Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giớ

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (Trang 69)

đ-ợc những lĩnh vực mà WB đang quan tâm và -u tiên viện trợ; từ lập quy hoạch và dự án đúng với ý định của WB thì thoả thuận sẽ nhanh chóng đ-ợc thực hiện để đi đến cam kết và ký kết ODA cho các dự án đó.

Năm là, chất l-ợng, tiến độ và hiệu quả thực hiện các dự án, ch-ơng trình

đã và đang thực hiện. Nhân tố này quyết định đến triển vọng cho việc cam kết và

ký kết ODA cho những năm kế tiếp. Nếu các dự án đ-ợc triển khai đúng kế hoạch, mang lại hiệu quả thiết thực cho ng-ời đ-ợc h-ởng lợi, tức là ODA mà WB viện trợ cho Việt Nam đã đến đúng với ng-ời đang có nhu cầu. Kết quả nh- vậy, chắc chắn Việt Nam sẽ thuyết phục đ-ợc WB có thể tăng mức cam kết và giải ngân năm sau cao hơn năm tr-ớc. WB đ-a ra ba mức vay cho Việt Nam bao gồm mức thấp (283 triệu USD/ năm); mức trung bình (581triệu USD/ năm); mức cao (812 triệu USD/ năm). Hiện nay Việt Nam đang vay ở mức trung bình. Việt Nam muốn vay ở mức cao thì phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng nh- hiệu quả của các dự án từ ODA của WB.

2.2.2. Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam Nam

2.2.2.1. Tình hình cam kết

Việt Nam và WB có quan hệ với nhau từ khá lâu nh-ng sau đó bị đình trệ. Năm 1978 WB đã cho Việt Nam vay một khoản tín dụng trị giá 60 triệu USD để thực hiện dự án Thuỷ lợi Dầu Tiếng. Tháng 01/ 1985 IFM và WB đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam do Việt Nam mắc nợ quá nhiều. Sau một thời gian bị gián đoạn, đến tháng 10/1993 với nỗ lực và quyết tâm thực hiện cải cách của Chính phủ Việt Nam, cùng với sự vận động, dàn xếp tài chính thiện chí của các các nhà tài trợ thuộc Câu lạc bộ Paris, quan hệ tín dụng giữa WB và Việt Nam đã chính thức đ-ợc nối lại.

Trong số các tổ chức cho vay thuộc nhóm WB thì hỗ trợ tài chính d-ới hình thức cho vay -u đãi và hỗ trợ kỹ thuật của IDA cho Việt Nam chiếm vai trò chủ đạo (thời hạn cho vay 40 năm, phí giao dịch 0,75 %, phí cam kết 0-0,5%/ năm,

không lãi suất, 10 năm ân hạn). Ngoài ra, IFC cũng cho vay các dự án thuộc khu vực t- nhân của Việt Nam theo lãi suất thị tr-ờng. Tính đến năm 2003 IFC đã thông qua 30 dự án với tổng số vốn đầu t- là 605 triệu USD d-ới hình thức tài trợ trực tiếp và hợp vốn, hỗ trợ cho các dự án có tổng số vốn đầu t- khoảng 1,6 tỷ USD. Hoạt động của IFC chủ yếu đầu t- vào khu vực ngoài quốc doanh trong các ngành nh- sản xuất thép, xi măng, khách sạn, may mặc, chế biến nông sản…Ngoài ra IFC còn thành lập ch-ơng trình phát triển dự án Mê Kông (MPDF). Trong thời gian vừa qua MPDF đã hỗ trợ tiếp cận tài chính cho 72 dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trị giá 50 triệu USD và thực hiện 15 khoản hỗ trợ kỹ thuật. MPDF đã tích cực giúp đánh giá môi tr-ờng kinh doanh cho các doanh nghiệp t- nhân ở Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo cho các ngân hàng và các nhà quản lý trong n-ớc và xây dựng năng lực t- vấn trong n-ớc. Bảng 2.6 cho biết IFC đã cam kết cho một số dự án tính đến hết tháng 6/2002.

