Tình hình đất đai của nông hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 48)

2. Quậ nÔ Môn

3.1.2.2. Tình hình đất đai của nông hộ

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, việc sử dụng hợp lý đất đai không những khai thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá mà còn là vấn đề quyết định hiệu quả sản xuất của xã hội, giải quyết đồng thời 3 lợi ích: kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.

Trong quỹ đất hạn hẹp của hộ, các hộ đã tổ chức và sử dụng nó như thế nào cho sản xuất để khai thác triệt để nguồn tài nguyên này? Để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích thì đòi hỏi các hộ có kế hoạch sử dụng đất hợp lý. Để thấy được nguồn lực sản xuất của hộ thì việc xem xét tình hình sử dụng đất là hết sức cần thiết, đây cũng là cơ sở để đề xuất các giải pháp thực tiễn để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Qua việc điều tra 70 sản xuất theo mô hình luân canh lúa –mè trên địa bàn nghiên cứu chúng tôi đã thu thấp được số liệu về đất đai của hộ thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Tình hình đất đai của hộ (tính BQ/hộ) Chỉ tiêu Diện tích (m2) Cơ cấu( %)

1. Đất sản xuất 11.513 85,0 + Đất trồng lúa 3.457 25,5 + Đất trồng lúa + mè 7.127 52,6 + Đất khác 929 6,90 2. Đất vườn và nhà ở 2029 15,0 Tổng diện tích sử dụng 13.542 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Xem xét bảng số liệu ta thấy, tổng quỹ đất bình quân/hộ là 13.542 m2, trong đó đất cho sản xuất chiếm 85 %, còn lại 15 % là đất vườn và nhà ở. Xét trong cơ cấu đất sản xuất ta thấy, đất trồng lúa –mè của hộ chiếm tỷ trọng khá lớn, có đến

52,6 % diện tích đất làm lúa + mè trong quỹ đất dùng cho sản xuất, tương ứng với 7.127 m2, như vậy luân canh lúa –mè có diện tích chủ đạo trong tổng đất dành cho sản xuất của các hộ điều tra. Bên cạnh đất luân canh thì đất độc canh 3 vụ lúa là 3.457 m2 chiếm 25,5% tổng quỹ đất và đất sản xuất khác chỉ có 929 m2. Như vậy khả năng tăng diện tích luân canh lúa +mè của các nông hộ vẫn còn khá lớn nếu như các điều kiện về tưới tiêu, đê bao chắn lũ được khắc phục.

Trong quỹ đất sản xuất của hộ ngoài đất trồng lúa và đất làm lúa -mè thì đất khác chiếm 6,9% diện tích đất sản xuất. Đất này chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản, một số ít là đất luân canh theo các mô hình như: lúa – đậu nành –lúa, lúa- đậu phộng –lúa, lúa- rau… và hiện nay cũng được hộ sử dụng khá hiệu quả, đặc biệt là đất nuôi thủy sản, thu nhập từ nuôi cá một công cho khoảng 15 -20 triệu /năm.

Đất vườn và nhà ở chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng quỹ đất, bình quân một hộ có tới 2029 m2 (chiếm 15% trong tổng quỹ đất). Với diện tích đất này tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ phát triển kinh tế vườn, đặc biệt là trồng cây ăn trái như nhãn, xoài, mận cho thu nhập khá cao cho các nông hộ..

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w