L ời cam đoan
6. Bố cục luận văn
3.3.3.2. Nguồn lực
Nguồn lực ( biên chế) của lực lượng Quản lý thị trường Phú Thọ hiện nay rất mỏng, chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, nhất là bộ phận chống hàng giả. Bộ phận chống hàng giả của Chi cục hiện nay có 6 biên chế so với khối lượng lớn công việc và tính chất phức tạp của việc chống hàng giả, mặt khác trình độ cán bộ công chức không đồng đều, chưa được đào tạo bài bản và chuyên môn sâu về chống hàng giả mà hầu hết là tự học tập kinh nghiệm thông qua tập huấn và kinh nghiệm công tác.
Đây là một trong những nhân tố bao hàm cả yếu tố chủ quan và khách quan, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác trong thời gian qua của Chi cục nói chung và hiệu quả công tác đấu tranh chống hàng giả nói riêng.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU TRANH
PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH PHÚ THỌ
4.1. Xu hƣớng sản xuất, buôn bán hàng giả
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, ngày nay đất nước ta đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, không ngừng mở cửa và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với cả nước, kinh tế- xã hội tỉnh Phú Thọ đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường hàng hóa phát triển ngày càng đa dạng, phong phú; các hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ diễn ra sôi động kéo theo các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả. Qua đánh giá tình hình thị trường, phân tích số liệu, dự báo xu hướng sản xuất và buôn bán hàng giả trong thời gian tới như sau:
- Về đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả sẽ đa dạng hơn, có đủ các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài các đối tượng trong nước sẽ có thêm tổ chức, cá nhân nước ngoài ở các nước và vùng lãnh thổ khác nhau là những nơi có hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả nổi tiếng tham gia. Đặc biệt, sẽ hình thành các đường dây có tổ chức giữa trong nước với nước ngoài để sản xuất, tiêu thụ hàng giả. Ngoài hàng giả sản xuất trong nước, sức ép hàng giả sản xuất từ nước ngoài đưa vào nước ta tiêu thụ ngày càng gia tăng.
- Về thủ đoạn sản xuất và buôn bán hàng giả sẽ tinh vi hơn bởi sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức. Bên cạnh các loại hàng giả thông thường về chất lượng, công dụng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ gia tăng các loại hàng hoá cao cấp giả mạo, sao chép, cải biên, mô phỏng, nhái bao bì, nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng hoặc gian lận nguồn
gốc xuất xứ hàng hoá gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Hàng giả thuộc loại này được làm ra khá tinh vi đến mức người tiêu dùng khó có thể nhận biết, phân biệt được, các cơ quan chức năng nhà nước khó có thể nhận định, đánh giá, kết luận được vi phạm. Bên cạnh đó, chúng lại được thường xuyên thay đổi mẫu mã, chủng loại để đối phó với sự phát hiện của thị trường và sự kiểm tra của cơ quan chức năng.
- Về địa bàn sản xuất hàng giả, nếu trước kia hàng giả chủ yếu được sản xuất tại khu vực thành thị, vùng ven các đô thị, khu công nghiệp …thì ngày nay hàng giả đã được sản xuất cả ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi. Đặc biệt ngoài hàng giả sản xuất trong nước, có một lượng lớn hàng giả được sản xuất từ nước ngoài sẽ được đưa vào nước ta tiêu thụ dưới nhiều hình thức từ nhập lậu qua biên giới, nhập khẩu chính ngạch hoặc thẩm lậu qua đường phi mậu dịch. Địa bàn tiêu thụ hàng giả trên khắp các địa bàn cả nước từ thành thị đến nông thôn, trong đó khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa vẫn là những địa bàn hàng giả được tiêu thụ khá dễ dàng hơn. Bởi điều kiện kinh tế xã hội, dân trí kém phát triển, thu nhập thấp và tâm lý thích mua hàng rẻ, nên khi thấy hàng hoá thoả mãn được nhu cầu sử dụng, vừa với túi tiền là chấp nhận dù có thể họ biết đó là hàng giả, hàng kém chất lượng. Ngay cả với khu vực đô thị có thể đại bộ phận dân cư có điều kiện tiếp xúc nắm bắt được các thông tin về hàng thật hàng giả, song cũng không dễ gì phân biệt được khi mua sắm do trình độ sản xuất hàng giả hiện đại, khá tinh vi, rất dễ nhầm lẫn với hàng chính hiệu.
