Đặc điểm ODA của Ngân hàng thế giới

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (Trang 32)

1.2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thế giới 1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng thế giới (WB) là một tổ chức tài chính quốc tế có nhiệm vụ cung cấp tài chính cho các n-ớc đang phát triển thông qua các ch-ơng trình phát triển nhằm mục đích chính là giảm tỷ lệ đói nghèo ở các n-ớc đang phát triển. WB khác với Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG). Tên cũ là nhóm Ngân hàng thế giới bao gồm Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD) và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) trong khi tên mới là Ngân hàng thế giới, bên cạnh hai thành viên cũ, còn có thêm ba thành viên mới bao gồm Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Cơ quan Bảo lãnh Đầu t- đa biên (MIGA) và Trung tâm Quốc tế về xử lý Tranh chấp Đầu t- (ISCID). WB chính thức thành lập vào 27/12/1947, sau khi phê

chuẩn Hiệp định Bretton Woods tại Hội nghị Tài chính và Tiền tệ của Liên hiệp quốc kéo dài từ 01/07 đến 22/07/1944 và đặt trụ sở chính tại Washington, D.C, Hoa Kỳ. Hai năm sau đó Ngân hàng cung cấp khoản tín dụng đầu tiên cho Pháp trị giá 250 triệu USD để tái thiết đất n-ớc.

Cho đến nay IBRD có số quốc gia thành viên là 185 và bốn tổ chức còn lại có khoảng từ 140 đến 176 thành viên. Cơ cấu bộ máy điều hành của WB gồm có Hội đồng thống đốc, Ban giám đốc điều hành, Chủ tịch và năm Tổng giám đốc. Hội đồng thống đốc là cơ quan ra quyết định cao nhất, họp mỗi năm một lần. Mỗi quốc gia thành viên có một đại diện là uỷ viên trong Hội đồng thống đốc, ng-ời này th-ờng là Bộ tr-ởng Tài chính của n-ớc đó. Ban giám đốc điều hành gồm 24 thành viên, trong đó năm uỷ viên đ-ợc bổ nhiệm từ quốc gia thành viên có số cổ phần lớn nhất (Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Anh) và 19 uỷ viên đ-ợc bầu chọn với nhiệm kỳ hai năm. Chủ tịch WB do tổng thống Mỹ bổ nhiệm, n-ớc có cổ phần lớn nhất trong WB, rồi thông qua bỏ phiếu ở Hội đồng thống đốc, nhiệm kỳ năm năm. Ông Robert Zoellick hiện là vị Chủ tịch thứ 11 của WB. Ông là Nguyên thứ tr-ởng Bộ Ngoại giao Mỹ, Thạc sỹ về chính sách công của Đại học Harvard và là tiến sỹ nhân văn danh dự của Tr-ờng Saint Joseph (bang Indiana).

1.2.1.2. Mục tiêu hoạt động

Ngân hàng thế giới đ-ợc nhiều ng-ời biết đến, đặc biệt ở các n-ớc đang phát triển, không chỉ vì ngân hàng này có giá trị tài sản lớn nhất hay lợi nhuận hàng năm cao nhất, mà do Ngân hàng thế giới là nhà cung cấp các khoản tín dụng, các dịch vụ t- vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và chia sẻ kiến thức cho các quốc gia có mức thu nhập trung bình và thấp. Ngân hàng thế giới hoạt động với tôn chỉ chống đói nghèo và cải thiện mức sống cho ng-ời dân ở các n-ớc đang phát triển. Để làm đ-ợc điều này, Ngân hàng thế giới thực hiện vai trò cầu nối cho sự chuyển dịch các nguồn lực từ n-ớc giàu sang n-ớc nghèo nhằm thúc đẩy tăng tr-ởng. Bên cạnh đó, Ngân hàng thế giới nỗ lực hỗ trợ chính phủ các n-ớc nghèo trong việc xây dựng tr-ờng học, trung tâm y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, cung cấp điện, n-ớc sạch, phòng chống bệnh tật và bảo vệ môi tr-ờng và cả chống tham nhũng. Đây là một trong những nỗ lực hỗ trợ lớn nhất thế giới mà Ngân hàng thế giới dành cho các n-ớc có thu nhập thấp.

1.2.1.3. Ngân sách hoạt động

Ngân hàng thế giới thuộc sở hữu của chính phủ các n-ớc hội viên, là những n-ớc đều là thành viên của IMF. Với t- cách là hội viên, các n-ớc này đóng góp vốn vào cả Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế. Mức vốn đóng góp tuỳ thuộc vào phần của từng n-ớc hội viên tại IMF. Tính đến tháng 6/1995, tổng số vốn đóng góp của 179 n-ớc thành viên trị giá khoảng 176 tỷ USD.

