Nh- đã trình bày, ODA của WB là một bộ phận quan trọng trong viện trợ quốc tế cho Việt Nam. Vì thế, các giải pháp thu hút và sử dụng ODA của WB nằm trong các định h-ớng chung đó. Tuy nhiên, căn cứ vào những đặc điểm riêng ODA của WB và thực tế ở Việt Nam thời gian qua cho phép chúng ta có thể đ-a ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn quan trọng này.
1. Việt Nam cần nắm bắt và hiểu rõ những thay đổi trong chiến l-ợc hỗ trợ của WB. Tuỳ từng giai đoạn khác nhau mà tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam
cũng có những thay đổi, nhiều vấn đều mới đòi hỏi phải tập trung nguồn lực trong n-ớc và ngoài n-ớc để giải quyết. Thực tế WB cũng có nhiều thay đổi nhằm để hỗ trợ một cách tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Có nắm bắt và hiểu rõ những thay đổi đó một cách kịp thời nhằm giảm thiểu ảnh h-ởng xấu đến khả năng thu hút ODA, ng-ợc lại có thể tận dụng cơ hội này để chủ động kêu gọi việc tăng c-ờng hỗ trợ ODA cho mình.
2. Tăng c-ờng quan hệ với WB, không chỉ coi WB đơn thuần là nguồn hỗ trợ tài chính vào Việt Nam mà WB còn là nguồn kiến thức và t- vấn chính sách. Từ tr-ớc đến nay Việt Nam th-ờng nhìn nhận WB nh- là nguồn hỗ trợ về tài chính, song WB cũng có nhiều đóng góp, t- vấn chính sách có giá trị cho Việt Nam. D-ờng nh- chức năng này của WB ch-a đ-ợc chính thức công nhân ở một số Bộ, ngành nh- Bộ Y tế, Bộ giáo dục, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tài và Bộ tài chính. Với t- cách là một tổ chức có vai trò lớn trong phát triển nền kinh tế thế giới, với đội ngũ các chuyên gia kinh tế, các nhà lập kế hoạch, chính sách có uy tín, có trình độ cao... WB sẽ là nguồn t- vấn rất tốt cho Việt Nam đối với sự phát triển của mình. Trong đó có t- vấn quản lý và sử dụng ODA của Việt Nam tốt hơn, từ đó cũng tạo khả năng tăng c-ờng thu hút ODA từ WB. Tham khảo từ các nhà tài trợ quốc tế, trong đó có WB những ý kiến đóng góp của WB sẽ tạo khả năng mở rộng thu hút ODA.
3. Nhanh chóng có những chủ động, nỗ lực cần thiết để cùng với WB tháo gỡ, giải quyết khó khăn do còn có sự khác nhau về quan điểm, về tốc độ cải cách của Việt Nam. Trong khi ngân hàng thế giới muốn Việt Nam đẩy nhanh tốc độ cải cách, nhất là cải cách trong các lĩnh vực cốt yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau nh- cải cách khu vực tài chính và cải cách các doanh nghiệp nhà n-ớc. Còn về phía Chính phủ Việt Nam lại lo ngại cái giá phải trả về mặt xã hội nếu nh- cải cách diễn ra nhanh chóng. Ch-ơng trình cải cách cơ cấu cũng đ-ợc WB quan tâm và ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam qua các khoản giải ngân nhanh đã thực hiện, cũng nh- sẽ thực hiện của WB cho Việt Nam nếu không có v-ớng mắc, khó khăn gì cản trở.
Mặt khác, khoản ODA cam kết cho ch-ơng trình SAC cũng khá lớn. Ch-ơng trình SAC I cam kết là 150 triệu USD (đã giải ngân xong) là một trong 6 dự án có
vốn cam kết lớn nhất của WB cho Việt Nam, SAC II là 250 triệu USD - dự án có cam kết lớn nhất giai đoạn 1999-2002. Nh- vậy, nếu Việt Nam không nhanh chóng giải quyết những v-ớng mắc thì có thể sẽ mất cơ hội thu hút nguồn ODA này. Tất nhiên không thể tiến hành cải cách mà không chú ý đến kết quả; Việt Nam có thể đề nghị WB tăng c-ờng trợ giúp kỹ thuật cho các cơ quan để tìm các giải pháp hạn chế những hậu quả do những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.
4. Xây dựng một hệ thống thông tin liên lạc giữa Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đến quản lý sử dụng ODA với WB để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh để không làm chậm quá trình giải ngân. Thông tin liên lạc là yếu tố hết sức quan trọng, đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nh- ngày nay. Tuy nhiên, để xây dựng đ-ợc một hệ thống thông tin liên lạc hiện đại là rất tốn kém nhiều khi v-ợt quá khả năng cho phép. Do vậy, cần thiết kêu gọi các nhà tài trợ giúp đỡ, phối hợp cùng với sự hỗ trợ từ từ ngân sách nhà n-ớc cho nhiệm vụ này. Mới đây WB đã trang bị cho Bộ Tài chính mạng th- điện tử nối mạng với WB, nhờ vậy mà việc trao đổi th- từ với WB đ-ợc cải thiện nhanh chóng hơn nhiều.
5. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến việc tiếp nhận, quản lý sử dụng ODA nói chung cũng nh- nên sớm soạn thảo hệ thống văn bản riêng đảm bảo tính cụ thể, chi tiết đối với việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng ODA của các nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, trong đó có WB. Một hệ thống văn bản riêng sẽ giúp cho phía Việt Nam thuận lợi hơn nhiều cho việc thực hiện giải ngân nói riêng, cũng nh- công tác quản lý, sử dụng ODA nói chung của WB do có thể nắm một cách nhanh nhất và chính xác trình tự, thủ tục, đặc biệt là các điều kiện riêng do WB quy định...
6. Nhanh chóng xử lý các vấn đề gây khó khăn cho quá trình giải phóng mặt bằng các dự án đ-ợc phê duyệt. Muốn vậy cần có sự thống nhất, rõ ràng trong các chính sách về giá cả đền bù, trợ cấp, chính sách tái định c-, đồng thời cũng cần l-u ý đến các yêu cầu của WB nhằm kết hợp hài hoà để giúp cho quá trình giải phóng mặt bằng đ-ợc nhanh chóng, thuận lợi. Bên cạnh đó, cần phối hợp tốt với chính quyền địa ph-ơng trong việc tuyên truyền, giải thích cho dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu, lợi ích đem lại cho quốc gia, cũng nh- cho chính bản thân họ để
nhận đ-ợc sự ủng hộ từ phía quần chúng nhân dân; từ đó có thể tăng tiến độ giải phóng mặt bằng. Công việc này đ-ợc coi là vô cùng khó khăn không chỉ riêng các dự án của WB mà còn là tình hình chung ở Việt Nam nh- đã đề cập ở trên trong việc thực hiện các dự án. Thậm chí, có ng-ời còn cho rằng giải phóng mặt bằng là vấn đề khó khăn nhất đối với các dự án chứ không phải là thiếu vốn.
7. Giảm bớt thời gian cho công tác chuẩn bị dự án. Khâu chuẩn bị dự án ODA ở Việt Nam mất rất nhiều thời gian, khiến cho các nhà tài trợ luôn phải gia hạn hiệu lực dự án, gây ra sự lãng phí và tốn kém và hiệu quả của dự án thấp. Theo ông Laurent Msellati, đại diện của WB cho rằng có ba vấn đề tồn tại. Thứ nhất là không có đủ nguồn vốn cho giai đoạn chuẩn bị, thiếu nhất quán trong công tác quản lý đầu t- công. Thứ hai là giai đoạn khởi động của dự án kéo dài quá lâu. Tại Việt Nam sau khi đ-ợc phê duyệt nhiều dự án phải mất từ một năm trở lên mới có thể bắt đầu triển khai. Trừ các dự án của JBIC và AFD là có thời gian t-ơng đối ngắn (4 tháng), còn lại các dự án của WB và ADB phải mất từ 8-9 tháng. Nguyên nhân chính là thiếu tính liên tục, thiếu nhát quán giữa các nhóm tham gia chuẩn bị và thực hiện. Một số cán bộ tham gia công tác chuẩn bị dự án lại không đ-ợc tiếp tục thực hiện nên thiếu tính kế thừa, liên tục. Ng-ời tiếp quản sau đó lại phải mất thời gian để tìm hiểu dự án. Ngoài ra, việc phê duyệt đ-ợc áp dụng một cách tuần tự (thay vì song song) trong quá trình thực hiện dự án quy trình đền bù, tái định c- r-ờm rà, chậm trễ cũng làm cho giai đoạn khởi động dự án bị kéo dài. Thứ ba là do chậm trễ trong thủ tục đấu thầu và do còn tồn tại một số khác biệt trong quy định của Luật Đấu thầu với h-ớng dẫn của 5 ngân hàng, tổ chức tài chính. Ngoài ra, thời gian thực hiện dự án còn phụ thuộc quá nhiều định mức chi phí trong quá trình dự toán và chậm trễ trong việc tuyển dụng t- vấn trong n-ớc, cũng nh- trong quá trình thanh toán tại các cấp, đặc biêt là giai đoạn chuẩn bị cho giải ngân lần cuối.