- Các mặt hàng bị làm giả cũng ngày một đa dạng và có mặt ở hầu hết các ngành hàng, mặt hàng từ các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thường ngày đến các loại vật tư phục vụ sản xuất, cây con giống, tiền giả, chứng từ hoá đơn, tem hàng hoá giả; từ các mặt hàng cao cấp, đắt tiền, công nghệ sản xuất phức tạp đến các mặt hàng nhỏ lẻ, giá trị thấp. Xu hướng các mặt hàng bị làm giả trong nhiều năm tới có thể nhận định như sau:
+ Thứ nhất: bất cứ sản phẩm nào có uy tín trên thị trường không kể giá trị cao hay thấp, công nghệ sản xuất đơn giản hay phức tạp đều có thể có nguy cơ bị làm giả;
+ Thứ hai: Những sản phẩm mới, đó là thành quả của sự phát triển khoa học công nghệ trên thế giới trong các lĩnh vực sinh học, tin học, công nghệ thông tin... và các tác phẩm nghệ thuật mới sẽ bị làm giả lần lượt sẽ xuất hiện ở thị trường.
Nhìn chung, trong thời gian tới hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ có chiều hướng gia tăng và ngày càng tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đặc biệt là các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Bởi khi nền kinh tế ngày càng mở rộng thì cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và vì lợi ích kinh tế mà các đối tượng làm ăn phi pháp không từ bất kỳ thủ đoạn nào; hơn nữa trình độ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn những hạn chế so với yêu cầu thực tiễn; hệ thống pháp luật của nước ta mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa hoàn chỉnh, tạo sở hở cho hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả sẽ có cơ hội tồn tại.
4.2. Quan điểm và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm tới
4.2.1. Quan điểm
Với diễn biến của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả theo chiều hướng ngày càng tinh vi, phức tạp, để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường, thúc đẩy đầu tư, tạo niềm tin và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, góp phẩn thúc đẩy phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ thì trong thời gian tới công tác đấu tranh chống hàng giả cần được sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa cả về nguồn lực và cách thức tổ chức thực hiện. Trong đó cần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng của Đội ngũ cán bộ Quản lý thị trường Phú Thọ về mọi mặt theo hướng ngày càng chính quy, hiện đại và hội nhập để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Mặt khác phải triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; từng bước xã hội hóa công tác đấu tranh chống hàng giả, cũng như tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm và xây dựng chiến lược lâu dài đối với công tác chống hàng giả.
4.2.2. Phương hướng, nhiệm vụ
Với những quan điểm nêu trên, trong thời gian tới cần tập trung vào một số phương hướng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tăng cường công tác tham mưu cho UBND, Ban chỉ đạo 127 tỉnh, trong việc chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh công tác phối hợp và tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh theo Quy chế phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được ban hành kèm theo Quyết định số 19/2012/QĐ- UBND ngày 05/11/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, làm tốt hơn nữa công tác dự báo tình hình thị trường, kịp thời phát hiện những vấn đề nổi cộm phát sinh để có phương án ứng phó, nhất là những phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng buôn bán hàng giả để tổ chức kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật;
- Đẩy mạnh và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về hàng giả cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng nhằm nâng cao sự hiểu biết của họ về hàng giả và tạo ra sự đồng thuận của toàn xã hội đối với công tác đấu tranh chống hàng giả, giúp người dân nhanh chóng tiếp cận thông tin, phát hiện hàng giả để tránh nhầm lẫn, kịp thời tố giác với các cơ quan chức năng khi phát hiện hoặc mua phải hàng giả, không tiêu thụ hàng giả, không bao che hoặc tiếp tay cho sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân kinh doanh trong công tác tuyên truyền, phát hiện và ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nhất là việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do họ sản xuất, kinh doanh.
- Tăng cường công tác quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá trên thị trường; đồng thời từng bước nâng cao hiệu quả công tác điều tra, trinh sát, kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi vận chuyển, tàng trữ, sản xuất, buôn bán hàng giả; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Tăng cường hơn nữa công tác xây dựng, phát triển lực lượng theo hướng chính quy, hiện đại để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ. Trong đó chú trọng vào công tác trẻ hóa đội ngũ và không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực hàng giả cho cán bộ, công chức.
- Không ngừng đổi mới và trang bị bổ sung về thiết bị, công cụ dụng cụ và nguồn kinh phí, cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác đấu tranh chống hàng giả.
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Phú Thọ. tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Phú Thọ.
4.3.1. Giải pháp về tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức
Công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là công việc khó khăn, phức tạp và đòi hỏi tính lâu dài; ngoài sự nhiệt tình hăng hái, trách nhiệm đối với công việc thì những cán bộ, công chức thực hiện công việc này phải có chuyên môn nghiệp vụ sâu, có phương pháp khoa học và kiến thức rộng. Do đó, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thông qua công tác tuyển dụng ban đầu và đào tạo, bồi dưỡng sau tuyển dụng là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Chi cục.
* Về tuyển dụng, tuyển chọn công chức:
Căn cứ vào thực trạng nhân lực hiện tại có thể thấy rằng Đội ngũ công chức của Chi cục Quản lý thị trường Phú Thọ có độ tuổi trung bình khá đồng đều, điều đó cho thấy công tác tuyển dụng, tuyển chọn ban đầu đã được Chi cục quan tâm sâu sát theo hướng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức mang tính kế thừa, ưu tiên những ứng viên trẻ, có lòng nhiệt huyết, được đào tạo chính quy về kiến thức kinh tế, pháp luật và những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin... làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, tuyển chọn công chức theo các hình thức: Thi tuyển và xét tuyển. Thông qua công tác tuyển dụng từng bước xây dựng thế hệ kế cận và hình thành đội ngũ công chức có năng lực, trình độ chuyên sâu theo từng lĩnh vực để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.
* Về đào tạo, bồi dưỡng sau tuyển dụng:
Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức Quản lý thị trường sau khi tuyển dụng là một đòi hỏi cấp thiết. Thực tiễn cho thấy, hiện nay các chuyên ngành đào tạo ở các trường chuyên nghiệp chỉ dừng ở mức cung cấp cho người học những kiến thức mang tính phương pháp lý luận và tư duy mà không thể cung cấp đầy đủ, chi tiết về một lĩnh vực cụ thể nào đó, nhất là những lĩnh vực liên quan đến công tác quản lý nhà nước. Chính vì vậy, để mỗi công chức quản lý thị trường ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kịp thời cập nhật được những chủ trương, chính sách mới của Đảng, nhà nước cũng như nắm bắt được những kiến thức mới về hàng giả và công tác đấu tranh chống hàng giả trong xu thế phát triển hiện nay thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào một số giải pháp sau:
1) Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho công chức Quản lý thị trường theo từng chuyên đề hàng giả thông qua việc phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên, các cơ quan chuyên môn có liên quan (Cục Quản lý thị trường, Sở khoa học công nghệ, Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng,...) hoặc các Doanh nghiệp có các sản phẩm bị làm giả; tổ chức trao đổi, tọa đàm để tìm ra các biện pháp, giải pháp cho công tác đấu tranh chống hàng giả. Cụ thể:
- Về thời gian: Tùy vào điều kiện và tình hình thực tiễn, hàng năm Chi cục nên xây dựng kế hoạch tổ chức từ 2-3 đợt tấp huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ về hàng giả cho công chức Quản lý thị trường vào các thời điểm Quý I, II, III, không nên tổ chức vào dịp cuối năm là thời điểm cao độ về hoạt động kiểm tra kiểm soát.
- Về nội dung:
+ Tập hợp chuyên môn nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả như: Quy trình nghiệp vụ kiểm tra và nghiệp vụ điều tra trinh sát trong lĩnh vực đấu tranh chống hàng giả; Nhận biết và xử lý hàng giả; pháp luật về lĩnh vực hàng giả, sở hữu trí tuệ; kinh nghiệm trong kiểm tra, xử lý và đấu tranh chống hàng giả của các tập thể, cá nhân trong ngoài ngành; quản lý, sử dụng và ghi
chép ấn chỉ Quản lý thị trường; thông tin về diễn biến của hàng thật (đăng ký sở hữu trí tuệ, thương hiệu, công bố tiêu chuẩn chất lượng), tình trạng hàng giả trên thị trường (nổi lên ở từng thời điểm là mặt hàng gì, nguồn gốc ở đâu, kết quả xử lý như thế nào); các vấn đề mới phát sinh trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên