Hoàn thiện môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 74)

- Nền kinh tế hàng hoá ở nước ta còn ở trình độ thấp, phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến, trong khi cơ chế quản lý chưa theo kịp

3.2.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý

Trở ngại lớn đối với sự phát triển của DNNQD hiện nay là môi trường pháp lý chưa đồng bộ dẫn đến tình trạng các cơ quan thừa hành và các DN lúng túng trong thực thi pháp luật, gây khó khăn cho việc quản lí hoạt động của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Vì vậy, để các DNNQD phát triển cần:

- Tiếp tục tạo thuận lợi, thông thoáng hơn nữa cho hoạt động sản xuất kinh doanh về cả các quy định pháp luật và môi trường tâm lý xã hội, từ khâu đăng ký kinh doanh cũng như trong suốt quá trình hoạt động, đến xử lý giải thể, phá sản. Do vậy cần phải:

+ Thống nhất giữa luật và các văn bản dưới luật, tạo nên một môi trường pháp lý ổn định, minh bạch, giúp DNNQD yên tâm trong sản xuất kinh doanh.

+ Tiếp tục rà soát và kiên quyết bãi bỏ các giấy phép không phù hợp với Luật doanh nghiệp. Qui định rõ ràng, cụ thể các ngành nghề phải có giấy phép.

+ Khắc phục tình trạng hình sự hoá các quan hệ kinh tế, đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả các biện pháp đảm bảo thực thi pháp luật.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, đơn giản thủ tục cho các DNNQD, nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước, đảm bảo sự phân công, phân cấp rõ ràng cụ thể trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Thành phố thực hiện đúng lộ trình cải cách thủ tục hành chính để DN và ngân hàng giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, đơn giản trong các thủ tục liên quan đến quan hệ thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng. Các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra, thanh tra khi DN có dấu hiệu vi phạm. Đồng thời các cơ quan giám sát phải chịu trách nhiệm nếu như có kết luận sai làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự và tài sản của DN. Đề nghị Chính phủ có văn bản làm rõ và có chế tài cụ thể cho các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, nhằm tránh sự lạm dụng, chồng chéo hoặc buông lỏng chức năng quản lý ở các ngành, các cấp. Từng bước tách dần chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý sản xuất - kinh doanh, tạo ra “sân chơi” bình đẳng cho tất cả các loại hình DN; xây dựng một nền hành chính minh bạch và có hiệu lực cao.

- Xác định chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với các DNNQD ở các bộ , ngành và uỷ ban nhân dân thành phối hợp theo dõi, tổng hợp tình hình, phát hiện và đề xuất những biện pháp tháo gỡ khó khăn và chủ động uốn nắn những sai phạm của các DNNQD.

Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý DN, đặc biệt tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành, quận, huyện trong quản lý Nhà nước đối với các DN sau cấp phép hoạt động. Thực hiện phân cấp quản lý hành chính, giao quyền chủ động cho chính quyền cơ sở (quận - huyện - phường - xã) đi đôi với công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, hậu kiểm đối với các DN sau khi đăng ký kinh doanh.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích DNNQD phát triển. Quan điểm về xây dựng cơ chế hỗ trợ với việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ gián tiếp và trực tiếp, trong đó chú trọng hỗ trợ gián tiếp; hỗ trợ có trọng tâm cho phát triển sản xuất - kinh doanh các sản phẩm trọng điểm nhưng không phải là bao cấp hoặc trở lại chế độ bao cấp; cơ chế hỗ trợ này là bình đẳng và thống nhất đối với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Kiện toàn bộ máy quản lý và hỗ trợ các DNNQD phát triển cả ở cấp trung ương và cấp địa phương. Cụ thể:

+ Giao cho Sở Công nghiệp, Sở Thương mại, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch...chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của các DNNQD theo ngành để có các chính sách hỗ trợ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của DN trong lĩnh vực ngành quản lý.

+ Đề nghị Chính phủ giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Sở Tư pháp là cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho DN, còn cấp quận-huyện có chức năng quản lý sản xuất kinh doanh cũng như thu thuế của các DN trên địa bàn.

+ Ngành ngân hàng, hải quan, cục thuế có trách nhiệm theo dõi và có chính sách thích ứng đối với DN trong các thủ tục vay vốn, chính sách thuế công ty, thuế hải quan...

+ Sở lao động thương binh và xã hội, sở khoa học công nghệ và môi trường tập trung theo dõi và đưa các giải pháp thích ứng về phát triển nguồn nhân lực, chính sách đối với người lao động trong các DNNQD, chính sách hỗ trợ về đào tạo, khoa học công nghệ...

+ Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội có trách nhiệm nghiên cứu, tư vấn về định hướng và các giải pháp mang tầm vĩ mô trong việc hoạch định các chính sách phát triển DNNQD ở Hà Nội.

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 74)