Kinh nghiệm chống hàng giả tại một số địa phương

Một phần của tài liệu Công tác chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (Trang 49)

L ời cam đoan

6. Bố cục luận văn

1.2.2.1. Kinh nghiệm chống hàng giả tại một số địa phương

Phú Thọ là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, giao thông chủ yếu là đường bộ và đường sắt nên tình hình sản xuất buôn bán hàng giả tại tỉnh Phú Thọ có những đặc điểm riêng song không nằm ngoài tình hình chung của cả nước. Do đó để có những bài hoặc kinh nghiệm sát hơn với thực tế nhằm hoàn thiện hơn các giải pháp chống hàng giả ta đi xem xét kinh nghiệm rút ra từ công tác đấu tranh chống hàng giả của lực lượng Quản lý thị trường tại một số tỉnh có đặc điểm về địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội có nét tương đồng với tỉnh Phú Thọ . Cụ thể như sau:

a. Kinh nghiệm chống hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường Thái Nguyên

Thời gian gần đây, lợi dụng khó khăn về kinh tế, sự biến động về cung cầu và giá cả, các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả đã dùng nhiều thủ đoạn gian lận để đưa ra thị trường các mặt hàng giả, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm hại nhiều mặt cho người dân, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, môi trường, môi sinh và làm thất thu ngân sách Nhà nước, hàng giả được sản xuất tại địa bàn tỉnh không nhiều, mà chủ yếu từ các địa phương lân cận và nước ngoài đưa vào tiêu thụ dưới nhiều hình thức, phương tiện khác nhau, có sự phân công và tổ chức khá chặt chẽ. Lực lượng Quản lý thị trường Thái Nguyên đã kiểm tra và xử lý nhiều mặt hàng giả chủ yếu như: Bột ngọt giả nhãn hiệu AJINOMOTO, sữa giả nhãn hiệu ENSURE, rượu giả nhãn hiệu Vodka Hà Nội, nước mắm giả nhãn hiệu Nam Ngư... Hàng vật tư nông nghiệp, phân bón giả nhãn hiệu, hóa mỹ phẩm, bột giặt OMO, phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu HONDA…

Các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng, gây biến động thị trường. Vì vậy, để xử lý tận gốc nạn hàng giả cần:

- Bên cạnh việc tăng cường kiểm soát hàng giả lưu thông trên thị trường, Chi cục QLTT tỉnh thường xuyên phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền chính sách pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh, ngăn chặn hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả; hướng dẫn người tiêu dùng cách phân biệt hàng thật hàng giả; tổ chức triển lãm hàng thật hàng giả tại các Hội chợ thương mại...

- Sự vào cuộc của các cấp, các ngành, nhất là lực lượng thanh tra chuyên ngành, phải bổ sung chế tài đủ mạnh và có các biện pháp xử lý kiên quyết hơn nữa mới mang lại hiệu quả cao và có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hơn nữa giữa các cấp, ngành với lực lượng QLTT trong công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả;

- Cần tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng với các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc đấu tranh chống hàng giả, đặc biệt là vai trò của các doanh nghiệp.

(Nguồn: www.baothainguyen.org.vn)

b. Kinh nghiệm chống hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương

Hàng giả lưu thông trên thị trường nội địa có nguồn gốc từ hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng giả được sản xuất trong nước. Do đó cách thức, biện pháp để tổ chức kiểm tra, xử lý với mỗi loại hình cũng có những đặc thù riêng để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. Trong những năm gần đây Chi cục QLTT Hải Dương đã đẩy mạnh công tác đấu tranh chống hàng giả qua đó đã phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, thu giữ nhiều loại mặt hàng giả như: Mũ xe máy và các loại sen vòi inax giả, hàng nghìn sản phẩm phụ tùng xe máy giả, loa giả nhãn hiệu MICROLAB, Mỳ chính AJINOMOTO giả,…Qua công tác đấu tranh chống hành giả có đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Thứ nhất, là nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, trinh sát: Có thể nói, trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả thì khâu trinh sát, nắm đối tượng và phát hiện vi phạm đóng vai trò hết sức quan trọng và ý nghĩa quyết

định. Để có thể phát hiện được những vụ việc vi phạm lớn của các đầu mối kinh doanh hàng giả, các cơ sở sản xuất hàng giả đòi hỏi cán bộ phải có nghiệp vụ cao trong trinh sát, thâm nhập để thu thập thông tin, chứng cứ vi phạm làm căn cứ xử lý kết hợp với việc thu thập các thông tin liên quan đến tình trạng bảo hộ của sản phẩm, hàng hoá.

