Giải pháp về tuyên truyền

Một phần của tài liệu Công tác chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (Trang 108)

L ời cam đoan

6. Bố cục luận văn

4.3.3. Giải pháp về tuyên truyền

Công tác tuyên tuyền là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người kinh doanh cũng như nâng cao sự hiểu biết của nhân dân trong quá trình tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ để họ tham gia tích cực vào việc đấu tranh tố giác, không tiếp tay cho các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và và từng bước xã hội hóa công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả thì công tác tuyên truyền cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Về nội dung: Ngoài việc tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước qua các văn bản quy định của pháp luật về hàng giả, các chế tài xử phạt đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả thì cần không ngừng đổi mới nội dung tuyên truyền cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó tập trung làm nổi bật hơn nữa những tác hại của tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả đến nền kinh tế đặc biệt là sức khỏe và đời sống của nhân dân. Thông qua công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp, vụ việc sản xuất và buôn bán hàng giả điển hình liên quan tới sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội, an ninh kinh tế... để mọi người biết và tẩy chay các hàng hóa bị làm giả cũng như tích cực tham gia đấu tranh tố giá các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả; từng bước xã hội hóa trong công tác phòng và chống sản xuất buôn bán hàng giả và nâng cao ý thức, năng lực tự bảo vệ của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

- Về hình thức tuyên truyền:

Bên cạnh việc duy trì làm tốt công tác tuyên truyền thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát thì cơ quan Quản lý thị trường cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các Hiệp hội chống hàng giả,

ban quản lý các chợ, các trung tâm thương mại trên địa bàn, tổ chức tuyên truyền chống hàng giả dưới nhiều hình thức như: Hội nghị tuyên truyền, tin bài, phóng sự... trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Trong đó với từng đối tượng cụ thể cần có mục tiêu, nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp:

+ Đối với các đối tượng sản xuất, kinh doanh: Cần tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật và nhận thức về tính nguy hại của hàng giả (hàng giả phá hoại môi trường kinh doanh, làm thiệt hại sản xuất chân chính, làm rối loạn kỷ cương pháp luật...) để các đối tượng kinh doanh tự giác chấp hành pháp luật, ủng hộ và phối hợp với các cơ quan Nhà nước chống nạn hàng giả, hàng nhái; tìm mọi biện pháp tự bảo vệ mình trước nguy cơ tấn công của nạn hàng giả hàng nhái như: Tự giác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ, đăng ký sở hữu trí tuệ, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá - dịch vụ…; hoặc tìm các biện pháp thích hợp khác để bảo vệ sản phẩm của mình: Dán tem hàng hoá, tem chống hàng giả, thực hiện đầy đủ các quy định về ghi nhãn sản phẩm, mở rộng việc quảng bá tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về sản phẩm chính hiệu của mình, mạng lưới phân phối tiêu thụ... Trường hợp tập thể và cá nhân cố tình gian lận (làm hoặc tiếp tay) cho các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm lợi ích của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính và lợi ích của người tiêu dùng thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào...

+ Đối với người tiêu dùng: Cần tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; treo các biểu ngữ, hình ảnh cảnh báo các nguy cơ về hàng giả, hàng nhái, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ hoặc những nơi công cộng... đặc biệt là duy trì thường xuyên việc tổ chức các gian hàng trưng bày hàng thật - hàng giả tại các cuộc triển lãm (ít nhất 1 đến 2 năm 1 lần) qua đó phát tờ rơi, hướng dẫn giúp cho mỗi người dân có đủ các thông tin cần thiết để nhận biết và lựa chọn được hàng thật, hàng chính hiệu; tránh xa hàng giả, trường hợp không may mua phải hàng giả thì tìm đến cơ quan Quản lý thị trường nào để tố giác và giải quyết.

+ Về lâu dài, Chi cục Quản lý thị trường Phú Thọ cần tổ chức sưu tầm và xây dựng phòng trưng bày hàng thật - hàng giả; phát động công chức trong lực lượng viết bài giới thiệu các giải pháp, kinh nghiệm đã tổng kết được trong đấu tranh chống hàng giả; phản ánh những vấn đề nổi cộm về hàng giả hoặc những vấn đề mới phát sinh ở từng địa bàn; nêu những thắc mắc về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ... đăng trên các báo, tạp chí, tập san chuyên đề của Cục Quản lý thị trường, các báo trung ương và địa phương...

+ Tăng cường phối hợp với các Hiệp hội, các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, các cơ quan, trường học và nhân dân tham gia để tuyên truyền và xây dựng được ý thức trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội đối với công tác đấu tranh chống hàng giả cũng như án mạnh mẽ hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả.

Tập trung triển khai làm tốt công tác tuyên truyền nhằm từng bước hướng tới mục tiêu xã hội hoá công tác đấu tranh chống hàng giả để: "Công tác đấu tranh chống hàng giả trở thành trách nhiệm chung của mọi người dân, mọi nhà sản xuất - kinh doanh, mọi Hiệp hội ngành nghề và của các cơ quan Nhà nước vì lợi ích chung của đất nước và của các thành viên trong xã hội”.

Một phần của tài liệu Công tác chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)