Trung Quốc là một ví dụ điển hình thành công về phát triển kinh tế xã hội, chỉ sau một thời gian mở cửa không lâu (từ những năm 70 của thế kỷ XX) đã đ-a Trung Quốc trở thành một nền kinh tế lớn với mức tăng tr-ởng hằng năm luôn đạt 2 con số, trên 10%/ năm, liên tục trong thời gian dài. Để đạt đ-ợc sự thành công đó, bên cạnh sự nỗ lực chính của Trung Quốc thì không thể không kể đến vai trò của ODA mà thế giới dành cho. Tuy nhiên, không phải n-ớc nào cũng thành công trong việc thu hút và sử dụng ODA nh- Trung Quốc. Vậy, những nguyên nhân nào đã giúp Trung Quốc biết khai thác ODA một cách có hiệu quả nh- vậy. Các nguyên nhân đó bao gồm;
Một là, sau khi thực hiện quá trình lựa chọn và phê duyệt các dự án theo một trật tự thống nhất và hiệu quả ngay từ khâu xác định, chuẩn bị dự án, đánh giá dự án. Đến nay hiệu quả của việc sử dụng ODA tại n-ớc này đã tăng lên rõ rệt. Việc đàm phán với phía nhà tài trợ chỉ diễn ra khi nghiên cứu khả thi của các
dự án lựa chọn đã đ-ợc phê duyệt và việc chấp nhận khoản vay sau khi đã hoàn tất thiết kế kỹ thuật.
Hai là, để gắn trách nhiệm với việc vay và trả nợ ODA, n-ớc này đã quy định một cách rõ ràng, cụ thể là: Ai h-ởng lợi, ng-ời đó trả nợ. Quy định này buộc ng-ời sử dụng phải tìm giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo toàn vốn. Hiện tại n-ớc này phân thành ba loại dự án để quy định rõ trách nhiệm trả nợ: Dự án nhà n-ớc vay trả (dự án này do trung -ơng thực hiện); chính quyền địa ph-ơng vay chịu trách nhiệm trả nợ (làm theo quyết định của trung -ơng) và dự án do các thành phần kinh tế vay và tự chịu trách nhiệm trả nợ, chính phủ không tham gia và chịu trách nhiệm trả nợ. Ngoài ra, chính phủ thực hiện miễn giảm toàn bộ thuế liên quan đến dự án ODA, kể cả các dự án cho vay lại.
Ba là, Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung -ơng quản lý ODA là Bộ Tài chính (MoF-Ministry of Finance) và Uỷ ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC- National Development and Reform Commission). MoF l¯m nhiệm vú ‚đi xin tiền‛, đồng thời l¯ cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. MoF yêu cầu các Sở Tài chính địa ph-ơng thực hiện kiểm tra th-ờng xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với bên viện trợ để đánh giá dự án. Còn các Bộ ngành chủ quan và địa ph-ơng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện và phối hợp với MoF giám sát việc sử dụng vốn.
Nhờ vậy, hàng năm Trung Quốc nhận đ-ợc khoảng 5-6 tỷ USD ODA từ các nguồn tài trợ song ph-ơng và đa ph-ơng. Từ năm 1980 đến cuối 2005, chỉ riêng WB đã cam kết với Trung Quốc hỗ trợ khoảng 39 tỷ USD và Nhật Bản là đối tác lớn cung cấp ODA cho Trung Quốc, tính đến cuối năm 2003 Nhật cung cấp cho Trung Quốc khoảng 3,3 ngàn tỷ Yên. Số vốn này đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy cải cách và phát triển ở Trung Quốc về nhiều mặt, đặc biệt về cơ sở hạ tầng.