay đổi tình cảnh này.
Có thể thấy rằng những hình thức kết cấu của tiểu thuyết Quê người
không mới, song nó đã góp phần thể hiện chân thực cuộc sống của một vùng quê “đang ngấm dần và mở rộng sù bần hàn và túng đói, thất nghiệp và li tán” [67,29].
Tiểu thuyết Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan) còng sử dụng lối kết cấu theo trật tự thời gian, lối kết thúc ngỏ, nhưng do ý đồ của các nhà văn muốn phản ánh những xung đột xã hội gay gắt nên