Một số bài học kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 68)

- Nền kinh tế hàng hoá ở nước ta còn ở trình độ thấp, phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến, trong khi cơ chế quản lý chưa theo kịp

2.4 Một số bài học kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở thành phố Hà Nộ

Để DNNQD có thể phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào nền kinh tế, ngoài sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, nhất thiết phải có sự hỗ trợ của nhà nước thông qua việc tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các DN và sử dụng đa dạng hoá các biện pháp nhằm giúp cho các DNNQD vượt qua được những khó khăn, có khả năng phát triển, tăng được khả năng cạnh tranh. Qua phân tích thực trạng của các DNNQD trên địa bàn Hà nội với những yếu kém và hạn chế còn tồn tại của khu vực này, từ đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với việc phát triển các DNNQD, đó là:

- Cần xây dựng chính sách đúng đắn, kịp thời, có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương, có sự phối hợp tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tạo môi trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển các DNNQD ở Hà Nội.

- Để tạo ra khu vực DNNQD có khả năng cạnh tranh cao cần phải có lòng tin từ 2 phía: của các DN và Chính phủ cũng như của nhân dân đối với khu vực các DNNQD.

- Công tác quản lý Nhà nước đối với khu vực DNNQD phải được tiến hành thông qua các quy định chặt chẽ của pháp luật với việc phân công, phân cấp và tổ chức bộ máy quản lý thích hợp để vừa tránh phiền hà cho DN, vừa đảm bảo hạn chế được các hành vi vi phạm pháp luật từ phía DN. Bộ máy nhà nước phải có tinh thần hợp tác, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.

- Tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ và triệt để hơn, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy quản lý thông qua việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước. Chú ý gắn

quyền hạn với trách nhiệm, có chế độ đãi ngộ thoả đáng, đồng thời buộc cán bộ các cấp phải chịu trách nhiệm cá nhân, kể cả trách nhiệm vật chất khi phạm các sai lầm khi thừa hành nhiệm vụ.

- Nâng cao nhận thức, trình độ của đội ngũ giám đốc và các chủ DN, để họ có điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo trong kinh doanh đúng pháp luật, nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực DNNQD trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận chương 2

− Luận văn đã khái quát những điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên, kinh tế- xã hội của thủ đô Hà Nội có ảnh hưởng đến sự phát triển các DNNQD trên địa bàn. Đặc biệt, luận văn tập trung đi sâu phân tích thực trạng phát triển của các DNNQD trên địa bàn Hà Nội trong thời kỳ 1986-2002 về các phương diện: Số lượng và cơ cấu các loại hình DNNQD; lĩnh vực hoạt động của các DNNQD; sự phân bố số lượng DN theo địa bàn; cơ sở vật chất kỹ thuật của các DNNQD. Đồng thời luận văn đã phân tích, đánh giá những kết quả đạt được của các DNNQD trong quá trình hoạt động về các mặt: Doanh thu, đóng góp Ngân sách Nhà nước, năng lực cạnh tranh và những hạn chế còn tồn tại của các DNNQD hiện nay, chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế trong phát triển.

− Từ cơ sở nghiên cứu thực trạng DNNQD ở thành phố Hà nội , luận văn đã rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn, là cơ sở việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật để tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển DNNQD trên địa bàn thủ đô.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w