Các nhân tố thúc đẩy sản xuất, buôn bán hàng giả

Một phần của tài liệu Công tác chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (Trang 30)

L ời cam đoan

6. Bố cục luận văn

1.1.7. Các nhân tố thúc đẩy sản xuất, buôn bán hàng giả

- Nhân tố rất quan trọng thúc đẩy sản xuất, buôn bán hàng giả là cạnh tranh trên toàn cầu và trong nước ngày càng gay gắt, quyết liệt mang tính sống còn, hệ quả của nó là các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện cạnh tranh theo pháp luật nảy sinh ra các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, không chú trọng xây dựng văn hoá kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp… dẫn tới con đường sản xuất, buôn bán hàng giả.

- Hiểu biết của công chúng về bảo hộ sở hữu công nghiệp và chống hàng giả: Hiện nay là sự am hiểu và quan tâm của doanh nghiệp, nhất là ban lãnh đạo doanh nghiệp đối với quyền sở hữu công nghiệp chưa đầy đủ. Phần lớn các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc xác lập các quyền về nhãn hiệu hàng hoá và sở hữu công nghiệp của mình. Vì vậy, khi hàng hoá mang nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp bị vi phạm thì doanh nghiệp đó không có cơ sở pháp lý để kiện tụng hoặc tố cáo. Mặt khác do không quan tâm đến quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập của người khác nên doanh nghiệp dễ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp khác.

- Việt Nam nằm cạnh trung tâm sản xuất, buôn bán hàng giả lớn nhất thế giới là Trung Quốc, có tác động rất lớn đối với thị trường nội địa. Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề này nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn để hạn chế nó.

- Quan hệ giao lưu, trao đổi hàng hoá ngày càng mở rộng, không chỉ ở trong nước mà còn phát triển với các nước trên thế giới và trong khu vực; thông tin, khoa học công nghệ phát triển nhanh, bên cạnh phần tích cực của nó, thì những kẻ sản xuất - kinh doanh hàng giả cũng triệt để lợi dụng khai thác lợi thế này. Trong quá trình phát triển kinh tế, trình độ quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế và cuối cùng là hệ thống pháp luật của nước ta mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa hoàn chỉnh.

- Việc mở cửa phát triển kinh tế đối ngoại thu hút mạnh người nước ngoài và Việt kiều vào Việt Nam đầu tư, liên doanh, liên kết, tham quan du lịch,... đồng thời kéo theo hoạt động sản xuất - buôn bán hàng giả, hàng nhái sản phẩm của các cơ sở sản xuất nổi tiếng trên thế giới và thông qua đó họ lợi dụng vận chuyển và sử dụng séc chuyển tiền giả, thẻ Master card giả, tiền Việt Nam, ngoại tệ giả và các loại giấy tờ giả khác.

- Thủ đoạn sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi hơn do sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức, nhưng phổ biến nhất vẫn là các loại hàng giả về chất lượng, công dụng, giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ...

- Đối với đa số người tiêu dùng, các hiểu biết về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, sở hữu công nghiệp và chống hàng giả cũng chưa được phổ cập; vì vậy họ thường dễ bị nhầm lẫn khi mua hàng và khi phát hiện ra hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng giả thì thường lúng túng không biết phải làm gì.

Một phần của tài liệu Công tác chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)