Nguồn vốn của IBRD thông qua phát hành trái phiếu của Ngân hàng thế giới trên thị tr-ờng vốn toàn cầu, đạt từ 12 đến 15 tỷ USD mỗi năm hoặc tiền trả nợ của các khoản cho vay; hoặc các khoản lợi tức khác. IBRD huy động phần lớn ngân sách trên thị tr-ờng tài chính, thì ngân sách của IDA chủ yếu thông qua đóng góp từ các n-ớc giàu nhất, kể cả một số n-ớc đang phát triển, nguồn lợi tức của IBRD và thanh toán các khoản tín dụng tr-ớc đây của IDA.

1.2.1.4. Các hình thức hỗ trợ

Nguồn vốn của Ngân hàng thế giới chủ yếu nhằm giúp trang trải các chi phí ngoại hối vì hầu hết các n-ớc đang phát triển đều thiếu ngoại tệ nghiêm trọng. Các n-ớc này đóng góp một phần tài trợ cho từng dự án từ nguồn vốn riêng của mình. Trong nhiều tr-ờng hợp, các tổ chức cho vay và tài trợ khác cũng trợ giúp thêm. Mỗi dự án đ-ợc xây dựng có sự phối hợp chặt chẽ với chính phủ và cơ quan trong n-ớc, cũng nh- các tổ chức khác theo đuổi các mục đích t-ơng tự nh- của ngân hàng. Các loại khoản vay bao gồm:

* Cho vay dự án đầu t-: Hầu hết vốn cho vay của Ngân hàng là dành cho

các dự án đầu t- cần mua sắm hàng hoá và dịch vụ cụ thể để đáp ứng các mục tiêu của dự án, ví dụ các khoản vay tài trợ cho các dự án phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục, y tế và dinh d-ỡng và phát triển công nghiệp.

* Cho vay điều chỉnh: Các khoản vay điều chỉnh đ-ợc gắn với các ch-ơng

trình cải cách và th-ờng đ-ợc giải ngân làm nhiều đợt khi các cải cách cơ cấu đ-ợc thực hiện. Các khoản vay điều chỉnh th-ờng tài trợ cho hàng nhập khẩu đ-ợc mua thông qua các thủ tục đ-ợc đơn giản hoá. Trong một số tr-ờng hợp, tất cả các loại hàng nhập khẩu trong một thời kỳ cụ thể có thể đ-ợc tài trợ, trừ danh mục hạn chế các mặt hàng hằng nằm trong "danh mục cấm nhập". Trong một số tr-ờng hợp khác, tiền giải ngân có thể bị giới hạn trong phạm vi hàng nhập khẩu

cho một ngành cụ thể - đó là một "danh mục đ-ợc phép nhập khẩu". Do cho vay điều chỉnh th-ờng tài trợ một khối l-ợng lớn hàng nhập khẩu một thời gian ngắn nên Ngân hàng muốn bên vay chi tr-ớc tất cả các khoản mua sắm và sau đó đề nghị Ngân hàng hoàn trả.

* Khoản vay hỗn hợp: Một số khoản vay tài trợ cho cả hoạt động đầu t- và

hoạt động điều chỉnh. Năm 2007 một khoản vay 600 triệu USD của WB đã đ-ợc cấp cho Indonesia để giúp chính phủ đẩy mạnh cải tổ trong các lĩnh vực quản lý tài chính công, cải thiện môi tr-ờng đầu t- và cung cấp dịch vụ cho ng-ời nghèo.

*Vốn ứng tr-ớc từ quỹ chuẩn bị dự án: Ngân hàng có thể cho ứng tr-ớc từ

Quỹ chuẩn bị dự án (PPF) để trợ giúp tài chính và kỹ thuật cho bên vay chuẩn bị các dự án mới. Quỹ PPF chỉ sử dụng khi bên vay không có khả năng cung cấp các chi phí này hoặc không thể tìm đ-ợc các nguồn tài trợ khác.

