Thu nhập, lợi nhuận của mô hinh luân canh lúa–mè

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 55)

2. Quậ nÔ Môn

3.2.2. Thu nhập, lợi nhuận của mô hinh luân canh lúa–mè

Mọi hình thức đầu tư cho sản xuất đều hướng đến đích cuối cùng là tạo ra kết quả và hiệu quả sản xuất cao. Để phản ánh kết quả sản xuất của mô hình lúa -mè trên địa bàn nghiên cứu chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích là công với một công là 1000 m2 . Về chỉ tiêu giá trị sản xuất GO tính bình quân cho một công chúng ta thấy đạt giá trị tương đối cao và có sự khác biệt giữa các vụ. Vụ lúa Đông Xuân đạt giá trị sản xuất cao nhất bình quân là 3955,3 nghìn đồng/công, tiếp theo đó là vụ mè Xuân hè chỉ tiêu này là 3355,4 nghìn đồng/công và thấp nhất là vụ lúa Thu Đông bình quân chỉ đạt 2351,9 nghìn đồng/công. Tuy nhiên do có sự khác nhau khá lớn về chi phí sản xuất giữa các vụ nên giá trị gia tăng (VA) và lợi nhuận có sự khác biệt lớn giữa ba vụ sản xuất trong năm. Mặc dầu giá trị sản xuất thấp hơn vụ Đông Xuân nhưng nhờ chi phí sản xuất thấp nên vụ mè Xuân Hè đạt lợi nhuận cao nhất, bình quân một công cho lợi nhuận 1713,83 nghìn đồng, vụ lúa Đông Xuân cho lợi nhuận khá là 1420,48 nghìn đồng/công.

Kết quả này được thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12: Kết quả sản xuất của mô hình luân canh lúa –mè -lúa

ĐVT: Nghìn đồng/công đất

Chỉ tiêu Xuân hè Thu Đông Đông xuân CMH

Giá trị sản xuất (GO) 3355,4 2351,9 3955,3 9662,6

Chi phí trung gian (IC) 876,37 1403,72 1358,62 3638,71

Tổng chi phí (TC) 1641,57 2191,22 2534,82 6367,71

Giá trị gia tăng (VA) 2479,03 948,18 2596,68 6023,89

Lợi nhuận (LN) 1713,83 160,7 1420,48 3295,01

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Đáng chú ý là lợi nhuận vụ lúa Thu Đông rất thấp chỉ có 160,7 nghìn đồng/công. Như vậy có sự khác biệt rất lớn về lợi nhuận giữa vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông. Sở dĩ có sự khác biệt lớn này là do sản xuất vụ lúa Thu Đông này gặp nhiều khó khăn về điều kiện sản xuất, năng suất lúa thấp, trong khi chi phí đầu tư cao. Sản xuất vụ này của người dân hầu như hòa vốn. Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp người nông dân tận dụng đất đai và lao động nông nhàn nên nếu xét theo giá trị gia tăng thì sản xuất lúa vụ Thu Đông cho mức tăng cao hơn rất nhiều so

với lợi nhuận, bình quân một công lúa vụ Thu Đông đạt giá trị gia tăng là 948,18 nghìn đồng. Con số này ở vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè lần lượt là 2596,68 nghìn đồng và 2469,03 nghìn đồng. Nếu xét chung cả mô hình bình quân một công đạt giá trị sản xuất 9662,6 nghìn đồng, giá trị giá tăng chung là 6023,89 nghìn đồng và lợi nhuận đạt 3295,01 nghìn đồng. Trong khi mô hình độc canh ba vụ lúa tổng giá trị sản xuất một năm đạt khoảng 8162 nghìn đồng/công và lợi nhuận chỉ khoảng 2500 nghìn đồng/công. Điều này cho phép chúng ta khẳng định rằng mô hình luân canh luá mè cho thu nhập cao hơn hẳn mô hình độc canh cây lúa. Đây là lý do và cũng là cơ sở để khuyến khích người nông dân trên địa bàn tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng theo mô hình luân canh lúa mè. Bởi lẽ hiện nay mức tiêu thụ mè rất mạnh và dễ dàng hơn so với một số cây công nghiệp ngắn ngày khác. Kết quả sản xuất của mô hình luân canh khá cao tuy nhiên để khẳng định toàn diện hơn về hiệu quả kinh tế chúng ta sẽ phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của mô hình theo mục sau.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w