L ời cam đoan
6. Bố cục luận văn
4.4.2. Đối với UBND tỉnh Phú Thọ
- Đề nghị UBND tỉnh xem xét, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung tăng cường nguồn kinh phí, phương tiện phục vụ cho công tác đấu tranh chống hàng giả bao gồm: Các chi phí mua tin, kiểm định hàng giả, chi phí điều tra, trinh sát, chi phí vận chuyển, bảo quản hàng giả, đặc biệt là kinh phí tiêu huỷ hàng hóa giả.... Bên cạnh đó, cần có cơ chế thuận lợi về việc dành các khoản thu về chống hàng giả, gồm: Tiền thu về xử phạt vi phạm hành chính, bán tang vật bị xử lý tịch thu, kể cả tiền bán hàng giả, hàng kém chất lượng sau khi tái chế... cho đơn vị chống hàng giả lập quỹ đấu tranh chống hàng giả dùng vào việc hỗ trợ kinh phí hoạt động của công tác này và bồi dưỡng, khen thưởng cho người có thành tích trong công tác phát hiện, kiểm tra và xử lý vi phạm về hàng giả.
- Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung thêm biên chế cho lực lượng Quản lý thị trường Phú Thọ để tăng cường nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay và thời gian tiếp theo./.
KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đạt hóa đất nước, cùng với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái ngày càng phát triển mạnh, đã và đang trở thành vấn nạn gây ra nhiều tác động tiêu cực nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Chính vì vậy, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết và góp phần tích cực vào việc giữ vững, ổn định thị trường hàng hóa và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Với các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, bằng các phương pháp tiếp cận hệ thống luận văn: "Công tác chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ" đã giải quyết được các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến công tác đấu tranh chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đồng thời xin đưa ra một số kết luận như sau:
- Hàng giả trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã và đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Hàng giả xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường với mẫu mã đa dạng, phong phú; thủ đoạn sản xuất và buôn bán hàng giả cũng ngày một tinh vi hơn. Công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả là việc làm hết sức cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên nhất là trong giai đoạn xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ.
- Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác QLTT nói chung và công tác đấu tranh chống hàng giả nói riêng tại Chi cục QLTT Phú Thọ hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nhiệm vụ do số lượng hạn chế, với trình độ chuyên môn không đồng đều, do đó việc nâng cao chất lượng Đội ngũ cán bộ, công chức QLTT là một vấn đề cấp thiết.
- Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra vấn đề về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chống hàng giả cho cán bộ công chức QLTT để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Với các hình thức đào tạo, bồi dưỡng hiện tại mà Chi cục đã thực hiện nhìn chung chưa thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp về chống hàng giả cho công chức QLTT do vậy cần được triển khai một cách bài bản hơn và cần có sự kiểm tra đánh giá sau đào tạo.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung, về hàng giả nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm
song chưa được triển khai thường xuyên, liên tục và đôi lúc đôi nơi vẫn còn mang tính hình thức kém hiệu quả. Đòi hỏi trong thời gian tới Chi cục cần quan tâm hoàn thiện cả về nội dung và hình thức cũng như công tác tổ chức triển khai thực hiện.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về hàng giả của lực lượng QLTT có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn và nâng cao tính răn đe đối với những hành vi vi phạm. Tuy thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn tồn tại tình trạng dễ làm, khó bỏ, triển khai theo lối mòn ít tìm tòi, sáng tạo nên hiệu quả đạt được chưa cao cần được tăng cường hoàn thiện và đẩy mạnh hơn nữa để đạt hiệu quả cao hơn.
- Công tác đấu tranh chống hàng giả của lực lượng QLTT hiện nay phải đối mặt với không ít khó khăn trong đó: Sự phối hợp của các doanh nghiệp, sự bất cập trong hệ thống các quy định pháp luật về hàng giả và điều kiện vật chất, công cụ, phương tiện phục vụ cho công tác còn thiếu là những vấn đề cấp bách cần được quan tâm khắc phục để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chống hàng giả trong giai đoạn mới.
- Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới cần triển khai làm tốt một số giải pháp sau:
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức QLTT thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng;
+ Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về hàng giả.
+ Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về hàng giả theo hướng xã hội hóa công tác đấu tranh chống hàng giả.
+ Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác đấu tranh chống hàng giả;
+ Tăng cường sự hợp tác của các Doanh nghiệp, Hiệp hội trong công tác đấu tranh chống hàng giả;
Với những kết quả nghiên cứu trên đây, tác giả hy vọng sẽ đóng góp vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống hàng giả của lực lượng QLTT tỉnh Phú Thọ qua đó góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt
1. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.
2. Bộ Luật Hình sự số 15/1999/QH10, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung 2009/QH12 ngày
3. Luật thương mại số 36/2005/QH11, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
4. Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
5. Luật cạnh tranh số 24/2004/QH11, Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004.
6. Luật bảo vệ người tiêu dùng số 59/2010/QH12, Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010.
7. Nghị định số 06/2008/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính hoạt động thương mại, Chính phủ ban hành ngày 16/01/2008.
8. Nghị định số 97/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Chính phủ ban hành ngày 21/9/2010.
9. Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 109/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP, Chính phủ bạn hành ngày 13/5/2009
10. Nghị định số 08/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, Chính phủ ban hành ngày 10/01/2013 c 11. Cục Quản lý thị trường (2011), Sổ tay chống hàng giả và thực thi sở hữu trí
tuệ tại Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, TP. Hồ Chí Minh.
12. Cục Quản lý thị trường (2009), Sổ tay chống hàng giả và thực thi sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
13. Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh Phú Thọ (2010), Báo cáo công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 (2010), Phú Thọ.
14. Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh Phú Thọ (2011), Báo cáo công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 (2011), Phú Thọ.
15. Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh Phú Thọ (2012), Báo cáo công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 (2012), Phú Thọ.
16. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (2010), Báo cáo công tác quản lý thị trường năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 (2010), Phú Thọ. 17. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (2011), Báo cáo công tác quản lý thị
trường năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012(2011), Phú Thọ. 18. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (2012), Báo cáo công tác quản lý thị
trường năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 (2012), Phú Thọ. 19. Thu Quỳnh (2012), Tăng cường đấu tranh chống hàng giả;
http://admin.baothainguyen.vn/tin-tuc/kinh-te/tang-cuong-dau-tranh-chong- hang-gia-202765-108.html ngày 09/10/2012.
20. Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống hàng giả tại Việt Nam http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/8044092
21. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương (2010), Một số giải pháp trong công tác đấu tranh chống hàng giả;
http://sct.haiduong.gov.vn/News/content/viewer.html?a=2790&z=227
22. Phòng Nghiệp vụ- Tổng hợp (2009), Công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương - Thực trạng và một số giải pháp,
http://sct.haiduong.gov.vn/News/content/viewer.html?a=1736&z=235 ngày 27/6/2009.
Tiếng Anh
23. Anticounterfeiting Activities in Korea (2008) (2009) (2010),
http://www.kipo.go.kr/kpo/user.tdf?a=user.english.html.HtmlApp&c=60612& catmenu=ek07_01_02_06,
PHỤ LỤC Phụ lục số 1
Bảng phân công nhiệm vụ phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Đối với cán bộ, công chức phòng Nghiệp vụ- Tổng hợp Năm 2012
Để thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng NV-TH. Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp phân công nhiệm vụ cho cán bộ trong phòng cụ thể như sau:
1. Đ/c Nguyễn Bình Hòa: Phó Chi cục trƣởng kiêm Trƣởng phòng
Thống nhất điều hành mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng NV-TH, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về các hoạt động của Phòng về hoạt động nghiệp vụ. Trực tiếp phụ trách các công việc sau:
- Tiếp nhận và phân công cán bộ (hoặc trực tiếp) xử lý các văn bản, hồ sơ liên quan đến trách nhiệm của Phòng. Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Phòng NV-TH;
- Phối hợp với các Phòng, Ban và bộ phận chức năng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các Đội QLTT;
- Chủ trì, tổ chức triển khai các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường do lãnh đạo Chi cục giao cho Phòng NV-TH thực hiện;
- Thực hiện một số công việc khác do lãnh đạo Chi cục phân công trực tiếp.
