Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 41)

3.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA –MÈ ĐEN - LÚA CANH LÚA –MÈ ĐEN - LÚA

3.1.1. Thực trạng sản xuất lúa và mè đen ở Ô Môn

3.1.1.1. Thực trạng sản xuất lúa ở Ô Môn

Quận Ô Môn có tổng diện tích đất tự nhiên là 13.221 ha trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm 75%. Trong sản xuất nông nghiệp, lúa được coi là cây trồng chủ đạo của địa phương này. Hầu hết diện tích đất trồng trọt đều là đất trồng lúa. Quy mô và sự biến động về quy mô diện tích trồng lúa được thể hiện rất rõ ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 : Diện tích canh tác lúa năm 2009 – 2010 ở quận Ô Môn

Đơn vị tính: ha

Địa phương Năm 2009 Năm 2010

1.Cần Thơ 208.790 209.372 Vụ Đông Xuân 90.110 89.778 Vụ Hè Thu 86.183 85.939 Vụ Thu Đông 32.497 33.655 2. Quận Ô Môn 16.458 16.283 Vụ Đông Xuân 6.254 6.137 Vụ Hè Thu 4.644 4.587 Vụ Thu Đông 5.560 5.559

Nguồn: niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2010.

Qua bảng 3.1 chúng ta thấy diện tích đất trồng lúa trên địa bàn quận năm 2010 chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích đất trồng lúa của toàn thành phố. Cụ thể là tổng diện tích sản xuất lúa trên toàn thành phố năm 2010 là 209.372 ha trong khi đó Quận Ô Môn chỉ chiếm 8% tương đương với 16.283 ha. Điều đáng chú ý là diện tích này trên toàn thành phố có xu hướng tăng lên từ 208.790 ha năm 2009 lên 209.372 ha năm 2010, trong khi đó diện tích đất trồng lúa của quận Ô Môn lại có xu hướng giảm xuống. Nếu như năm 2009 toàn quận có 16.458 ha thì năm 2010 giảm còn 16.283 ha. Nguyên nhân của việc giảm diện tích này là do trong thời gian qua trên địa bàn quận có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu cây trồng. Đa dạng hóa và luân canh cây trồng là chủ trương chung của Quận. Do vậy người dân đang dần dần phá vỡ thế độc tranh cây lúa thay vào đó là các mô hình luân canh lúa – màu

được chú trọng, đặc biệt là mô hình luân canh lúa –mè -lúa. Do vậy đã làm cho diện tích trồng lúa giảm xuống trong khi đất trồng mè lại có xu hướng tăng mạnh.

Nếu xét về diện tích trồng lúa giữa các vụ trên toàn thành phố Cần Thơ cũng như Quận Ô Môn thì vụ Đông xuân chiếm diện tích cao nhất nguyên nhân chủ yếu là do vụ Đông Xuân thời tiết thuận lợi, ôn hòa, ít sâu bệnh, năng suất cao…nên người nông dân thích sản xuất lúa với vụ Đông Xuân hơn. Sau vụ Đông Xuân thì vụ Thu Đông cũng có diện tích trồng cao trên địa bàn Quận. Thấp nhất giữa ba vụ là vụ Hè Thu. Nguyên nhân là do trong thời gian qua nhiều nông dân đã chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu trong vụ Hè Thu làm diện tích lúa vụ này giảm xuống.

Bảng 3.2 : Sản lượng lúa trong 2 năm 2009 – 2010 ở Quận Ô Môn.

Đơn vị tính: tấn

Địa phương Năm 2009 Năm 2010

1.Cần Thơ 1.138.058 1.196.807 Vụ Đông Xuân 606.400 634.149 Vụ Hè Thu 409.060 426.844 Vụ Thu Đông 122.598 135.814 2. Quận Ô Môn 84.508 85.054 Vụ Đông Xuân 43.515 42.984 Vụ Hè Thu 19.985 19.950 Vụ Thu Đông 21.008 22.120

Nguồn: niên giám thống kê 2010.

Về sản lượng lúa cả ở thành phố Cần Thơ cũng như Quận Ô Môn đều tăng lên qua 2 năm 2009 và 2010. Cụ thể nhìn vào bảng 3.2 chúng ta thấy năm 2009 sản lượng lúa của Thành phố là 1.138.058 tấn và năm 2010 là 1.196.807 tấn, con số này của quận Ô Môn lần lượt là 84.508 tấn và 85.054 tấn. Như vậy Quận Ô Môn mặc dầu diện tích gieo trồng giảm nhưng sản lượng lại tăng lên chứng tỏ đã có sự đột phá về năng suất lúa trên địa bàn. Mặt khác sản lượng lúa vụ Đông Xuân cao hơn rất nhiều các vụ khác. Vụ Đông Xuân quận Ô Môn đạt mức sản lượng là 42.948 tấn cao gấp đôi so vố vụ Hè Thu. Vụ Hè thu cả năng suất và sản lượng đều thấp nhất. Vì vậy việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng mè và các cây hoa màu khác là rất cần thiết để giúp người nông dân tăng thu nhập.

Đơn vị tính: tạ/ha

Địa phương Năm 2009 Năm 2010

1.Cần Thơ 54,51 57,16 Vụ Đông Xuân 67,3 70,64 Vụ Hè Thu 47,46 49,67 Vụ Thu Đông 37,73 40,35 2. Quận Ô Môn 51,35 52,23 Vụ Đông Xuân 69,58 70,04 Vụ Hè Thu 43,03 43,49 Vụ Thu Đông 37,78 37

Nguồn: niên giám thống kê TP Cần Thơ năm 2010.

Năng suất cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn. Từ bảng 3.3 ta thấy năng suất lúa qua 2 năm 2009 và 2010 có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, và chỉ tiêu này ở quận Ô môn đều thấp hơn thành phố Cần Thơ. Đặc biệt năm 2010 năng suất lúa trên địa bàn quận chỉ đạt 52,49 tạ/ha trong khi con số này của toàn thành phố là 57,16 tạ/ha, thấp hơn gần 5 tạ/ha. Điều này là do năng suất giữa các vụ của Quận Ô Môn đều thấp hơn mức bình quân các vụ của thành phố Cần Thơ. Trong đó đáng chú ý là năng suất vụ Hè Thu thấp hơn vụ Hè Thu của toàn thành phố rất lớn. Nguyên nhân là do Quận Ô Môn có nhiều diện tích đất cao dọc sông Hậu, sản xuất vụ Hè Thu gặp rất nhiều khó khăn trong tưới tiêu, thiếu nước, sâu bệnh… là những nguyên nhân làm cho năng suất của vụ này thấp hơn mức chung của thành phố. Mặt khác trong sản xuất giống lúa người nông dân sử dụng có rất nhiều hộ sử dụng giống lúa thương phẩm, các hộ không mua lúa giống mà sử dụng lúa tự có để đem gieo sạ. Vì thế bên cạnh chuyển dịch và luân canh cây trồng thì cây tác giống cũng cần được coi trọng, đây là một trong những yếu tố giúp tăng năng suất cho bà con nông dân.

3.1.1.2. Thực trạng sản xuất mè ở Ô Môn

Những năm gần đây, trên địa bàn quận xuất hiện nhiều mô hình luân canh trên đất lúa, trong đó chủ lực là cây mè đen. Cây mè được đưa vào vùng đất này từ năm 2003, tuy nhiên diện tích gieo trồng chỉ tăng mạnh trong những năm gần đây. Và hầu như toàn bộ diện tích mè đều được gieo trồng trên chân ruộng sản xuất vụ

lúa Hè Thu. Mô hình lúa – mè – lúa đã và đang được nhiều nông dân lựa chọn. Đây cũng là lý do làm cho diện tích gieo trồng cây mè liên tục tăng lên trong những năm vừa qua, đặc biệt là qua 2 năm 2009 và 2010. Bảng 3.4 cho thấy ở quận Ô Môn và toàn thành phố Cần Thơ diện tích và sản lượng mè tăng mạnh qua các năm. Nếu như năm 2009 quận Ô Môn chỉ có 1.077 ha trồng mè thì năm 2010 con số này là 1.528 ha, tăng 42% diện tích gieo trồng, trong khi mức tăng diện tích bình quân của toàn thành phố Cần Thơ chỉ có 11%.

Xét về quy mô diện tích trồng mè ta thấy diện tích gieo trồng mè của quận Ô Môn chiểm tỷ trọng rất lớn trong tổng diện tích mè của cả thành phố Cần Thơ. Cụ thể năm 2010 diện tích mè của quận là 1.528 ha chiếm 37 % tổng diện tích gieo trồng toàn thành phố. Ngoài quận Thốt Nốt, Ô Môn cũng được coi là vùng trọng điểm trồng mè của thành phố Cần Thơ, trong thời gian tới, khả năng để tăng diện tích mè đang rất lớn. Theo phòng khuyến nông quận Ô Môn, trên địa bàn có hơn 2500 ha đất ruộng cao thích hợp với trồng vụ Xuân Hè thay cho vụ lúa Hè Thu. Do vậy tiềm năng để mở rộng diện tích gieo trồng còn rất lớn.

Mặc dầu có diện tích gieo trồng khá lớn nhưng năng suất bình quân mè của quận Ô Môn vẫn đang thấp hơn mức bình quân chung của cả thành phố. Năm 2010 năng suất mè của thành phố đạt 8,85 tạ/ha, và quận Ô Môn là 8,28 tạ/ha. Tăng năng suất và sản lượng cây mè được coi mẫu chốt để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Do vậy, tập huấn kỹ thuật sản xuất, phòng chống sâu bệnh, và sử dụng giống tốt… là những vấn đề rất quan trọng giúp nông dân trên địa bàn tăng năng suất gieo trồng mè trong thời gian tới.

Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng mè ở quận Ô Môn qua hai năm 2009 -2010

Địa phương ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1.Cần Thơ

Diện tích Ha 3.761 4.177

Năng suất Tạ/ha 8,87 8,85

Sản lượng Tấn 3.337 3.698

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w