2. Quậ nÔ Môn
3.2.1. Chi phí sản xuất của mô hình luân canh lúa–mè
Chi phí sản xuất là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất. Nó là phần mà người sản xuất bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy chi phí sản xuất trực tiếp ảnh hưởng tới các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất. Nếu chi phí sản xuất cao, lợi nhuận thu được của hộ sẽ giảm xuống. Sử dụng hợp lý tiết kiệm chi
phí sản xuất là biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất của lúa -mè được thể hiện qua bảng 3.11.
Kết quả từ bảng 3.11 cho thấy trong tổng chi phí sản xuất bao gồm hai phần là chi phí mua bằng tiền (chi phí trung gian) và chi phí tự có. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa mè nói riêng kết cấu chi phí sản xuất thường được phân theo 2 nguồn là chi phí tự có và chi phí mua. Chi phí tự có là loại chi phí mà hộ tự bỏ ra để sản xuất mà không phải dùng tiền mua. Dạng chi phí này bao gồm các khoản chủ yếu như chi phí lao động gia đình, chi phí sử dụng đất thuộc quyền ở hữu của hộ và giống tự có. Chúng tôi hạch toán loại chi phí này để có cơ sở tính lợi nhuận mà hộ thu được.
Bảng 3.11: Chi phí sản xuất của mô hình lúa -mè - lúa
Đơn vị tính: Nghìn đồng/côngđất
STT Chỉ tiêu Xuân hè Thu Đông Đông Xuân
Giá trị % Giá trị % Giá trị % I Chi phí mua bằng tiền
(Chi phí trung gian IC)
876,37 53,4 1403,72 64,1 1358,62 53,6
1 Giống 28,6 1,7 134,55 6,2 175 10,3
2 Phân bón 532 32,4 601,67 27,5 592,69 23,4
3 Thuốc 93,71 5,7 121,92 5,6 123,14 4,9
4 Xăng dầu tưới tiêu 46,62 2,8 120,5 4,8 58,37 2,3
5 Lao động thuê 50,51 3,1 236,37 10,8 216,41 16 6 Chi phí sử dụng máy 88 5,4 167,57 7,6 176,8 7,0 7 Khác 37,38 2,3 21,14 1,0 16,21 0,6 II Chi phí tự có 765,2 46,6 787,5 35,9 1176,2 46,4 1 Giống 0 0 125,3 5,7 86,9 3,4 2 Chi phí thuê đất 500 30,4 450 20,5 900 35,5 3 Lao động gia đình 265,2 16,2 212,2 9,7 189,3 7,5 Tổng chi phí 1641,57 100 2191,22 100 2534,82 100
Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2011
Chi phí mua bao gồm tất cả các khoản chi phí mà hộ bỏ tiền ra mua phục vụ cho sản xuất trong kỳ, chi phí này còn được hiểu là chi phí trung gian. Ở đây chi phí trung gian hay chi phí mua bao gồm chi phí phân vô cơ, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thuê lao động, chi phí xăng dầu tưới tiêu… Việc phân chi phí sản xuất
theo nguồn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá trị gia tăng và lợi nhuận của hộ.
Số liệu thống kê cho thấy ở cả 3 vụ sản xuất chi phí mua đều chiếm tỷ trọng lớn hơn chi phí tự có. Cụ thể sản xuất mè vụ Xuân Hè bình quân một công có tổng chi phí là 1641,57 nghìn đồng, trong đó chi phí mua chiếm 53,4 % tương ứng với 876,37 nghìn đồng. Vụ lúa Thu Đông tổng chi phí cho một công là 2191,22 nghìn đồng trong đó chi phí chiếm tới 64 %. Vụ Đông Xuân có chi phí cao nhất lên tới 2534,82 nghìn đồng. Nguyên nhân là do vụ này có chi phí thuê đất cao gấp đôi các vụ khác cụ thể chi phí thuê đất vụ Xuân Hè chỉ có 500 nghìn đồng/công, vụ Thu Đông 450 nghìn đồng/công trong khi vụ Đông Xuân lên tới 900 nghìn đồng/công.
Xét về cơ cấu các loại chi phí chúng ta thấy vụ Xuân hè thì chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất là 32,4 %. Tiếp sau chi phí phân bón thì chi phí lao động và chi phí sử dụng đất (chi phí thuê đất) cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Cụ thể vụ Xuân Hè chi phí thuê đất chiếm 30,4 %; vụ Thu Đông và Đông Xuân lần lượt là 20,5 % và 35,5%. Tuy nhiên, chi phí này không phải là khoản chi phí bằng tiền mà là chi phí cơ hội. Hầu hết các hộ điều tra thì đất sản xuất thuộc quyền sở hữu của nông hộ, có rất ít hộ đi thuê đất để sản xuất do vậy mặc dầu chi phí này chiếm tỷ trọng cao nhưng giá trị gia tăng của nông hộ vẫn đạt giá trị lớn. Chi phí phân bón ở các vụ Thu đông và Đông Xuân khá cao, đứng sau chi phí thuê đất, con số này lần lượt ở các vụ là 27,5% và 23,4 %. Chi phí lao động cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi phí. Đặc biệt là vụ Thu Đông có tổng chi phí lao động là 448,57 nghìn đồng chiếm 20,5% tổng chi phí, trong đó chi phí lao động thuê chiếm 10,8 %. Trong ba vụ sản xuất thì vụ Xuân hè có chi phí lao động thấp nhất, đây cũng là yếu tố làm cho tổng chi phí sản xuất vụ này thấp nhất trong ba vụ. Nguyên nhân là do sản xuất mè tốn ít công lao động hơn sản xuất lúa và đây cũng là một trong những lý do các nông hộ chọn cây mè thay cho cây lúa vụ Hè Thu. Các khoản chi phí khác như giống, xăng dầu tưới tiêu…chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí.