L ời cam đoan
6. Bố cục luận văn
4.3.5. Giải pháp tăng cường sự hợp tác của các Doanh nghiệp, Hiệp hội trong
công tác đấu tranh chống hàng giả
Phải khẳng định rằng vai trò tham gia chống hàng giả của Doanh nghiệp nhất là các Doanh nghiệp có hàng hoá bị xâm phạm là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng lớn đến kết quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về hàng giả. Bởi Doanh nghiệp chính là nhà sản xuất ra sản phẩm, do đó sẽ xác định được tính hợp pháp của sản phẩm cũng như cung cấp các tài liệu, chứng cứ, dấu hiệu giúp các cơ quan chức năng phân biệt hàng hoá giữa hàng hóa chính hiệu và hàng giả, hàng nhái. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ thị trường đông đảo với nghiệp
vụ sâu về hàng hoá sẽ cung cấp thông tin về đối tượng vi phạm cho các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó việc hợp tác chặt chẽ với các Hiệp hội có liên quan: Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hiệp hội sở hữu trí tuệ… nhằm tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xây dựng thương hiệu Việt Nam; nâng cao nhận thức và áp dụng các hình thức tổ chức khác nhằm động viên các doanh nghiệp, người tiêu dùng tham gia tích cực vào công tác chống hàng giả, cuộc vận động người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam.
Hiện nay, cùng với quá trình mở cửa hội nhập thì trên thị trường các sản phẩm hàng hóa do nước ngoài sản xuất xuất hiện ngày càng nhiều. Trong đó nhiều sản phẩm nhập ngoại có nhiều dấu hiệu là hàng giả nhưng cơ quan chức năng không đủ căn cứ để xử lý do không có sự tham gia của các doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác chống hàng giả thì trong thời gian tới Chi cục Quản lý thị trường cần thường xuyên liên hệ và hợp tác chặt chẽ hơn nữa đối với các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Cụ thể:
- Hàng năm tổ chức đối thoại, hội thảo với các doanh nghiệp, các chủ sở hữu quyền để giới thiệu các hoạt động của các cơ quan chức năng; trao đổi về các vấn đề liên quan đến công tác đấu tranh chống hàng giả, những khó khăn, vướng mắc đã gặp phải cũng như tiếp thu các ý kiến đóng góp và các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp, các chủ sở hữu quyền.
- Đối với những Doanh nghiệp đã từng có sự hợp tác qua công tác kiểm tra, xử lý hàng giả như: Công ty Honda Việt Nam, công ty AJINOMOTO, Công ty UNILEVER,...cần tiếp tục duy trì mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ hơn nữa đặc biệt là bộ phận phụ trách thị trường tại tỉnh Phú Thọ để nắm bắt các thông tin cũng như phối hợp kiểm tra, xử lý hàng giả.
- Đối với những loại hàng hóa chưa xử lý mà có nhiều nguy cơ về hàng giả thì chủ động liên hệ với Nhà sản xuất thông qua đó tạo dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài trong công tác chống hàng giả.
Từ thực tiễn của công tác chống hàng giả trong những năm qua cho thấy việc duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với các Doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh là một trong những biện pháp hiệu quả, tích cực trong đấu tranh phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả trong giai đoạn hiện nay.