Mô hình phân tích bao dữ liệu (Data Enveloment Analysis – DEA)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 32)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3.3. Mô hình phân tích bao dữ liệu (Data Enveloment Analysis – DEA)

DEA là phương pháp đánh giá tổng quát kết quả thực hiện của một hoạt động kinh tế nào đó, dựa vào một tập hợp nhiều chỉ tiêu phức hợp. Nó giúp cho chúng ta có được những ước lượng thông qua sử dụng những mô hình tuyến tính phi tham số, kết quả ước lượng sẽ là những điểm số hiệu quả cho tất các quan sát và chúng có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 [6]. Hay hiểu một cách đơn giản là một nông hộ này được xem là hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn một nông hộ kia khi sử dụng ít nhập lượng hơn nhưng cùng tạo ra một lượng sản phẩm. Phân tích số liệu khi sử dụng DEA đòi hỏi hai bước chính là ước lượng hiệu quả sản xuất và sau đó hồi quy những đo lường hiệu quả tìm được trên một số yếu tố liên quan đến thể chế, chính sách và kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Mô hình DEA có hai dạng là:

CRS –DEA- Hiệu quả cố định theo quy mô: dùng để tính toán các loại hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối nguồn lực (AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (CE).

VRS- DEA – Hiệu quả biến đổi theo quy mô: dùng để tính toán hiệu quả theo quy mô sản xuất (SE).

Cơ sở xây dựng mô hình [15]

Cơ sở xây dựng mô hình và mô hình tính toán các loại hiệu quả được thể hiện ở biều đồ 2.1. Biểu đồ được giải thích như sau: Giả sử có một hộ sản xuất nào đó sử dụng hai yếu tố nhập lượng x1 và x2 để tạo ra một lượng y với giả thiết thu nhập không đổi theo quy mô. SS’ là đường đẳng lượng được sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật. Nếu nông hộ này sử dụng hai nhập lượng trên tại điểm P để tạo ra y, lúc đó tính không hiệu quả về kỹ thuật của hộ sản xuất được đo lường bởi khoảng cách QP. Khoảng cách QP này có ý nghĩa là lượng mà thông qua đó tất cả các nhập lượng có thể giảm đi một tỷ lệ nào đó mà không làm giảm lượng sản phẩm được tạo ra. Tỷ lệ này được đo lường bằng tỷ số QP/OP và có ý nghĩa là tỷ lệ các nhập lượng nào đó cần được giảm (x1 hoặc x2) trong qúa trình sản xuất, nhưng sản lượng y tạo ra không đổi, sản lượng đó sẽ đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật (TE) của một nông hộ được đo lường bởi tỷ số sau:

TEi = OQ/OP (1)

Hệ số này bằng 1 – (OQ/OP). Khi TE có giá trị bằng 1, có nghĩa là hộ đặt hiệu quả kỹ thuật hoàn toàn. Trên đồ thị hộ sản xuất sẽ sản xuất tại điểm Q là điểm nằm trên đường đồng lượng.

Hình 2.1: Hiệu quả phân phối và kỹ thuật

Tỷ số giá cả của hai nhập lượng được thể hiện bằng đường đồng phí AA’. Đường đồng phí này được sử dụng để tính toán hiệu quả phân phối (AE). AE của hộ sản xuất tại điểm P xác định bởi tỷ số OR/OQ. Khoảng cách RQ được xem là khoảng chi phí được giảm đi khi hộ sản xuất đạt hiệu quả cả về mặt kỹ thuật và phân phối nguồn lực.

AEi = OR/OQ (2)

Lúc đó. CEi như sau: CEi = TEi * AEi = (OQ/OP)*(OR/OQ) = OR/OP (3) RQ là phần chi phí được giảm đi.

Mô hình DEA có hai dạng, dựa trên hai giả thuyết là hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS – DEA) và giả thiết hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS – DEA).

- Ước lượng hiệu quả sản xuất: Mô hình DEA định hướng đầu vào và đầu ra để đo lường hiệu quả sử dụng chi phí (CE) và hiệu quả kỹ thuật (TE). Lúc đó, hiệu quả phân phối nguồn lực (AE) sẽ được tính toán dựa trên tỷ số giữa hiệu quả sử dụng chi phí trên hệ số hiệu quả kỹ thuật. Mô hình được sử dụng trên cơ sở số liệu

X2/y X1/y o A A’ Q S P Q’ S’ R

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w