2. Đ/c Dƣơng Xuân Dũng: Phó Trƣởng phòng
Giúp việc cho Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và lãnh đạo Chi cục về những công việc được phân công hoặc được ủy quyền. Trực tiếp phụ trách các công việc sau:
- Tham mưu cho Trưởng Phòng, lãnh đạo Chi cục về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của toàn lực lượng;
- Xây dựng kế hoạch, soạn thảo, chỉnh sửa các loại văn bản dự thảo theo sự phân công của Trưởng phòng.
- Xây dựng một số chuyên đề về kiểm tra, kiểm soát thị trường theo phân công của Trưởng phòng hoặc chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật và thụ lý, thẩm định hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của lãnh đạo Chi cục liên quan đến tấ cả các lĩnh vực.
- Tham mưu cho lãnh đạo Chi cục về công tác tuyên truyền (xây dựng kế hoạch, viết tin bài và trực tiếp tham gia một số chương trình liên quan đến công tác tuyên truyền theo yêu cầu của lãnh đạo Chi cục…);
- Tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành khi có quyết định; - Một số công việc khác do Trưởng phòng phân công.
3. Đ/c Hoàng Đức Dƣơng: Kiểm Soát viên
- Phụ trách công tác tổng hợp số liệu, và báo cáo, theo dõi việc triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát của toàn lực lượng, tra cứu cập nhật văn bản quy phạm pháp luật mới phục vụ cho công tác nghiên cứu, chuyên môn nghiệp vụ, sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Chi cục;
- Tổng hợp, xây dựng dự thảo báo cáo quý, 6 tháng, báo cáo năm của QLTT; báo cáo quý, 6 tháng, báo cáo năm của BCĐ 127 tỉnh và một số báo cáo đột xuất khác.
- Phối hợp thực hiện việc tổng hợp các loại báo cáo về hoạt động của lực lượng QLTT toàn Chi cục theo quy định;
- Xây dựng một số chuyên đề và lập kế hoạch về kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng năm và đột xuất theo phân công của Trưởng phòng hoặc chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục;
- Tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành khi có quyết định;
- Tổng hợp, tham mưu cho lãnh đạo Chi cục thực hiện tốt chức năng là Cơ quan tham mưu giúp việc của Ban chỉ đạo 127 tỉnh;
4. Đ/c Đào Thị Cúc: Kiểm soát viên
- Xây dựng kế hoạch sử dụng ấn chỉ của toàn Chi cục, theo dõi việc cấp phát ấn chỉ, sổ nhật ký, sổ bộ quản lý địa bàn cho các đơn vị;
- Cập nhật và xây dựng cơ sở dữ liệu về kết quả xử lý VPHC chính của các Đội QLTT, dữ liệu quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo sổ bộ thống kê của các Đội QLTT.
- Tổng hợp, xây dựng dự thảo báo cáo tháng, báo cáo tuần của QLTT và một số báo cáo đột xuất khác;
- Xây dựng một số chuyên đề về kiểm tra, kiểm soát thị trường theo phân công của Trưởng phòng hoặc chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục;
- Giúp Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo chỉ cục đánh máy, soạn thảo các văn bản chỉ đạo, văn bản khác liên quan đến hoạt động của Chi cục.
- Phối hợp thực hiện việc tổng hợp các loại báo cáo về hoạt động của lực lượng QLTT toàn Chi cục theo quy định;
- Tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành khi có quyết định; - Một số công việc khác do trưởng phòng phân công.
Ngoài những nội dung công việc chính được phân công nêu trên các đ/c cán bộ, công chức trong Phòng còn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi cục trực tiếp chỉ đạo; Những công việc sự vụ phát sinh; Công việc của văn phòng Chi cục. Thực hiện nghiêm Quy chế của Ngành, quy chế nội bộ của Chi cục và các quy định của pháp luật hiện hành./.
Phụ lục số 2
Danh mục các loại hàng giả đã tịch thu năm 2010- 2012