Bảng 2.6. Báo cáo vốn cho vay đã cam kết của IFC giai đoạn 1995-2002

Nguồn: www.web.worldbank.org

WB đã cam kết tài trợ 41 dự án và ch-ơng trình cho Việt Nam với tổng số ODA cam kết đạt hơn 4,38 tỷ và tổng ODA giải ngân đạt hơn 2,8 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng số vốn cam kết cùng giai đoạn 1993-2003. Năm 2005 tổng mức ODA cam kết cho Việt Nam là 3,7 tỷ USD, WB chiếm 20,2%, t-ơng đ-ơng 750

triệu USD. Năm 2006 WB cam kết 711,8 triệu USD trong tổng số 4, 45 tỷ USD, chiếm 16%, giảm so với năm tr-ớc 38,2 triệu USD. Đến năm 2007, ODA WB cam kết cho Việt Nam tăng lên 890 triệu USD triệu USD trong tổng số 5, 4 tỷ USD, chiếm 16,5%, cao hơn năm 2006 178,2 triệu USD. Cộng thêm cả giai đoạn 2005-2007 với cam kết hơn 2,4 tỷ USD, thì tổng mức ODA cam kết của WB cho Việt Nam từ 1993-2003 và 2005-007 đạt khoảng 7,78 tỷ USD. Xét cả giai đoạn thì WB luôn đứng vị trí thứ hai, sau Nhật Bản về cam kết và ký kết ODA cho Việt Nam (xem Biểu đồ 2.11)

Biểu đồ 2.11. Ký kết ODA của 10 cơ quan tài trợ giai đoạn 1993-2007

Nguồn: www.dad.mpi.gov.vn

2.2.2.2. Tình hình giải ngân

Xét về tổng mức ODA đ-ợc giải ngân của WB đạt tỷ lệ cao so với tổng ODA giải ngân của cả n-ớc, nh-ng mức tăng không đều. Giải ngân của WB đã giảm từ 158 năm 1999 xuống còn 139 triệu USD năm 2000, giảm 12%, t-ơng đ-ơng 19 triệu USD, phần lớn do dự án khôi phục nhμ máy điện đã kết thúc. Mức giải ngân cho phát triển nông thôn tăng lên trong năm 2000 vμ đây lμ lĩnh vực đ−ợc WB hỗ trợ nhiều nhất. Ch−ơng trình tμi trợ nông thôn của WB lμ ch−ơng

trình lớn nhất trong lĩnh vực nμy với tổng mức cam kết 122 triệu USD đ-ợc giải ngân khá nhanh. WB đã cam kết cung cấp thêm 55 triệu USD để cải thiện các đ−ờng giao thông nông thôn nhằm tăng c−ờng khả năng tiếp cận cho ng−ời nghèo ở khu vực này (xem Biểu đồ 2.12).

Biểu đồ 2.12. ODA giải ngân của ba nhà tài trợ giai đoạn 1999-2003

ĐVT: Triệu USD

Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu của UNDP

Mức giải ngân cho ngμnh giao thông giảm xuống do dự án xây dựng đ−ờng quốc lộ số 1 đã kết thúc vμ đây lμ ngμnh tiếp nhận tμi trợ lớn thứ hai của WB. Những dự án mới đ−ợc phê duyệt trong năm 2000 vμ sẽ giải ngân trong t−ơng lai lμ dự án chăm sóc sức khoẻ cho ng−ời nghèo (với mức cam kết 230 triệu USD), dự án năng l−ợng nông thôn vμ dự án giao thông ở đồng bằng sông Cửu Long. T−ơng tự, Ch−ơng trình tín dụng hỗ trợ xoá đói giảm nghèo (PRSC) cũng sẽ góp phần tăng mức giải ngân trong những năm tới. Nh-ng đến 2001 thì WB đã v-ơn lên vị trí thứ hai với mức giải ngân trị giá 313 triệu USD, tức là tăng hơn gấp đôi năm 2000, t-ơng đ-ơng 174 triệu USD, chỉ thấp hơn mức tài trợ của Nhật Bản một chút với 321 triệu USD.

