ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 66)

2. Quậ nÔ Môn

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Luân canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng được coi là một trong những giải pháp đột phá để khắc phục tình trạng suy thoái và ô nhiễm đất sản xuất, tuy nhiên giải pháp này chỉ có tính thực tiễn được người nông dân ủng hộ khi các mô hình luân canh đạt hiệu quả về mặt kinh tế. Kết quả nghiên cứu mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa chúng tôi có những đánh giá chung như sau:

Về chi phí sản xuất theo mô hình luân canh lúa –mè – lúa bao gồm chi phí trung gian IC và chi phí tự có, trong đó ở tất cả các vụ sản xuất trong năm thì chi phí trung gian chiếm tỷ trọng cao hơn chi phí tự có. Đồng thời xét về tổng chi phí sản xuất ở các vụ sản xuất trong năm thì chi phí sản xuất lúa cao hơn hẳn so với chi phí trồng mè. Cụ thể bình quân một công đất vụ mè Xuân Hè chi phí là 1641,57

nghìn đồng, trong khi con số này ở vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân lần lượt là 2191,22 nghìn đồng và 2534,82 nghìn đồng. Đây là cơ sở khẳng định chi phí sản xuất lúa độc canh cao hơn hẳn so với mô hình luân canh lúa – mè – lúa.

Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và lợi nhuận trồng lúa và mè có sự khác biệt khá lớn. Bình quân một công đất trồng mè một vụ cho 2479,03 nghìn đồng giá trị gia tăng và 1713,83 đồng lợi nhuận, trong khi đó vụ Đông Xuân con số này lần lượt chỉ có 2596,68 nghìn đồng và 1420,48 nghìn đồng, đặc biệt vụ Thu Đông lợi nhuận chỉ đạt 160,7 nghìn đồng/công/vụ. Trong mô hình độc canh 3 vụ lúa năng suất và lợi nhuận vụ Đông Xuân là cao nhất, và vụ Hè Thu do khó khăn về nước tưới đẩy chi phí sản xuất lên cao nhưng năng suất thấp nên lợi nhuận vụ này thấp hơn cả. Chính vì vậy sản xuất theo mô hình luân canh lúa –mè – lúa hiệu quả tài chính cao hơn hẳn so với mô hình độc canh cây lúa. Một đồng chi phí bỏ ra cho trồng mè cho 1,04 đồng lợi nhuận, trong khi đó con số này vụ Thu Đông chỉ có 0,07 và vụ Đông Xuân là 0,56. Tóm lại hiệu quả tài chính của mô hình luân canh lúa – mè – lúa khá cao và cao hơn hẳn so với mô hình độc canh ba vụ lúa. Mô hình luân canh lúa –mè không những khắc phục được tình trạng thoái hóa, bạc màu đất, sâu bệnh hại cây trồng mà còn cho hiệu quả tài chính cao hơn hẳn so với mô hình độc canh. Đây là cơ sở quan trọng để khuyến khích, tạo động lực cho các nông hộ tích cực chuyển đổi luân canh cây trồng trên địa bàn quận Ô Môn.

Về hiệu quả sản xuất có sự khác biệt giữa lúa và mè. Hiệu quả sản xuất lúa cao hơn hẳn so với hiệu quả sản xuất mè. Hiệu quả kỹ thuật lúa Đông Xuân đạt 0,933; lúa Thu Đông đạt 0,834 trong khi đó vụ Xuân Hè chỉ có 0,812 và hiệu quả kỹ thuật chung cho cả mô hình là 0,913. Các loại hiệu quả như hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất lúa đều cao hơn sản xuất mè. Nguyên nhân là do cây mè mới được đưa vào sản xuất trong một vài năm gần đây nên kinh nghiệm sản xuất mè còn ít, kỹ thuật trồng mè của các nông hộ còn hạn chế trong khi đó hầu hết các nông hộ đã có bề dày kinh nghiệm trồng lúa khoảng 20 đến 30 năm do đó hiệu quả sản xuất mè thấp hơn so với hiệu quả sản xuất lúa là điều dễ hiểu.

Kết quả phân tích hồi quy còn cho thấy rằng trong các biến đưa vào phân tích thì các biến giới tính của chủ hộ, biến nguồn giống kết quả phân tích cho thấy những biến này hoặc là không ảnh hưởng hoặc không đủ ý nghĩa thống kê để giải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w