Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất vụ Xuân Hè

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 62)

2. Quậ nÔ Môn

3.3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất vụ Xuân Hè

Đề tài sử dụng bốn biến định lượng và hai biến định tính để ước lượng sử ảnh hưởng của các nhân tố này đến hiệu quả sản xuất. Kết quả từ bảng 3.16 cho thấy chỉ có một số biến đưa vào mô hình ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Cụ thể về tuổi của chủ hộ ta thấy nhân tố này ảnh hưởng tới cả ba loại hiệu quả TE, AE và CE. Thông thường chủ hộ là người quyết định tới các hoạt động sản xuất chính của hộ đó. Tuổi của chủ hộ quá trẻ hay quá già đều không phù hợp với những quyết định sản xuất quan trọng trong nông hộ. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó chúng ta thấy rằng tuổi của chủ hộ càng cao càng tích lũy kiến thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm sản xuất và sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Kết quả ước lượng cho thấy rằng tuổi chủ hộ càng cao thì hiệu quả sản xuất của nông hộ càng lớn.

Bảng 3.16: Kết quả ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất của các nông hộ vụ Xuân Hè

Tham số Hiệu quả kỹ thuật (TE)

HQ phân phối nguồn lực (AE) HQ sử dụng chi phí (CE) Coef P [ |Z| >z] Coef P [ |Z| >z] Coef P [ |Z| >z] Tuổi 0,009 0,000 0,010 0,000 0,008 0,000 Giới tính 0,001 0,009 0,046 0,135 0,071 0,052 Bậc học 0,027 0,251 0,013 0,000 0,036 0,091 Kinh nghiệm 0,022 0,075 0,015 0,022 0,021 0,084 Vay vốn 0,001 0,819 0,067 0,122 0,006 0,861 Tập huấn 0,057 0,000 0,026 0,037 0,053 0,000 Sigma 0,140 0,000 0,110 0,000 0,136 0,000

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2011 Giới tính: biến giả sử dụng mô hình dùng để ước lượng ảnh hưởng về mặt

giới tính của chủ hộ đến hiệu quả sản xuất. Kết quả ước lượng cho thấy giới tính của chủ hộ ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng chi phí. Cụ thể nếu chủ hộ là nam giới sẽ cho hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng chi phí cao hơn chủ hộ là nữ giới. Nếu số chủ hộ là nam giới tăng lên sẽ làm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ sẽ tăng lên.

Bậc học: bậc học thể hiện trình độ văn hóa, trình độ học vấn của chủ hộ. Thông thường với trình độ học vấn càng cao, các quyết định của chủ hộ sẽ mang đến những cơ hội thành công nhiều hơn. Vì thế chúng ta kỳ vọng hệ số ảnh hưởng sẽ dương. Kết quả ước lượng cho thấy bậc học của chủ hộ ảnh hưởng đến hiệu quả phân phối nguồn lực. Chủ hộ có bậc học càng cao sẽ có hiệu quả phân phối nguồn lực và càng lớn.

Kinh nghiệm sản xuất: kinh nghiệm trong sản xuất của mô hình thông

thường ảnh hưởng đến các quyết định sản xuất của nông hộ và chúng ta kỳ vọng rằng biến này sẽ có hệ số dương. Tuy nhiên kết quả ở bảng 3.16 cho thấy rằng kinh nghiệm không đủ ý nghĩa về mặt thống kê để giải thích cho sự biến động của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng chi phí nhưng kết quả cũng cho thấy rằng kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ càng nhiều thì hiệu quả phân phối nguồn lực càng cao.

Vay vốn: biến giả này dùng để phản ảnh tình trạng tín dụng của nông hộ, tức

là xem việc sử dụng vốn vay và không sử dụng vốn vay có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên kết quả ước lượng cho thấy biến này không đủ ý nghĩa thống kế để giải thích cho sự biến động của hiệu quả sản xuất.

Tập huấn kỹ thuật: biến dùng để ước lượng mức độ ảnh hưởng của hoạt động đào tạo, tập huấn đối với hiệu quả sản xuất của nông hộ. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng các chủ hộ tham gia càng nhiều lần tập huấn kỹ thuật thì cả ba loại hiệu quả sản xuất đều tăng lên. Vì vậy tham gia tập huấn có ý nghĩa quan trọng đối với các hộ sản xuất mè. Bởi lẽ mô hình trồng mè trên đất lúa còn khá mới mẻ nên kinh nghiệm sản xuất của nông hộ còn ít. Do vậy, kỹ thuật sản xuất được tiếp thu từ tập huấn giúp các hộ nâng cao hiệu quả sản xuất của mình.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w