Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình lúa– mè

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 70)

2. Quậ nÔ Môn

3.5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình lúa– mè

1. Thực hiện tốt công tác khuyến nông * Công tác khuyến nông

Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cho thấy hiệu quả sản xuất mè vụ Xuân Hè, và lúa vụ Thu Đông và Đông Xuân chịu ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia tập huấn kỹ thuật của nông hộ. Mặt khác mô hình này còn khá mới mẻ, kinh nghiệm sản xuất của các nông hộ còn ít và vốn kinh nghiệm thường tự học hỏi là chính vì vậy tăng cường tập huấn kỹ thuật sản xuất và kiến thức thị trường cho nông dân có ý nghĩa quan trọng giúp các nông hộ tăng hiệu quả sản xuất. Các cơ quan chuyên môn (phòng NN và PTNT) thực hiện phối hợp với các địa phương, ban quản trị Hợp Tác Xã, cán bộ khuyến nông tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất vào đầu mỗi vụ. Tổ chức tập huấn về hạch toán kinh tế hộ để các hộ tổ chức sản xuất có hiệu quả kinh tế. Trách nhiệm của nhà nước đối với công tác khuyến nông là cung cấp kinh phí và đào tạo đội ngũ chuyên môn.

* Công tác giống cây trồng

Hiện nay tại địa phương hầu như chỉ sử dụng giống lúa IR 504 mặc dầu cho năng suất cao nhưng chất lượng thấp nên giá bán không cao và khó tiêu thụ vì vậy một mặt nông dân nên sản xuất từ các giống nguyên lúa chủng, giống xác nhận và những giống có năng suất, có tính kháng sâu bệnh tốt nhưng kèm theo chất lượng cao đã được khuyến cáo như các giống lúa: HĐ1, OM6561, OM5930, OM4900, OM 2514, OMCS2000… Tuyên truyền phổ biến và thực hiện các mô hình thí điểm là tiền đề để nông dân nghe và làm theo sự khuyến nghị của chính quyền địa phương và phòng khuyến nông. Bên cạnh đó, Trạm Khuyến nông cần chú trọng các chương trình trợ giá giống lúa, nhằm tìm kiếm các giống mới phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương. Ngoài ra, cũng cần phải tránh tình trạng giá cả cây giống sau khi trợ giá lại cao hơn giá thị trường và chất lượng giống không đạt yêu cầu.

* Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật

Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật cần đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan liên quan như trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL,... chuyển giao những công nghệ mới đưa vào ứng dụng

trong sản xuất. Đồng thời chọn một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả tài chính cao hơn để xây dựng thành mô hình thí điểm từ đó nhân rộng ra trên phạm vi toàn điạ bàn.

* Lịch thời vụ xuống giống

Các cơ quan chuyên môn phải công bố lịch xuống giống tập trung đúng thời vụ tùy theo tình hình thực tế tại từng địa phương, vì xuống giống đúng thời vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa và cây mè sinh trưởng và phát triển đồng thời có thể hạn chế được một số loại sâu bệnh chính như: rầy nâu, bù lạch, đạo ôn...

2. Tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất

Kết quả từ phân tích màng bao dữ liệu DEA cho thấy lượng đầu tư và cơ cấu đầu tư các yếu tố sản xuất chưa đạt hiệu quả tuyệt đối. Vì vậy các nông hộ nên điều tiết và phân bổ các nguồn lực đầu vào sản xuất hợp lý hơn. Các nông hộ có thể tham khảo theo kết quả phân bổ nguồn lực được đề xuất từ kết uả của mô hình DEA như trong bảng 3.19. Ngoài ra kết quả trong bảng 3.15 chỉ ra rằng các nông hộ nên tăng quy mô cho sản xuất để có thể nâng cao hiệu quả theo quy mô.

Bảng 3.19: Phân bổ nguồn lực đầu vào sản xuất theo khảo sát thực tế và theo kết quả đề xuất của mô hình DEA

Yếu tố đầu vào Xuân Hè Thu Đông Đông Xuân

Thực tế Đề xuất từ MH Thực tế Đề xuất từ MH Thực tế Đề xuất từ MH Diện tích đất SX (m2) 7.127 9.298 9.970 11.470 10.854 11.470 Giống (kg) 3,41 3,94 286,42 301,1 314,97 324,5 Phân bón (kg) 282,97 324 498,81 574,67 505,22 551,69 Thuốc BVTV (kg) 2,74 3,73 5,98 7,45 6,94 7,97

Xăng dầu tưới tiêu (kg) 13,74 20,22 57,85 67,14 28,3 31,36 Lao động (ngày công) 18,39 22,05 50,44 62,78 54,29 59,18

Số giớ SD máy 2,24 3,77 8,91 11,28 10,87 12

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra và mô hình DEA

3. Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để tiết kiệm hợp lý chi phí và nâng cao năng suất .

4. Các nông hộ cần không ngừng nâng cao kiến thức của mình đối với sản xuất, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do chính quyền tổ chức đồng thời chủ động học hỏi, cập nhật từ sách báo và những nông dân sản xuất giỏi. Phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành thực hiện các hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của mình.

Đa dạng các hoạt động kinh tế để cải thiện thu nhập gia đình và kế hoạch đầu tư cho sản xuất.

5. Các chủ hộ cần chủ động tìm kiếm thông tin thị trường và giá cả để có kế hoạch sản xuất hợp lý:

- Cần tạo ra mối quan hệ chặt chẽ đối với tư thương, người thu gom để có mối tiêu thụ ổn định. Tìm cách quảng bá sản phẩm của mình các công ty trong và ngoài tỉnh. Có thể phối hợp phòng khuyến nông và chính quyền địa phương để giới thiệu về sản phẩm mè đen của địa phương

6. Các giải pháp liên quan đến thị trường

Trước mắt, Nhà nước cần có những chính sách đúng đắn và kịp thời trong việc bình ổn giá cả các yếu tố đầu vào như: phân bón, thuốc trừ sâu, lãi suất ngân hàng,... không để tình trạng giá cả vật tư tăng vọt nhất là vào thời điểm đầu vụ. Đối với Ban ngành, đoàn thể các cấp cần có sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức chỉ đạo trong sản xuất, tạo mối liên kết tốt giữa nông dân với ngân hàng, giữa nông dân với các doanh nghiệp bao tiêu hàng hóa nông sản...

Việc đầu tư máy móc cơ giới hóa trong nông nghiệp đòi hỏi vốn lớn, vì vậy rất khó khăn để các nông hộ trang bị máy móc mà chủ yếu đi thuê. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình đầu tư mua sắm móc móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w