Sự gia tăng nh- vậy là kết quả của Quỹ tín dụng hỗ trợ xoá đói giảm nghèo (PRSC) giải ngân nhanh. Ngành giao thông nhận đ-ợc 1/5 tổng số ODA (62 triệu USD), phần lớn số tiền này đ-ợc sử dụng cho việc khôi phục đ-ờng Quốc lộ 1. Phát triển nông thôn vẫn tiếp tục là lĩnh vực hỗ trợ quan trọng của WB. Hai dự án chính trong năm 2001 tập trung khôi phục các công trình thuỷ lợi và đa dạng hoá nông nghiệp. Sang năm 2002 thì vị trí của WB không thay đổi nh-ng số ODA

đ-ợc giải ngân lại giảm xuống 259,1 triệu USD. Năm 2003 WB tiếp tục là nhà tài trơ lớn thứ hai với 575 triệu USD, tăng hơn 112% so với năm 2002, t-ơng đ-ơng 315, 9 triệu USD, chiếm 27% của tổng ODA năm 2003. Giải thích cho việc tăng này là do giải ngân 160 triệu USD của cuối năm 2002 cho Quỹ tín dụng xoá đói giảm nghèo (PRSC). Việc giải ngân lần thứ nhất và thứ hai ảnh h-ởng đến toàn bộ l-ợng giải ngân của năm 2003.

Ng-ợc lại, nếu sự giải ngân này thực hiện năm 2002 thì WB vẫn đứng ở vị trí thứ hai trong năm 2003 về mức độ giải ngân. 226 dự án (67%) đã đ-ợc giải ngân với trên 1 triệu USD cho mỗi dự án. Khoản vay -u đãi chiếm 93% của tổng mức giải ngân và còn lại 7% là viện trợ cho không. Gói viện trợ không hoàn lại dành cho Ch-ơng trình tài chính nông thôn lần hai, đây là dự án lớn thứ năm của WB. Sự gia tăng trong giải ngân của WB tập trung vào lĩnh vực hỗ trợ thể chế và chính sách, với mức tăng từ 6 đến 334 triệu USD. Hỗ trợ chính sách chiếm 58% của tổng mức giải ngân của WB và 60% vốn vay -u đãi. Lĩnh vực lớn thứ hai là hạ tầng cơ sở, chiếm 30% của tổng mức giải ngân và 24% của tổng vốn vay -u đãi đ-ợc giải ngân bởi WB năm 2003. Việc dần xoá bỏ hỗ trợ hạ tầng cơ sở cho thấy mức rằng giải ngân cho ngành năng l-ợng tăng từ 61 lên 83 triệu USD trong khi đó giao thông giảm từ 34 xuống còn 19 triệu USD.

Biểu đồ 2.13. 10 nhà tài trợ giải ngân đứng đầu giai đoạn 2001-2005

Nguồn: www.dad.mpi.gov.vn

Nh- vậy, xét cả giai đoạn 2001-2005 WB vẫn đứng vị trí lớn thứ hai về số l-ợng ODA đ-ợc giải ngân so với 10 nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam với gần 2 tỷ USD, chiếm 26,19% của tổng ODA đ-ợc giải ngân, bình quân 400 triệu USD/

năm. Vị trí đứng đầu vẫn là Nhật Bản với hơn 2,5 tỷ USD, chiếm 33,7 % (Xem Biểu đồ 2.13). Đến giai đoạn 2006-2007, WB vẫn lọt vào top 10 nhà tài trợ hàng đầu và giữ vị trí thứ hai với mức giải ngân đạt trị giá 748 triệu USD, chiếm 24,13%, bình quân thấp hơn giai đoạn 2001-2005. Nhật Bản giải ngân trị giá 1,03 tỷ USD, chiếm 33,21 %. Nhìn chung, tỷ lệ giải ngân các dự án của WB tại Việt Nam so với quỹ ch-a giải ngân là 12%, thấp hơn so với bình quân khu vực Đông

á và Thái Bình D-ơng (20%) và các n-ớc thành viên của WB (23,4%).