- Thứ hai, là công tác phối kết hợp với các doanh nghiệp có hàng hoá bị xâm phạm: Trong công tác đấu tranh chống hàng giả thì sự tham gia của doanh nghiệp có hàng hoá bị xâm phạm trong nhiều trường hợp có ý nghĩa quyết định. Doanh nghiệp chính là đơn vị sẽ xác định tính hợp pháp của sản phẩm, cung cấp các tài liệu, chứng cứ, dấu hiệu để cơ quan chức năng phân biệt hàng hoá vi phạm với hàng giả; trong nhiều trường hợp, với đội ngũ cán bộ thị trường đông đảo và có nghiệp vụ sâu về hàng hoá của mình, doanh nghiệp chính là đơn vị sẽ cung cấp thông tin về đối tượng vi phạm cho các cơ quan chức năng.

Một số sản phẩm trên thị trường hiện nay, đặc biệt là hàng hoá nhập ngoại có nhiều dấu hiệu là hàng giả nhưng cơ quan chức năng không đủ căn cứ để xử lý do không có sự tham gia của doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp tại Việt Nam. - Thứ ba, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực thi: Do những thay đổi trong quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, không ít đơn vị đã có dấu hiệu “chùn tay” khi xử lý các vi phạm về xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu... Trong điều kiện chưa có cơ quan giám định sở hữu trí tuệ độc lập, cần thiết phải nâng cao trình độ của cán bộ thực thi trong việc đánh giá vi phạm. Có thể nghiên cứu mô hình thành lập một Hội đồng tư vấn nghiệp vụ gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Quản lý thị trường và một số đơn vị như Sở Khoa học Công nghệ, Công an... kết hợp với việc tham khảo ý kiến chuyên môn của Cục Sở hữu trí tuệ để kết luận về vi phạm.

Thực tế hàng năm Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương đều phối hợp với các doanh nghiệp để tổ chức các đợt tập huấn hướng dẫn kỹ năng phân biệt hàng giả cho cán bộ thực thi, cách làm này đã mang lại những kết quả rất đáng khích lệ và là mô hình cần nhân rộng.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

1) Tác động của sản xuất, buôn bán hàng giả đến nền kinh tế và các lĩnh vực của đời sống xã hội như thế nào? Nhận định xu hướng phát triển của vấn nạn hàng giả trong thời kỳ hội nhập?

2) Quan điểm về đấu tranh chống hàng giả? Kết quả công tác đấu tranh chống hàng giả những năm gần đây?

3) Những việc đã làm được, những khó khăn, tồn tại trong công tác đấu tranh chống hàng giả của lực lượng Quản lý thị trường Phú Thọ?

4) Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới cần làm gì?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để đánh giá thực trạng công tác đấu tranh chống sản xuất hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ tác giả đã tiến hành thu thập nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được lấy từ nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức, các văn bản quy phạm pháp luật.

* Thu thập thông tin qua số liệu thứ cấp:

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác chống hàng giả như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại, Luật Bảo vệ người tiêu dùng; các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật; các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả như: Nghị định 06/2008/NĐ-CP, Nghị định 97/2010/NĐ-CP, Nghị định 08/2013/NĐ- CP…và các Thông tư, Chỉ thị của các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Các báo cáo tổng kết công tác quản lý thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ và các báo cáo tổng kết công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2012.

- Các tài liệu sách báo, tạp chí có bài viết liên quan đến công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả; các thông tin bài viết trên mạng internet bằng các công cụ tìm kiếm như: Google, yahoo,…

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết đã tiến phân loại tài liệu đã thu thập được; liên kết các yếu tố, các thành phần thông tin thu thập được thành một chỉnh thể để tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về công tác đấu tranh chống hàng giả. Cụ thể:

- Từ các văn bản pháp luật, các báo cáo đánh giá của Chi cục Quản lý thị trường Phú Thọ, tổng hợp xây dựng các cơ sở lý luận về hàng giả, công tác đấu tranh chống hàng giả như: Khái niệm về hàng giả, bản chất hàng giả, tác hại của hàng giả, phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả; các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả; kinh nghiệm đấu tranh chống hàng giả của quốc tế và Việt Nam.

