Thành lập các tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 88)

- Nền kinh tế hàng hoá ở nước ta còn ở trình độ thấp, phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến, trong khi cơ chế quản lý chưa theo kịp

3.2.4.Thành lập các tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

cho các DN; công bố rõ kết quả thanh tra, kiểm tra của các DN, xử lý kịp thời các DN sai phạm. Các cơ quan giám sát phải chịu trách nhiệm nếu như có kết luận sai làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự và tài sản của DN.

- Thực hiện đồng bộ công tác kế toán, kiểm toán, hướng dẫn và khuyến khích các DN tham gia ngày càng nhiều vào việc quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.

- Tăng cường vai trò chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của công đoàn, đoàn thể, hiệp hội nhằm tạo điều kiện đưa hoạt động sản xuất - kinh doanh của DNNQD thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

3.2.4. Thành lập các tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh doanh

Ở nhiều nước có nền kinh tế phát triển, các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ… có vai trò to lớn trong việc giao lưu, xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn. Hiện nay ở Hà Nội đã có một số hiệp hội như hiệp hội công thương Hà Nội, hiệp hội các DNV&N, câu lạc bộ các DN trẻ và một số hiệp hội ngành nghề khác. Tuy nhiên các hiệp hội này còn nhiều hạn chế cả về số lượng, quy mô và nội dụng hoạt động. Đồng thời do mới thành lập nên các hiệp hội còn thiếu điều kiện và kinh nghiệm hoạt động nên sự hỗ trợ trong công tác đào tạo cho các chủ DNNQD còn rất hạn chế. Nếu tăng cường vai trò hỗ trợ của các câu lạc bộ giám đốc, câu lạc bộ doanh nghiệp, các hiệp hội chuyên ngành thì chắc chắn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các DN phát triển.

Do đó, để hỗ trợ cho các DNNQD ở Hà Nội phát triển cần khuyến khích các hiệp hội phát huy vai trò của mình, để thực sự trở thành ngôi nhà chung của

các DN. Các hiệp hội, các câu lạc bộ hoặc các tổ chức chuyên ngành cần phải chú trọng tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện năng lực của các chủ DNNQD.

Một trong các chức năng quan trọng của Hiệp hội giúp DN phát triển là lĩnh vực đào tạo nhân lực. Khi được đào tạo có hệ thống, mỗi DN hội viên có thể tìm hiểu thông tin cần thiết cho doanh nghiệp mình và cung cấp lại nguồn thông tin đó cho hiệp hội một cách nhanh chóng và tiện lợi. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, có nhiều DN chưa theo kịp xu thế chung, vì vậy hệ thống đào tạo của các hiệp hội cần phải xắp xếp hợp lý tuỳ thuộc vào nhu cầu của các DN.

Nếu tăng cường được vai trò hỗ trợ của các câu lạc bộ DN, các hiệp hội chuyên ngành thì chắc chắn sẽ tạo môi trường giúp các DNNQD phát triển. Các hiệp hội, câu lạc bộ hoặc các tổ chức chuyên ngành nên chú trọng tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện năng lực của các chủ DN.

- Tạo điều kiện cho hội công thương thành phố, hội liên hiệp các DNV&N thành phố tăng cường các khả năng xúc tiến, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, trao đổi kinh nghiệm đối với các DNNQD, tạo ra sự giao lưu thường xuyên giữa DN với các thành phần kinh tế khác.

- Phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn trong các loại hình DNNQD nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, phát huy tính dân chủ ở cơ sở, tạo nên sự đoàn kết nhất trí và ổn định sản xuất kinh doanh của các DN.

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 88)