Những kinh nghiệm từ công tác chống hàng giả của Hàn Quốc và

Một phần của tài liệu Công tác chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (Trang 47)

L ời cam đoan

6. Bố cục luận văn

1.2.1.3. Những kinh nghiệm từ công tác chống hàng giả của Hàn Quốc và

Từ thực trạng hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Hàn Quốc và Nhật Bản có thể rút ra một số vấn đề rất có ích đối với hệ thống quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam:

- Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở các quy định pháp luật và cơ chế thực thi các quy định đó một cách có hiệu quả.

- Xử lý nghiêm khắc đối với các vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Khuyến khích sáng tạo và chú trọng tới công tác đào tạo nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trong cộng đồng đi đôi với việc đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để tăng hiệu quả và thuận lợi hóa của hệ thống sở hữu trí tuệ. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ và từng bước xã hội hóa công tác đấu tranh chống vi phạm về sở hữu trí tuệ thông qua việc nâng cao nhận thức của người dân về sở hữu trí tuệ.

1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả ở nước ta buôn bán hàng giả ở nước ta

Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, Việt Nam bắt đầu phải đối mặt với nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh từ cơ chế thị trường, trong đó có nạn hàng giả phát triển mạnh ở mọi thành phần kinh tế nhất là sức ép ngày càng lớn từ khu vực ngoài quốc doanh và hàng hoá nhập từ nước ngoài gây nhiều hậu quả xấu đối với kinh tế xã hội… Tình hình đó đặt ra những yêu

cầu và đòi hỏi cấp thiết trong công tác xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật chống sản xuất và buôn bán hàng giả phù hợp với tình hình mới. Trong công tác đấu tranh chống hàng giả của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật theo hướng đồng bộ, chặt chẽ và linh hoạt hơn, phù hợp với những thông lệ và luật pháp quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ... góp phần lành mạnh hoá thị trường, thiết lập cơ chế cạnh tranh lành mạnh cũng như bảo vệ ngày càng hiệu quả hơn lợi ích của Nhà nước, các doanh nghiệp và của người dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, mà công tác đấu tranh chống hàng giả hiện nay còn tồn tại một số vấn đề bất cập, hạn chế vẫn chưa được khắc phục triệt để. Qua công tác đấu tranh chống hàng giả tại Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu sau:

- Bài học đầu tiên phải nói đến là công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức về hàng thật, hàng giả và tác hại của hàng giả. Ví dụ: Thực tế chứng minh là: Thời gian qua, một số đài truyền thanh của xã, phường cứ sáng sớm và chiều tối đưa thông tin rằng “... hiện nay trên thị thường xuất hiện một số phụ phẩm, thực phẩm (tim, cật lợn, thịt, chân gà, trứng gà non...) nhập lậu từ nước ngoài có hoá chất độc hại, người tiêu dùng hãy cảnh giác...” là lập tức mặt hàng đó bị tẩy chay, không ai dám mua.

- Thường xuyên tổ chức triển lãm hàng thật - hàng giả để nhân dân nhận biết, khi mua hàng người tiêu dùng sẽ có ý thức cảnh giác để khỏi mua phải hàng giả và nếu ai cũng như vậy thì hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ bị tẩy chay không còn chỗ đứng.

- Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp; sự đồng tình ủng hộ của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội; sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả là yếu tố rất quan trọng. Ở đâu thực hiện tốt điều này thì ở đó sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng được hạn chế nhiều.

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải coi trọng công tác chống hàng giả, coi đây là nhiệm vụ của chính mình, phải tìm cách bảo vệ sản phẩm của mình không để kẻ khác làm giả, làm nhái. Mặt khác, phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát để kịp thời xử lý các trường hợp sản phẩm bị làm giả, làm nhái.

- Hàng giả phải bị triệt từ gốc, nghĩa là phải tìm ra nơi sản xuất, chế biến và luồng phân phối hàng giả để xử lý thì hiệu quả mới cao. Vì vậy phải tăng cường điều tra, trinh sát, thu thập các nguồn tin do quần chúng cung cấp để kiểm tra, kiểm soát và xử lý.

Một phần của tài liệu Công tác chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (Trang 47)