- Từ các số liệu thu thập được tổng hợp xây dựng các bảng số liệu thống kê theo các tiêu chí phục vụ cho công tác đánh giá thực trạng công tác đấu tranh chống hàng giả bao gồm:

+ Tình hình nguồn nhân lực: Cơ cấu lao động theo độ tuổi, theo giới tính, theo trình độ; Phân bố lao động theo khu vực địa lý;

+ Phân bổ chỉ tiêu kế hoạch về kiểm tra xử lý của các Đội Quản lý thị trường thông qua: Số vụ xử phạt vi phạm hành chính;

+ Kết quả kiểm tra xử lý của lực lượng quản lý thị trường Phú Thọ giai đoạn 2010-2012 chia theo: Loại hình hàng giả và địa bàn quản lý trên cơ sở các chỉ tiêu về: Số vụ xử phạt vi phạm hành chính, số tiền phạt vi phạm hành chính và trị giá hàng hóa tịch thu.

+ Số lượng, chủng loại hàng giả đã phát hiện và tịch thu xử lý giai đoạn 2010-2012: Tên hàng hóa, số lượng tịch thu qua các năm.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp này phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và công tác đấu tranh chống hàng giả thông qua việc phân tích, đánh giá, so sánh sự biến động về số liệu qua các năm giai đoạn từ 2010- 2012

- Từ nguồn dữ liệu, bài viết, các báo cáo phân tích đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, công tác đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường Phú Thọ.

- Về nguồn nhân lực: Tính toán cơ cấu về giới tính, độ tuổi và trình độ trên tổng số lao động của Chi cục; so sánh đánh giá sự tăng giảm qua các năm qua các chỉ số tuyệt đối và tương đối; đưa ra đánh giá về thực trạng trên cơ sở các số liệu tính toán và đánh giá mức độ tác động của thực trạng nguồn nhân lực đến công tác chống hàng giả.

Độ tuổi trung bình =

Với A1, A2, A3, A4: Là số lao động ứng với các nhóm tuổi.

- Phân bổ chỉ tiêu xử lý về hàng giả: Tính toán kết quả thực hiện về số vụ xử lý trên chỉ tiêu giao ta được mức độ hoàn thành nhiệm vụ:

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ = * 100%

- Kết quả công tác xử lý vi phạm về hàng giả theo đơn vị hành chính và loại hàng giả: Từ kết quả thực hiện về số vụ xử lý vi phạm và số tiền phạt vi phạm hành chính, tiến hành tính toán các chỉ tiêu tăng giảm tuyệt đối, tương đối qua các năm; đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng công tác chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2012.

Kết quả xử lý Số vụ phân bổ 25*A1+35*A2+45*A3+55*A4

- Tính toán, tổng hợp số lượng, chủng loại hàng giả, so sánh sự tăng giảm qua các năm; đưa ra nhận xét đánh giá về sự tăng giảm các chủng loại hàng giả trên thị trường cũng như đánh giá kết quả thực hiện của lực lượng Quản lý thị trường trong công tác chống hàng giả.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

1) Chỉ tiêu về cơ cấu về lao động: Theo giới tính, độ tuổi, trình độ; mức độ tăng, giảm qua các năm.

2) Chỉ tiêu về phân bổ lao động theo địa bàn: Số lượng công chức QLTT làm việc tại một Đội QLTT địa bàn.

3) Chỉ tiêu phân bổ xử lý về hàng giả của Chi cục Quản lý thị trường theo đơn vị hành chính: Kết quả xử lý về số vụ và số tiền theo từng đơn vị.

4) Chỉ tiêu về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả giai đoạn 2010 - 2012: Kết quả xử lý về số vụ và số tiền theo các loại hình hàng giả (Giả về nhãn hiệu hàng hóa, giả về kiểu dáng công nghiệp, giả về chỉ dẫn địa lý, giả về tem nhãn, bao bì; giả về nguồn gốc xuất xứ).

5) Chỉ tiêu về số lượng, chủng loại hàng giả đã xử lý giai đoạn 2010-2012: Phụ lục các mặt hàng, số lượng đã tịch thu.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG

TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.

Tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính: Thành phố Việt Trì; Thị xã Phú Thọ và 11 huyện: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập. Bao gồm 277 xã, phường, thị trấn. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây- Đông- Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học- kỹ thuật giữa các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Quộc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc). Quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La cùng với các tỉnh bạn trong nước và Quốc tế.

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò,

Một phần của tài liệu Công tác chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (Trang 49)