Đặc trưng cơ bản của các nông hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 46)

2. Quậ nÔ Môn

3.1.2.1. Đặc trưng cơ bản của các nông hộ

Các chủ hộ sản xuất lúa – mè - lúa có vai trò rất quan trọng, họ vừa là người tổ chức quản lý sản xuất, vừa là người trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm. Việc nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của nông hộ có ý nghĩa thực tiễn nhằm đưa chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các tiến bộ kỹ thuật cần được chuyển giao cho hộ. Mặt khác những đặc trưng này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiểu quả sản xuất của các nông hộ.

Quá trình điều tra các hộ sản xuất theo mô hình lúa–mè đen–lúa ở ba phường trên địa bàn Quận Ô Môn chúng tôi đã thu thập được nhiều thông tin về tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ. Kết quả này được thể hiện ở bảng 3.5.

Xem xét đặc điểm giới tính của chủ hộ cho thấy các chủ hộ được điều tra thì gần như nam chiếm đa số, với hơn 84,3% %, đây là xu hướng chung trong các gia đình nông thôn hiện nay.

Xét tuổi của các chủ hộ cho thấy tuổi bình quân của các chủ hộ là 45,8; đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Ở độ tuổi này các chủ hộ đã tích lũy cho mình một vốn kiến thức cần thiết cho sản xuất, đặc biệt là kinh nghiệm chăm sóc, gieo trồng, nắm rõ quy luật sinh trưởng của cây, con cũng như đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa ở độ tuổi này thì khả năng tiếp cận thông tin, cũng như việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật sẽ tốt hơn. Điều này sẽ càng thuận lợi hơn nếu như các chủ hộ có vốn văn hóa khá.

Bảng 3.5: Đặc trưng cơ bản của các nông hộ

Chỉ tiêu ĐVT Trung bình

1. Giới tính của chủ hộ % 100

- Nam % 84,3

2. Tuổi BQ của chủ hộ Năm 45,8

3. Kinh nghiệm sản xuất Năm 4,3

4. Trình độ văn hóa % 100

- Cấp 1 % 54

- Cấp 2 % 31

- Cấp 3 % 15

5. Số nhân khẩu BQ/hộ Người 4,6

6. Số lao động BQ/hộ Người 3,1

7. Lao động nông nghiệp/hộ Người 2,2

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Tuy nhiên qua bảng số liệu điều tra ta thấy nhìn chung trình độ văn hóa của chủ hộ còn ở mức thấp. Số chủ hộ tốt nghiệp cấp 3 chỉ có 14%, trong khi đó số chủ hộ mới qua cấp 1 chiếm tới 54%, còn lại 31% số chủ hộ có trình độ tốt nghiệp cấp 2. Điều này cho thấy trình độ văn hóa của người dân còn rất thấp, đây là một hạn chế rất lớn cho nông hộ về tiếp cận kỹ thuật sản xuất và thông tin thị trường. Mặc dầu số tuổi bình quân của các nông hộ khá cao tuy nhiên số năm kinh nghiệm sản xuất mô hình nghiên còn rất ít. Cụ thể là số năm kinh nghiệm sản xuất mô hình lúa – mè – lúa chỉ có 4,3 năm. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ mô hình luân canh lúa mè mới chỉ được đưa vào sản xuất nhiều trong những năm gần đây. Nếu xét về kinh nghiệm trồng lúa thì các chủ hộ có bề dày kinh nghiệm nhưng do mô hình luân canh đang còn khá mới nên số năm sản xuất này theo mô hình còn rất thấp. Đây cũng là một trong những khó khăn mà các nông hộ đang còn gặp phải. Do vậy để khắc phục hạn chế này thì việc tham gia tập huấn kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở các địa phương khác là rất cần thiết cho các chủ hộ.

Bảng số liệu còn phản ánh quy mô các nông hộ. Bình quân một hộ có 4,6 khẩu, trong đó lao động nông nghiệp chỉ có 2,2 người/ hộ. Như vậy có thể thấy quy mô hộ ở đây nhỏ, cấu trúc gia đình đơn giản chỉ gần như 2 thế hệ cha mẹ và con cái. Tỷ lệ lao động/hộ cho thấy tỷ lệ ăn theo ở đây thấp, đây là một điều kiện rất thuận lợi để giúp nông hộ tăng thu nhập, nâng cao mức sống chung cho cả gia đình.

Trong số 3,1 lao động/hộ thì có 2,2 lao động nông nghiệp, như vậy có thể thấy Ô Môn là một quận đang phát triển, lao động sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng lao động của hộ. Ngoài sản xuất nông nghiệp, kết

quả điều tra còn cho thấy nhiều lao động đã chuyển từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp như buôn bán, làm công nhân, làm dịch vụ…đây là điều kiện để các hộ đa dạng hóa và tăng thu nhập. Tuy nhiên số lao động nông nghiệp giảm cũng là khó khăn cho nông hộ khi tổ chức sản xuất, nhất là vào thời điểm mùa vụ. Đây cũng là một trong những lý do các hộ hầu như đều phải thuê lao động trong sản xuất lúa –mè.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w