* Đồng tài trợ: Khoảng 40% các dự án do Ngân hàng trợ giúp có thể hỗ trợ

tài chính của các tổ chức cho vay và nhà tài trợ khác theo các thoả thuận đồng tài trợ. Đối với một số dự án, Ngân hàng làm cơ quan quản lý cho các nhà tài trợ. Trong các hoạt động này, Ngân hàng cũng chịu trách nhiệm kiểm tra và duyệt các yêu cầu thanh toán nh- đối với các khoản vay của Ngân hàng. Ba loại nhà đồng tài trợ chính của Ngân hàng là:

(i) Nguồn chính thức gồm chính phủ, các cơ quan của chính phủ và các tổ chức tài chính đa ph-ơng khác. Ngày 17/ 05/2007 WB đã ký cam kết khoản viện trợ chính sách phát triển lần thứ nhất cho dự án 135 giai đoạn II và dự án Giao thông nông thôn 3 trị giá 156 triệu USD và lần thứ hai trị giá 106,25 triệu USD, trong đó Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh (DFID) đồng tài trợ 25,4 triệu USD - Theo Ch-ơng trình 135, số 06/ 06/ 2007.

(ii) Các tổ chức tín dụng xuất khẩu liên quan trực tiếp đến việc tài trợ cho hàng hoá và dịch vụ từ một n-ớc cụ thể.

(iii) Các Ngân hàng th-ơng mại và các tổ chức tài chính t- nhân khác.

1.2.1.5. Các thành viên

(i) Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD) là một trong năm tổ chức/ thể chế của Ngân hàng thế giới, đ-ợc thành lập vào ngày 27/ 12/ 1947, có trụ sở chính tại Washington, DC, Hoa Kỳ. IBRD là một tổ chức quốc tế IBRD

đ-ợc thành lập chủ yếu với nhiệm vụ ban đầu cung cấp tài chính để tái thiết châu Âu và Nhật Bản sau thế chiến thứ II và hiện nay để thúc đẩy tăng tr-ởng kinh tế ở các n-ớc đang phát triển ở châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu á. Lúc đầu IBRD tập trung vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở ở quy mô lớn nh- xây dựng cao tốc, sân bay, hải cảng và nhà máy điện. Khi Nhật Bản và châu Âu đ-ợc phục hồi, thì IBRD mục tiêu chuyển sang các n-ớc đang phát triển. Từ năm 1990 đến nay, IBRD cũng cung cấp tài chính cho cả các n-ớc Đông Âu. Đối t-ợng vay của IBRD là chính phủ các n-ớc.

Ngân sách hoạt động của IBRD thông qua đóng góp bắt buộc bởi các n-ớc thành viên. IBRD cung cấp vốn cho các chính phủ và các doanh nghiệp nhà n-ớc, nh-ng phải có nhà n-ớc đứng ra bảo lãnh thanh toán. IBRD cho vay với lãi suất t-ơng đối thấp. Vì phần lớn các n-ớc đang phát triển đ-ợc vay khoản tín dụng này. IBRD có 184 thành viên, tổng vốn cho vay là 420, 2 tỷ USD, năm 2006 cho vay 14,1 tỷ USD.

(ii) Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đ-ợc thành lập năm 1956, là một trong năm tổ chức thành viên của WB và có trụ sở chính ở Washington, DC, Hoa Kỳ với nhiệm vụ chính thúc đẩy phát triển khu vực t- nhân ở các n-ớc đang phát triển và để giảm đói nghèo và cải thiện đời sống của ng-ời dân. Công ty Tài chính Quốc tế có 178 n-ớc thành viên, có vốn hoạt động 21, 6 tỷ USD, riêng năm 2006 cam kết cho vay 6, 7 tỷ USD. Để ra nhập Công ty Tài chính Quốc tế, n-ớc đó tr-ớc hết phải là thành viên của IBRD. Chủ tịch của WB cũng là chủ tịch của Công ty Tài chính Quốc tế và phó Chủ tịch điều hành hiện nay là Ông Lars Thunell.

Nguồn vốn của có từ vốn vay ở các thị tr-ờng tài chính quốc tế thông qua phát hành trái phiếu công cộng hoặc tiền gửi của t- nhân, vay từ IBRD và nguồn đóng góp của các n-ớc thành viên. Trong năm tài chính 1997, IFC đầu t- 6,7 tỷ USD, phê duyệt 276 dự án. Công ty Tài chính Quốc tế cung cấp vốn vay đa ph-ơng lớn nhất và nguồn tài chính cho các dự án phục vụ khu vực t- nhân ở các n-ớc đang phát triển. Thời hạn cho vay và gia hạn ngắn từ 3 đến 15 năm, lãi suất ít -u đãi hơn, nh-ng IFC lại trực tiếp cho khu vực kinh tế t- nhân vay. Công ty Tài chính Quốc tế thúc đẩy phát triển khu vực t- nhân thông qua: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cấp tài chính cho các dự án phục vụ khu vực kinh tế t- nhân ở các n-ớc đang phát triển.

- Hỗ trợ các công ty t- nhân ở các n-ớc đang phát triển. - Hỗ trợ t- vấn và kỹ thuật cho chính phủ và doanh nghiệp.