Vậy đề xuất cho vấn đề này chúng ta cần đào tạo nâng cao năng lực cán bộ trong khâu chuẩn bị tài liệu dự án, giảm cấp phê duyệt và thủ tục phê duyệt. Hoặc các hiệp định vay ODA khác với các hiệp định thông th-ờng. Vì vậy Bộ Ngoại giao nên xem xét rút ngắn thời gian và l-ợc bỏ những thủ tục trong đàm phán, ký kết, phê chuẩn (nh- đối với các hiệp định thông th-ờng khác hoặc t-ơng tự với
các dự án tr-ớc đó). Hoặc công tác đấu thầu và giải phóng mặt bằng phải thực hiện ngay sau khi dự án đ-ợc cấp có thẩm quyền phê duyệt ; hài hoà một số quy định về đấu thầu và giải phóng mặt bằng với WB. Ngoài ra, cần nâng cao tốc độ chuẩn bị dự án để thực hiện giải ngân kịp thời khi đ-ợc sự chấp thuận của chính phủ và WB :
- Xây dựng nhanh báo cáo nghiên cứu khả thi, đảm bảo cả về mặt thời gian cũng nh- chất l-ợng dự án.
- Để có thể chuẩn bị tốt dự án cần có đội ngũ cán bộ am hiểu cách thức lập dự án khả thi cũng nh- các điều kiện của WB để đảm bảo không có sự sai lệnh, không đáp ứng đ-ợc yêu cầu từ phía Việt Nam cũng nh- WB.
8. Một giải pháp nữa là phải tăng c-ờng hiệu quả của các đầu mối quản lý và điều phối ODA. Các cơ quan quản lý và điều phối ODA đóng một vai trò rất quan trọng đối với quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA. Nếu hệ thống này r-ờm rà, phức tạp hoạt động không th-ờng xuyên, hiệu quả thì sẽ tạo khó khăn, cản trở cho quá trình giải ngân không những vậy nó còn gây tâm lý ngần ngại cung cấp viện trợ của các nhà tài trợ trong đó có WB. Trong thời gian tới cần tăng c-ờng giám sát th-ờng xuyên chặt chẽ hơn đối với sử dụng ODA của cơ quan đầu mối là Bộ Kế hoạch và đầu t- để kịp thời giải quyết những v-ớng mắc trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời các cơ quan phối hợp với cơ quan đầu mối thực hiện tốt nhiệm vụ của mình vừa giúp cơ quan đầu mối thực hiện nhiệm vụ, vừa kiểm soát hoạt động của cơ quan này. Có nh- vậy mới đảm bảo đ-ợc tiến độ của dự án.
9. Tăng c-ờng quan hệ đối tác với WB. Hiện nay WB nâng Chiến l-ợc Hỗ trợ quốc gia (CAS) thành Chiến l-ợc đối tác đối gia (CPS) nghĩa là WB đã coi Việt Nam không chỉ đơn thuần là n-ớc nhận viện trợ thuần tuý mà đã coi Việt Nam nh- là một đối tác ngang bằng trong việc cung cấp viện trợ ODA cho Việt Nam bởi vì trong 15 năm qua WB đánh giá rất cao về sự thành công của Việt Nam trong công tác xoá đói giảm nghèo và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA mà WB dành cho Việt Nam so với các quốc gia khác. Nếu Việt Nam tận dụng tốt sự tin t-ởng này của WB để tăng thêm l-ợng ODA cam kết hàng năm cũng nh- có sự hài hoà và thống nhất về thủ tục nhằm đơn giản hoá quá trình đàm phán, ký
kết, giải ngân trong thời gian tới. Cụ thể nhất, thông qua các Hội nghị (CG) hàng năm là diễn đàn tốt để Việt Nam tăng c-ờng quan hệ không những với WB mà còn với tất cả các nhà tài trợ khác.
