Quy mô diện tích và thời vụ gieo trồng lúa–mè

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 51)

2. Quậ nÔ Môn

3.1.2.5. Quy mô diện tích và thời vụ gieo trồng lúa–mè

* Quy mô diện tích gieo trồng lúa –mè của các nông hộ

Quy mô sản xuất nông nghiệp có thể nói lên hình thức sản xuất đó có tiến bộ hay không, đồng thời nó là căn cứ để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của các

59%16% 16% 25% Thu nhập từ NN Thu nhập từ làm thuê NN Thu nhập khác

nông hộ. Kết quả điều tra ở 70 hộ chúng tôi đã thu thập được quy mô diện tích đất canh tác theo mô hình lúa –mè của của các hộ, kết quả này được thể hiện qua bảng 3.9 và biểu đồ tương ứng.

Bảng 3.9: Quy mô diện tích lúa –mè của các nông hộ

Diện tích (m2) Tần số Tỷ lệ (%)

<5000 m2 28 40

5000 – 10000 m2 30 43

> 10000 m2 12 17

Nguồn: số liệu điều tra năm 2011

Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ (%) quy mô diện tích lúa – mè của 70 hộ

Qua bảng 3.9 chúng ta thấy quy mô diện tích gieo trồng lúa –mè của các hộ tương đối lớn. Bình quân mỗi hộ có 7.127 m2, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng quỹ đất sử dụng của hộ. Trong 70 hộ điều tra có tới 30 hộ có diện tích từ 5000 – 10000 m2 chiếm tỷ trọng cao nhất (43%) trong tổng số hộ điều tra. Ngoài ra có tới 12 trong số 70 hộ có diện tích lúa –mè trên 10000 m2, số hộ có diện tích < 5000 m2 chiếm 40 %. Như vậy quy mô diện tích sản xuất lúa –mè của các nông hộ khá cao, cho thấy mô hình luân canh lúa –mè trên địa bàn phát triển mạnh, đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp nông hộ tiết kiệm chi phí sản xuất để gia tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích.

Sản xuất nông nghiệp nói chung, gieo trồng lúa – mè nói riêng đòi hỏi thời vụ khá chặt chẽ. Đảm bảo thời vụ là đảm bảo chế độ nhiệt và chế độ ánh sáng thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất. Về thời vụ gieo trồng lúa -mè ở địa phương được thể hiện qua bảng 3.10.

Qua bảng thời vụ gieo trồng lúa –mè trên địa bàn quận Ô Môn năm 2011- 2012 chúng ta thấy trong năm cây mè chỉ được sản xuất từ tháng 3 đến tháng 5 tức vào vụ Xuân Hè, còn các tháng còn lại là sản xuất lúa. Cụ thể sau khi thu hoạch mè khoảng tháng 5 thì bắt đầu gieo sạ lúa từ đầu tháng 6, vụ này gọi là vụ Thu Đông thời gian từ tháng 6 đến giữa tháng 9.

Bảng 3.10: Thời vụ sản xuất lúa mè năm 2010-2011

Loại cây trồng Các tháng trong năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1. Lúa + + - - - + + + + - + +

2. Mè - - + + + - - - - - - -

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 Ghi chú: + : Sản xuất

- : Không sản xuất

Vụ lúa Đông Xuân được bắt đầu từ cuối tháng 11 và thu hoạch trong tháng 2. Như vậy trong một năm nông hộ làm 2 vụ lúa và một vụ mè Xuân Hè, còn lại gần 2 tháng (từ cuối tháng 9 đến giữa hết 10 ) đất được nghỉ ngơi, khoảng thời gian này là mùa nước nổi nên đất đai nhận được một lượng phù sa rất lớn. Như vậy luân canh lúa mè tạo điều kiện cho đất đai được nghỉ ngơi sau một chu kỳ sản xuất và góp phần cải tạo đất đai, hạn chế sâu bệnh cho cây trồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w