2.2.2.3. Tình hình phân bổ

IDA chuyên cung cấp các khoản tín dụng -u đãi và không lãi suất cho các n-ớc thuộc thế giới thứ ba. IDA trở thành nhà tài trợ chính ODA cho Việt Nam.

Bảng 2.7 cho biết năm dự án đã hoàn thành, trong đó có bốn dự án đạt giá trị giải ngân gần nh- 100% theo dự kiến. Chỉ riêng năm 1979 dự án công trình thuỷ lợi đ-ợc cung cấp 60 triệu USD, nh-ng chỉ giải ngân đ-ợc một nửa, tức là còn 30 triệu USD ch-a giải ngân đ-ợc với lí do Việt Nam nợ quá nhiều và có nguy cơ không trả nợ đ-ợc.

Bảng 2.7. Các dự án mà IDA cho Việt Nam vay đã hoàn thành

Nguồn: www.web.worldbank.org

Đến năm 1993, sau Hội nghị Paris, quốc tế lại viện trợ cho Việt Nam. Năm 1994, IDA tài trợ dự án trị giá 96 triệu USD để khôi phục nông nghiệp và giải ngân đạt 98%, t-ơng đ-ơng 94,12 triệu USD và khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu trị giá 150 triệu USD với mức giải ngân 100%. Năm 1996 IDA tiếp tục hỗ trợ Việt Nam 180 triệu USD cho ngành điện với mức giải ngân đạt 99%, chỉ còn 0,55

triệu USD ch-a giải ngân. Đặc biệt năm 1998 với khoản giảm nợ của IDA cũng đ-ợc giải ngân 100%. Giai đoạn 1979-1998, IDA viện trợ cho Việt Nam tổng giá trị 521 triệu USD và chỉ đọng lại 2,44 triệu USD ch-a giải ngân. Giai đoạn này ngành năng l-ợng nh- điện đã nhận đ-ợc sự -u tiên ngay từ đầu về ODA của WB. Trong số các dự án đ-ợc IDA cung cấp thì lĩnh vực giao thông chiếm vị trí số một với ba dự án lớn gồm dự án khôi phục đ-ờng quốc lộ năm 1994 (158,50 triệu USD), khôi phục đ-ờng quốc lộ II năm 1997 (195,60 triệu USD) và đ-ờng thuỷ năm 1998 (73 triệu USD). Ba dự án đạt trị giá 427,1 triệu USD, chiếm 21,69% của tổng ODA của cả giai đoạn (xem Bảng 2.8).

Bảng 2.8. Các dự án của IDA cho Việt Nam vay giai đoạn 1994-2000

Nguồn: www.web.worldbank.org

Lĩnh vực năng l-ợng giữ vị trí thứ hai với hai dự án đạt 364 triệu USD, chiếm 18,5% tổng vốn đ-ợc cung cấp gồm dự án khôi phục ngành điện năm 1996 (165 triệu USD) và dự án năm 1998 về truyền tải và phân phối điện (199 triệu USD). Phát triển nông thôn giữ vị trí thứ ba đ-ợc IDA cung cấp 347,75 triệu USD, chiếm 17,65%, với các dự án gồm tài chính nông thôn năm 1996 (112 triệu USD), giao thông nông thôn (55 triệu USD) năm 1997 và giao thông nông thôn II (103, 90 triệu USD). Y tế, giáo dục giữ vị trí thứ t- với dự án gồm giáo dục tiểu học năm 1994 (70 triệu USD), dân số và sức khoẻ gia đình (50 triệu USD), sức

khoẻ quốc gia (101,2 triệu USD), giáo dục đại học (83,3 triệu USD), 304,5 triệu USD, chiếm 15,46%. Tài nguyên thiên nhiên gồm cấp n-ớc năm 1997 (98,61 triệu USD), bảo vệ rừng (21,51 triệu USD) năm 1998, nguồn n-ớc sông Cửu Long năm 1999 (101,8 triệu USD), bảo vệ vùng đất mặn ven biển năm 2000 (31,8 triệu USD) tổng 253,72 triệu USD, chiếm 12,89%.