Kết luận
ODA trên thế giới nói chung và của WB nói riêng dù có những biến động trong các thời kỳ, song nhìn chung vẫn có xu h-ớng tiếp tục tăng lên. Mức tăng lên này là một dấu hiệu rất tốt và thuận lợi cho Việt Nam trong những năm tới trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn quan trọng này để phục vụ công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, xoá đói giảm nghèo, triển khai thực hiện Chiến l-ợc phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010.
Thực tế Việt Nam có nhiều cơ hội thuận lợi trong việc thu hút ODA. Điều này đ-ợc minh chứng rõ nét trong suốt 15 năm qua kể từ năm 1993 đến nay. Tuy nhiên, quá trình thu hút và sử dụng ODA nói chung và của WB nói riêng ở Việt Nam thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, v-ớng mắc cần tháo gỡ. Do vậy, trong thời gian tới cần xây dựng một chiến l-ợc dài hạn và có chất l-ợng để thu hút và sử dụng ODA nói chung và của WB nói riêng hiệu quả hơn. Trong đó, cần tập trung vào khâu đào tạo và bồi d-ỡng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực ODA bởi vì đội ngũ cán bộ chuyên trách về ODA của ta hiện nay vừa thiếu về số l-ợng vừa yếu về chuyên môn, không đ-ợc đào tạo một cách có hệ thống và quy củ.
Tóm lại, nếu chúng ta coi toàn bộ ODA nh- một CÂY và ODA của mỗi nhà tài trợ nh- một cành trên cây đó, thì bất cứ ng-ời Việt Nam nào cũng mong muốn cây đó ngày càng đơm hoa, kết trái. Tuy nhiên, để có nhiều hoa thơm, quả ngọt, chúng ta phải nắm bắt đ-ợc kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cho cây phát triển bền vững, cũng nh- cần sớm lo³i bà những ‚con sâu‛ trên CÂY đó. Tức là chúng ta cần sớm loại bỏ những ng-ời ‚t¯n ph²‛ nó một c²ch có chð ý để ‚trục lợi‛ riêng cho bản thân, mà quên đi những lợi ích của cộng đồng. Do vậy, phải coi thu hút ODA nói chung và ODA của WB nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và phải đặt nó trong tổng thể chiến l-ợc phát triển kinh tế xã hội của đất n-ớc xét cả trong trung hạn và dài hạn./.
tài liệu tham khảo 1. Tài liệu bằng tiếng Việt
[1] Bộ Kế hoạch và Đầu t- (2006), ‚Ch-ơng trình Nâng cao năng lực toàn
diện quản lý ODA-CCBP‛.
[2] Bộ Kế hoạch và Đầu t- (2001), ‚Tình hình vận động thu hút và sử dụng
ODA thời kỳ 2001-2005 và những bài học rút ra‛.
[3] Bộ Kế hoạch và Đầu t- (2006), ”Định hướng thu hút v¯ sử dụng nguồn hỗ
trợ phát triển chính thức ODA thời kỳ 2006-2010‛.
[5] Christian Delvoie (2003), ‚Hạ tầng cơ sở đóng vao trò thiết yếu để thoát
khỏi đói nghèo‛.
[6] Chính phð (2002), ‚Chiến l-ợc toàn diện về tăng tr-ởng và xóa đói giảm nghèo‛.
[7] Chính phủ (2007), ‚Quy định pháp luật vế xoá đói giảm nghèo‛, NXB Chính trị quốc gia Sự thật.
[8] Chính phủ (2001), ‚Nghị định 17/2001/ NĐ-CP‛.
[9] NXB Chính trị Quốc gia (2006), ‚Nghị quyết Trung -ơng Đảng khoá X‛. [10] Nguyễn Th¯nh Đô (2006), ‚Bảy giải pháp chống lãng phí‛.
[11] Grant Thornton (2001), ‚Nghiên cứu về hμi hoμ thủ tục giữa Chính phủ Việt Nam với các nhμ tμi trợ (dự thảo)”, Hμ Nội.
[12] Tư Giang (2006), ‚Còn nhiều lo lắng về ODA‛.
[13] Nguyễn Yến Hải (2000), “Hỗ trợ phát triển chính thức với quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
[14] Nguyễn Hữu Hiển (2006), ‚Kết hợp sử dụng ODA và FDI để phát triển
kinh tế-xã hội của Việt Nam‛, T³p chí Kinh tế và Phát triển, số 10.
[15] Hoàng Ph-ớc Hiệp (2006), “Khuôn khổ pháp lý để tăng c-ờng giám sát và
quản lý việc sử dụng vốn ODA ở Việt Nam“, Tạp chí Kiểm toán, số 10.