(iii) Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thành lập ngày 24/09/1960, là một trong năm tổ chức thành viên của WB có nhiệm vụ cung cấp tài chính và dịch vụ t- vấn cho các n-ớc có thu nhập trung bình và nghèo nhất trên thế giới, mà những n-ớc không đủ điều kiện để vay của IBRD. Để trở thành thành viên của IDA tr-ớc hết phải là thành viên của IBRD. Đối t-ợng vay của IDA là chính phủ các n-ớc.

IDA cung cấp khoản tín dụng dài hạn, không có lãi suất cho 81 n-ớc nghèo nhất trên thế giới, trong đó 40 n-ớc nằm ở châu Phi. IDA viện trợ không hoàn lại và khoản tín dụng với thời hạn thanh toán 35 - 40 năm. IDA có 165 n-ớc thành viên, tổng vốn cho vay170 tỷ USD, riêng năm 2006 cho vay 9,5 tỷ USD.

Khoản vay của IDA chủ yếu hỗ trợ giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, n-ớc sạch, đảm bảo vệ sinh và môi tr-ờng, cải thiện môi tr-ờng kinh doanh, hạ tầng cơ sở và cải cách thể chế. Những dự án này nhằm mở đ-ờng cho tăng tr-ởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao điều kiện sống cho ng-ời dân.

Tín dụng dài hạn và vay không lãi suất của IDA tài trợ các ch-ơng trình xây dựng chính sách, thể chế, hạ tầng cơ sở và phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Mục tiêu của IDA giảm bất bình đẳng, giảm đói nghèo, thúc đẩy tăng tr-ởng kinh tế.

(iv) Trung tâm Quốc tế về Xử lý tranh chấp đầu t- (ICSID) là thành viên của WB, có trụ sở Washington, DC, Hoa Kỳ, thành lập ngày 14/10/ 1966. Chủ tịch của ICSID cũng là Chủ tịch của WB và n-ớc thành viên của WB cũng là thành viên của ICSID.

ICSID ra đời nhằm để thúc đẩy dòng vốn đầu t- quốc tế tăng lên bằng việc cung cấp các ph-ơng tiện cho việc hoà giải và trọng tài phân xử về tranh chấp đầu t- giữa n-ớc thành viên và nhà đầu t-, cũng nh- cho lời khuyên, tiến hành nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm trong lĩnh vực đầu t- n-ớc ngoài của các n-ớc.

Đến 30/03/2007 ICSID đã giải quyết 263 vụ, riêng năm 2006 là 26 vụ, nhiều hơn 30 vụ so với cuối những năm 1990s. Đến 30/7/1997 ICSID có 143 n-ớc

thành viên (hiện có 13 n-ớc đang trong quá trình đề nghị gia nhập ICSID). Việt Nam đã trở thành thành viên của cả năm tổ chức trực thuộc WB.

(v) Cơ quan Bảo lãnh Đầu t- Đa biên (MIGA) là thành viên của WB, đ-ợc thành lập năm 1988 để thúc đẩy FDI vào các n-ớc đang phát triển và t- vấn cho các n-ớc đang phát triển cách thu hút FDI, với vốn thành lập ban đầu 1 tỷ USD, có trụ sở tại Washington, DC, Hoa Kỳ. Chủ tịch của WB cũng là chủ tịch của MIGA.

MIGA thúc đẩy FDI vào các n-ớc đang phát triển bằng việc bảo lãnh các nhà đầu t- về rủi ro chính trị hay rủi ro phi th-ơng mại nh- chiến tranh, quốc hữu hoá, và các lĩnh vực khác nh- đầu t- vào nông nghiệp, những lĩnh vực đầu t- liên quan đến mở rộng, hiện đại hoá những dự án hiện tại, cổ phần hoá liên quan đến t- nhân hoá các doanh nghiệp nhà n-ớc. Giới hạn bảo lãnh của MIGA có thể tới 90% vốn đầu t-, vốn giới hạn hiện hành là 50 triệu USD cho một dự án. Đến năm MIGA có 141 thành viên và tới tháng 6/1997 MIGA đã phát hành 193 bảo lãnh trị giá 3,4 tỷ USD.

1.2.2. Đặc điểm ODA của Ngân hàng thế giới

Nh- đã giới thiệu, nhiệm vụ chính của WB cũng nh- của các tổ chức thành viên trong WB là hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và các dịch vụ t- vấn khác cho các n-ớc đang phát triển nhằm để thúc đẩy tăng tr-ởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, chống bệnh tật và nâng cao mức sống của ng-ời dân. Do vậy, đặc điểm nổi bật

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (Trang 32)