Hiệu quả tài chính của mô hình luân canh lúa–mè

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 57)

2. Quậ nÔ Môn

3.2.4. Hiệu quả tài chính của mô hình luân canh lúa–mè

Hiệu quả tài chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội nói chung của một hoạt động. Như vậy nó là mặt chất của quá trình biểu hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Sản xuất nông nghiệp là ngành đem lại nhiều tác động cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Để đánh giá hiệu quả tài chính chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC và LN/CP, VA/W, LN/W. Kết quả này được thể hiện ở bảng 3.13. Kết quả cho thấy có sự khác biệt khá lớn về hiệu quả tài chính giữa các vụ sản xuất trong năm. Vụ mè tất cả các chỉ tiêu phân tích đều cao hơn hẳn so với các vụ lúa còn lại. Về chỉ tiêu GO/IC và VA/IC ta thấy một đồng chi phí trung gian bỏ ra cho sản xuất mè tạo ra 3,83 đồng giá trị sản xuất và 2,83 đồng giá trị gia tăng. Vụ Đông Xuân một đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo ra được 2,91 đồng giá trị sản xuất và 0,91 đồng giá trị gia tăng. Hiệu quả đầu tư vụ Thu Đông rất thấp. Đầu tư cho đầu mè hiệu quả gấp 3 lần vụ lúa Thu Đông và hai lần vụ lúa Đông Xuân. Nếu xét

chung cho cả mô hình ta thấy một đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo ra 1,65 đồng giá trị gia tăng. Xét về chỉ tiêu LN/TCP cũng có sự chênh lệch lớn giữa sản xuất lúa và mè. Một đồng chi phí bỏ ra để sản xuất mè tạo ra 1,04 đồng lợi nhuận, trong khi đó nếu bỏ ra cho sản xuất lúa Đông Xuân chỉ tạo ra 0,56 đồng lợi nhuận, đặc biệt hiệu quả sử dụng chi phí của vụ lúa Thu Đông rất thấp một đồng chi phí bỏ ra chỉ tạo được 0,07. Xét chung cho cả mô hình ta thấy một đồng chi phí đầu tư tạo ra 0,52 đồng lợi nhuận. Như vậy hiệu quả tài chính của mô hình luân canh lúa –mè cao gấp 2 lần mô hình độc canh ba vụ lúa.

Bảng 3.13: Hiệu quả tài chính của mô hình luân canh lúa –mè -lúa

ĐVT: Nghìn đồng/công

Chỉ tiêu Xuân hè Thu Đông Đông xuân CMH

1. GO/IC 3,83 1,68 2,91 2,65

2. VA/IC 2,83 0,68 0,91 1,65

3. LN/ TCP 1,04 0,07 0,56 0,52

4. VA/W 799,7 210,7 649,17 553,19

5. LN/W 552,8 35,71 355,12 315

6. Năng suất (kg/công) 111,3 417,7 722,9 722,9

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Về hiệu quả đầu tư công lao động cho sản xuất kết quả cho thấy chỉ tiêu này có sự khác biệt lớn giữa vụ lúa Thu Đông so với các vụ khác. Bình quân một ngày công lao động bỏ ra cho trồng mè cho tạo ra 552,8 nghìn đồng ở vụ Xuân Hè và 355,12 nghìn đồng ở vụ Đông Xuân, trong khi đó một ngày công lao động cho sản xuất lúa Thu Đông chỉ tạo ra 35,71 nghìn đồng. Nếu xét chung cho lao động đầu tư cho mô hình lúa mè thì chỉ tiêu này là 315 nghìn đồng. Như vậy với một công lao động tính theo giá địa phương là 100 nghìn đồng thì hiệu quả sử dụng lao động cho sản xuất theo mô hình lúa mè là rất cao, tiền lãi từ việc đầu tư công lao động gấp 3 lần so với chi phí bỏ ra.

Năng suất cây trồng cũng là một trong những chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng đất đai của nông hộ. Bình quân một công đất đầu tư cho trồng mè cho năng suất 111,3 kg cao hơn nhiều mức năng suất mè của thành phố Cần Thơ (mức bình quân toàn thành phố là 88,7 kg/công). Xét về năng suất lúa ta thấy vụ lúa Đông

Xuân năng suất cao hơn hẳn lúa Thu Đông. Bình quân một công đất vụ Đông Xuân năng suất đạt 722,9 kg trong khi vụ Thu Đông chỉ đạt 417,7 kg. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do vụ Đông Xuân là vụ sản xuất có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất lúa nói riêng. Thời tiết trong vụ Đông Xuân thường ôn hòa, không có bão lũ, ít có sâu rầy so với các vụ sản xuất khác trong năm. Do đó năng suất vụ Đông Xuân thường cao hơn các vụ Hè Thu và Thu Đông.

Tóm lại hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa thấp hơn nhiều so với trồng mè, do vậy luân canh cây trồng trên chân đất trồng lúa theo mô hình lúa –mè sẽ tạo ra hiệu quả tài chính cao hơn hẳn so với mô hình độc canh ba vụ lúa. Đây là tiền đề rất quan trọng giúp bà con nông dân tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, nâng cao mức sống chung cho người nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w