Tác hại của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả

Một phần của tài liệu Công tác chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (Trang 33)

L ời cam đoan

6. Bố cục luận văn

1.1.8. Tác hại của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả

Hàng giả xuất hiện một cách tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của xã hội loài người. Sản xuất và buôn bán hàng giả trong những năm gần đây ở Việt Nam cũng giống như ở nhiều nước khác, có xu hướng phát triển ngày càng tăng, với quy mô ngày càng lớn và với diện mặt hàng ngày càng rộng. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi mà quyền sở hữu trí tuệ cũng trở thành hàng hoá thì nạn hàng giả càng trở nên phức tạp hơn, không còn là câu chuyện của một nước mà là vấn đề toàn cầu.

Hàng giả một mặt tàn phá nền kinh tế trong nước, làm xói mòn uy tín các thương hiệu chính phẩm và lợi ích của các nhà sản xuất chân chính. Đặc biệt nghiêm trọng là hàng giả còn xâm hại lợi ích, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và mọi mặt của đời sống xã hội cụ thể:

- Hàng giả có tác hại to lớn đối với nền kinh tế quốc dân: Nhà nước thất thu thuế, xã hội mất đi của cải, vật chất; ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh, chất lượng công trình xây dựng...

- Đối với thị trường, nạn sản xuất, buôn bán hàng giả tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, khiến cho hiệu lực luật pháp bị suy giảm làm cho các nhà đầu tư

chân chính ngần ngại và bị thiệt hại. Bởi khi đó họ trở thành nạn nhân của sự cạnh tranh không lành mạnh, do không thể thu hồi vốn và có được lợi nhuận từ quá trình đầu tư của mình. Hậu quả là họ có thể bị nản chí, giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế và số lượng công ăn việc làm, thậm chí có thể dẫn đến bị phá sản.

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chân chính không những bị thiệt hại về lợi nhuận mà còn bị ảnh hưởng đến uy tín, mất thị phần, thiệt hại về kinh tế mà thiệt hại này không thể tính bằng tiền được.

- Các sản phẩm có chất lượng cao bị cào bằng với chất lượng thấp. Hàng giả làm lu mờ hình ảnh của nhãn hiệu nổi tiếng và có thể gây mất lòng tin đối với người tiêu dùng.

- Đối với người tiêu dùng thì gây thiệt hại về kinh tế “Tiền mất, tật mang”; đặc biệt ở các mặt hàng dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm vì hàng giả gây những tác hại trầm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng...Do đó, nạn hàng giả đang trở thành mối đe doạ thực sự đối với sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng.

- Đối với môi trường sản xuất, kinh doanh hàng giả còn dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng chẳng hạn như sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng...

- Không những thế tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả còn gây nên những hậu quả phức tạp, nặng nề về đạo đức và xã hội. Đặc biệt là các loại hàng giả có các độc tố gây tác hại cho sức khoẻ con người như: Tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thức ăn gia súc có tác nhân gây biến đổi gien, sử dụng thuốc chữa bệnh không có tác dụng chữa bệnh, vắc xin và thuốc phòng dịch giả… khi sử dụng những loại hàng hóa này không chỉ gây thiệt hại cho người sử dụng mà còn gây tác hại cho cộng đồng và nòi giống của dân tộc. Cùng với đó, là các văn hoá phẩm giả, băng đĩa hình giả, chất lượng thấp sẽ hạ thấp giá trị văn hoá; bằng cấp, chứng chỉ đào tạo giả sẽ tạo ra những con người giả, làm suy đồi đạo đức trong giáo dục và gây hại lâu dài cho quốc gia. Ngoài ra, lợi nhuận phi pháp từ sản xuất, buôn bán hàng giả cũng làm cho đạo đức bị tha hóa từ đồng tiền bất chính thu được, kéo theo đó là nạn cờ bạc, rượu chè và những tệ nạn xã hội khác có cơ hội phát triển.

- Vấn đề trọng tâm cần nhấn mạnh là hậu quả của hàng giả còn trực tiếp đe doạ đối với chủ quyền và an ninh quốc gia. Về lâu dài tác hại của hàng giả luôn có thể xuất hiện với thách thức và nguy cơ rất lớn. Như tác hại của các công trình quốc gia bị giả mạo từ khi đấu thầu đến khi thi công dẫn tới các công trình này có thể bị hư hỏng, thoái hóa do sử dụng các loại nguyên liệu kém phẩm chất, các thiết bị phục vụ quân sự cũng có thể là hàng giả; các cây giống, con giống giả và kém chất lượng có thể gây tác hại lâu dài trong nông nghiệp...

- Hàng giả đã và đang thách thức hiệu lực Pháp luật và năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước. Kẻ có tội không bị trị tội hay không phải chịu hình phạt thích đáng sẽ nảy sinh tâm lý coi thường Pháp luật, coi thường Nhà nước, làm khủng hoảng hệ thống Lập pháp -Tư pháp và công luận.

Như vậy, hàng giả đang trở thành hiện tượng khá phổ biến với diện mặt hàng, chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng. Vì thế cuộc chiến chống hàng giả không kém phần khó khăn, phức tạp so với chống buôn lậu, diễn ra không ngừng và nhiều khi rất quyết liệt nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, lợi ích và cuộc sống bình yên, an toàn của người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.

Một phần của tài liệu Công tác chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)