L ời cam đoan
6. Bố cục luận văn
3.2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chống hàng giả
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, kiểm soát viên thị trường luôn được Chi cục ưu tiên hàng đầu, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý về các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại, nhất là đối với các hành vi vi phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, do đó đòi hỏi người công chức Quản lý thị trường ngày càng phải được đào tạo một cách chính quy, bài bản và được trang bị những kiến thức về nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua Chi cục Quản lý thị trường Phú Thọ đã thường xuyên tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ công chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị. Đồng thời Chi cục phối hợp với Cục Quản lý thị trường- Bộ Công thương, các Doanh nghiệp, Tập đoàn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về hàng giả cho cán bộ, công chức thông qua mốt số hình thức chủ yếu sau:
- Tổ chức hội nghị về hàng giả: Phối hợp Cục Quản lý thị trường- Bộ Công thương, và một số Doanh nghiệp có sản phẩm đang bị làm giả trên thị trường (Ví dụ: Công ty AJINOMOTO Việt Nam với sản phẩm Mỳ chính AJINOMOTO…) tổ
chức Hội nghị tập huấn các quy định của pháp luật về hàng giả và các nhận biết hàng giả cho cán bộ, công chức Quản lý thị trường. Đây là hình thức do Chi cục chủ động trong khâu tổ chức nên tập trung được phần lớn công chức tham gia. Tuy nhiên, do hạn hẹp về nguồn kinh phí và sự phối hợp của các Doanh nghiệp còn hạn chế nên hình thức tuyên truyền này tổ chức không được thường xuyên.
- Cử công chức, kiểm soát viên tham gia các lớp bồi dưỡng, Hội thảo về hàng giả do Cục Quản lý thị trường tổ chức hoặc đi trao đổi, học tập kinh nghiệm kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hàng giả tại các tỉnh có hoạt động thương mại phát triển, các tỉnh giáp biên giới nơi có hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả hoạt động mạnh. Đây là hình thức đào tạo mà Chi cục không chủ động phải phụ thuộc vào đơn vị tổ chức nên thường số lượng cử đi học tập có hạn (thường là cử đại diện) và những kiến thức mới được tiếp nhận phục thuộc nhiều vào khả năng tiếp thu cá nhân của người được cử đi học.
- Tự đào tạo thông qua hình thức kèm cặp: Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, những Kiểm soát viên có giàu kinh nghiệm và có nghiệp vụ tốt kèm cặp, hướng dẫn cho những Kiểm soát viên, nhân viên ít kinh nghiệm hoặc yếu nghiệp vụ nhất là người mới vào ngành. Đây là hình thức đào tạo dễ thực hiện nên được Chi cục áp dụng thường xuyên, tuy nhiên việc đào tạo đôi khi mang tính kinh nghiệm, lối mòn truyền từ người này sang người khác mà thiếu sự cập nhật hoặc hạn chế tính chủ động, sáng tạo của người được đào tạo.
Kết quả trong giai đoạn 2010 - 2012 Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã tổ chức và phối hợp tổ chức 06 Hội nghị tập huấn cho công chức của Chi cục và các thương nhân tham gia sản xuất kinh doanh trong đó có 01 Hội nghị phối hợp với Ajnomoto Việt Nam hướng dẫn về cách nhận biết hàng thật - hàng giả đối với mặt hàng Mỳ chính Ajnomoto và cử 02 Đoàn cán bộ đi học tập và trao đổi nghiệp vụ về đấu tranh chống hàng giả tại Hà Nội và Quảng Ninh.
Bảng 3.3. Kết quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ chống hàng giả cho công chức QLTT giai đoạn 2010-2012
Nội dung ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Cử Đoàn cán bộ (06 người) QLTT tham gia Hội thảo “Thực thi quyền SHTT các biện pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT của Perftti Van Melle” do Cục QLTT tổ chức tại Hà Nội
Đợt 1 - -
Cử Đoàn cán bộ (16 người) đi học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
Đợt - 1 -
Hội nghị tập huấn về nhận biết Rượu Hà Nội thật - giả cho công chức QLTT do Chi cục QLTT Phú Thọ phối hợp với Công ty Cổ Phần Cồn rượu HN tổ chức tại Phú Thọ
Đợt - 1 -
Hội nghị tập huấn về nhận biết mỳ chính AJINOMOTO thật - giả cho công chức QLTT Do Chi cục QLTT Phú Thọ phối hợp với Công ty Ajonomoto tổ chức tại Phú Thọ
Đợt - - 1
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã có sự quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ chống hàng giả cho cán bộ, công chức. Tuy nhiên, số lượng các đợt tổ chức còn ít chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Hơn nữa, sau các đợt đào tạo bồi dưỡng trên hầu hết không có sự đánh giá chất lượng sau quá trình đào tạo nên không nắm được kết quả cũng như tác dụng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đối tượng được đào tạo.
Trong khi các hình thức đào tạo trên vẫn còn có những hạn chế nhất định như: Đào tạo theo hình thức hội nghị (số lượng học viên đông, học viên chủ yếu ngồi nghe giảng, ít ghi chép, sự thảo luận và trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ cũng thường rất hạn chế) nên việc tiếp thu được kiến thức không sâu, không nhiều và chóng quên nhất là học viên cao tuổi. Bên cạnh đó, việc cử cán bộ đi học tập, nghiệp vụ hoặc trao đổi kinh nghiệm thường chỉ tập trung vào một số công chức khá về chuyên môn nghiệp vụ hoặc có tinh thần ham học hỏi nhưng số lượng cử đi học không được nhiều, sau khi kết thúc đợt đào tạo thì việc truyền đạt lại kiến thức mới từ người được cử đi học với người không được cử học cũng ít được chú trọng nên đã dẫn đến tình trạng một số người đã hiểu biết thì ngày càng hiểu biết và giỏi hơn trong khi phần nhiều còn lại thì ngày càng yếu, kém về chuyên môn nghiệp vụ.
Qua đây có thể thấy rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ về hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường Phú Thọ tuy đã được triển khai song vẫn còn nhiều hạn chế, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hiện tại chưa thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức Quản lý thị trường trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng phải đổi mới cả về tư duy và phương pháp thực hiện.