Quan điểm của Đảng, Nhà nước và chính sách, pháp luật về đấu tranh

Một phần của tài liệu Công tác chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (Trang 36)

L ời cam đoan

6. Bố cục luận văn

1.1.10. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và chính sách, pháp luật về đấu tranh

chống sản xuất, buôn bán hàng giả

Nhận thức rõ những tác hại của hàng giả cũng như tình trạng báo động của nạn hàng giả đối với kinh tế xã hội và cộng đồng, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời có những chiến lược và chủ trương chính sách phù hợp nhằm chấn chỉnh lại sản xuất và lưu thông hàng hoá nội địa.

Trong quá trình đổi mới, khởi động từ những thử nghiệm ban đầu trong những năm đầu thập kỷ 80 và từ năm 1986, đường lối đổi mới được chính thức đề ra trong Đại hội VI của Đảng. Từ đó, nền kinh tế nước ta từng bước được chuyển sang cơ chế quản lý mới; từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khi đề ra đường lối đổi mới và chủ trương chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường như một chiến lược lâu dài, Đảng ta đã thấy rõ tính hai mặt của cơ chế này: Vừa có những tác dụng tích cực to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, vừa có những tác động tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, một trong những quan điểm cơ bản của Đảng ta là: Vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước, nhằm phát huy tác dụng tích cực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế này.

Một trong những mặt tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường là: Cạnh tranh không lành mạnh, sản xuất và buôn bán hàng giả. Ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Trung ương Đảng đã nhận xét, đánh giá và chỉ rõ các hiện tượng tiêu cực này. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VI trước Đại hội đại biểu lần thứ VII (tháng 6/1991) đã ghi: “Công tác quản lý thị trường có nhiều sơ hở, nạn buôn lậu, làm hàng giả trầm trọng và kéo dài...” và còn ghi: “…trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực đã xuất hiện nhiều hiện tượng

tiêu cực mới mà chúng ta chưa lường hết, chậm phát hiện và chưa xử lý tốt. Đó là lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế...”

Từ những quan điểm nhận định nêu trên, Đảng ta đã có chủ trương: “Kiên quyết chống buôn lậu và các hiện tượng tiêu cực khác trong lưu thông...”

Những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng như nêu trên được khẳng định lại trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại đại hội lần thứ VIII: “...phát huy tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của thị trường” và “…tăng cường quản lý thị trường, hướng dẫn các thành phần kinh tế trong thương nghiệp phát triển đúng hướng, đúng chính sách, pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, chống trốn thuế, lậu thuế, lưu thông hàng giả”

Các quan điểm, chủ trương của Đảng về sản xuất và buôn bán hàng giả trong cơ chế kinh tế thị trường đã được Nhà nước ta từng bước thể chế hoá thành các văn bản pháp luật và tổ chức các lực lượng triển khai thực hiện trong những năm qua.

Trong Bộ luật hình sự có hiệu lực từ 01/07/2000 (thay thế Bộ luật hình sự ban hành năm 1985 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong các năm 1989, 1991, 1992 và 1997) đã quy định 3 điều để xử lý các tội liên quan đến sản xuất và buôn bán hàng giả, đồng thời trong “Pháp lệnh chất lượng hàng hoá” và “Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” đều có những điều quy định cấm sản xuất kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng hoá không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật.

Ngày 27/10/1999 Thủ tướng đã ra Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, nội dung của Chỉ thị có chỗ nêu rõ "các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải coi việc chống sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Phải có biện pháp đồng bộ, kiên quyết để đấu tranh ngăn chặn, từng bước đẩy lùi hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả. Mọi hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ

hàng giả được phát hiện đều phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Những vụ việc nghiêm trọng phải kịp thời đưa ra xét xử nhằm răn đe, giáo dục chung"... Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ thị và giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ, ngành, UBND địa phương cũng như mọi doanh nghiệp và người dân trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả...

Sau một thời gian thực hiện Chỉ thị 31 của Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành và toàn xã hội đã thực sự quan tâm hơn và có nhiều nỗ lực tích cực trong công tác này; so với những năm trước đây, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả đã có những chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động, nhờ đó sản xuất và buôn bán hàng giả về cơ bản đã giảm đáng kể, nhiều vụ sản xuất, buôn bán, nhập lậu, nhập khẩu hàng giả đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Như vậy, trong quá trình đổi mới xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã luôn nhìn nhận và có quan điểm rõ về những mặt trái của cơ chế thị trường, trong đó có các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và luôn coi việc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực này là một nhiệm vụ quan trọng và lâu dài và chủ trương đấu tranh rất kiên quyết, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, lợi ích của người tiêu dùng cũng như lợi ích của các nhà doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật.

* Chính sách hiện hành:

1) Các văn bản luật: Bộ Luật hình sự, Bộ Luật dân sự, Luật Thương mại, Luật Hải quan, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học công nghệ, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá,...Cụ thể:

a. Bộ luật Dân sự năm 2005:

- Từ Điều 736 đến Điều 749 quy định về Quyền tác giả và Quyền liên quan Quyền tác giả;

- Từ Điều 750 đến Điều 753 quy định về quyền sử hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

b. Bộ Luật Hình Sự Số 15/1999/QH10 đã được sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009

- Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả;

- Điều 157. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

- Điều 158. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây chồng, vật nuôi;

- Điều 164. Tội làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả; - Điều 170a. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan - Điều 171. Tội xâm phạm sở hữu công nghiệp;

- Điều 180. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả;

- Điều 181. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hàng séc giả, các giấy tờ có giá trị khác.

c. Luật thương mại năm 2005:

- Điều 14. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng;

- Điều 25. Hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện;

- Điều 108. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại. d. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005:

Có 6 phần, 18 chương, 222 Điều.

Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.

Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phẩm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 200 gồm các cơ quan:

- Toàn án: Thẩm quyền áp dụng biện pháp dân sự, hình sự, biện pháp khẩn cấp. - Thanh tra

- Quản lý thị trường - Hải quan

- Công an

- UBND các cấp

Thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính, biện pháp ngăn chặn.

e. Luật cạnh tranh năm 2004: - Điều 40. Chỉ dẫn gây nhầm lẫm;

- Điều 41. Xâm phạm bí mật kinh doanh. f. Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2011

2) Các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sử hữu trí tuệ bao gồm:

- Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính hoạt động thương mại;

- Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

- Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 109/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP.

- Nghị định số 08/2013/NĐ- CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả;

Và hệ thống các Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành; các văn bản pháp quy khác theo đó là hàng loạt các quyết định, quy định hướng dẫn kèm theo có tác dụng cụ thể hoá và hướng dẫn chi tiết cách áp dụng, hướng dẫn thi hành... đối với từng điều khoản, quy định liên quan. Đây thực sự là những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng trong việc tạo dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác đấu tranh chống hàng giả, đồng thời góp phần từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích các hoạt động kinh tế thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ,... phát triển bảo đảm tính lành mạnh và có định hướng của Nhà nước.

Như vậy trong mỗi lĩnh vực về cơ bản đã hình thành tương đối đầy đủ các chế định pháp lý tương ứng liên quan, mang tính hệ thống pháp lý từ cao xuống thấp, được quy định và hướng dẫn tương đối chi tiết, đầy đủ và cụ thể, các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, phần lớn đã được điều chỉnh thích hợp trong các văn bản pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Công tác chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)