Nh- vậy, có thể thấy rằng chiều h-ớng vận động ODA của IDA nói riêng hay của WB nói chung cũng giống với chiều h-ớng vận động của ODA mà các nhà tài trợ khác viện trợ cho Việt Nam đó là tập trung vốn lớn cho phát triển hạ tầng cơ sở nh- giao thông, năng l-ợng.

Xem xét các dự án hiện nay từ năm 1994 đến 2000, IDA viện trợ cho Việt Nam tổng cộng 21 dự án, đạt tổng trị giá 1969,31 triệu USD cam kết, bình quân mỗi dự án là 93,78 triệu USD; nếu tính theo năm thì mỗi năm IDA cung cấp 282,33 triệu USD/ năm, trong đó giải ngân đ-ợc 645,91 triệu USD, đạt 32,7%/ mỗi dự án và còn 1323,4 triệu USD. T-ơng tự nếu tính theo năm thì mỗi năm giải ngân đ-ợc 92,27 triệu USD, đạt 32,7%/ năm (xem Bảng 2.9). Giai đoạn 1994- 1997 mức giải ngân đạt mức cao nhất bình quân 51,23%/ năm, do giai đoạn này dự án đã hoàn thành nên tỷ lệ đạt cao nh- vậy. Còn các dự án của những năm sau do thời gian thực hiện dự án kéo dài và thành nhiều giai đoạn nên quá trình giải ngân bị chậm lại để chờ dự án hoàn thành, nên tỷ lệ giải ngân thấp.

Bảng 2.9. ODA mà IDA cam kết và giải ngân giai đoạn 1994-2000

Nguồn: www.web.worldbank.org - (1) Tỷ trọng cam kết so với giải ngân, %

Trong từng năm tài chính thì IDA có thay đổi mức tài trợ giữa các ngành với nhau mà IDA đang hỗ trợ. Ví dụ, trong ngành năng l-ợng sự thay đổi thể hiện từ việc sản xuất điện sang cung cấp điện cho nhân dân ở nông thôn- bao gồm 2 triệu nông dân ở 32 tỉnh trong dự án điện nông thôn đầu tiên và nâng cấp dự án hiệu quả năng l-ợng và năng l-ợng tái tạo (NTC 2002). Trong lĩnh vực giao thông

đã có sự chú trọng hơn đến nâng cấp giao thông nông thôn, nơi mà mạng l-ới giao thông thì tồi mà chi phí cao (dự án giao thông nông thôn II-NTC 2000). Trong lĩnh vực đô thị có sự chú trọng hơn đến các dịch vụ cho ng-ời nghèo, đặc biệt dự án nâng cấp đô thị của NTC 2003. Tiếp theo là dự án hạ tầng cơ sở nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (103 triệu USD-NTC 2001) sẽ cấp tài trợ ở mức 21000-64000 USD cho các xã nghèo để xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ ở 540 xã trong 13 tỉnh nghèo nhất ở miền Bắc và Duyên hải miền Trung (Xem Bảng 2.10).

Bảng 2.10. Các dự án IDA cho Việt Nam vay giai đoạn 2001-2002

Nguồn: www.web.worldbank.org

Dự án giảm nghèo vùng núi phía Bắc, trị giá 110 triệu USD-NTC 2002 là dự án đa ngành và phân cấp, trợ giúp cho sáu tỉnh miền núi phía Bắc, thuộc vùng nghèo nhất của Việt Nam, dự án này sẽ mang lại lợi ích cho hơn 1 triệu ng-ời nghèo ở vùng nông thôn. WB tiếp tục hỗ trợ dự án lớn về giáo dục tiểu học và

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)