Cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, vốn của các DNNQD

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 42)

Mặt bằng sản xuất kinh doanh

Hiện nay, thực trạng sử dụng đất của các DN nói chung sử dụng có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, thừa với các DNNN được thành lập trước đây do lịch sử để lại, nhưng lại thiếu đối với các DN mới được thành lập gần đây. Đã vậy, chính sách cho thuê đất của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, phiền hà.

Luật đất đai năm 1993 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 15 –10 – 1993, UBND thành phố Hà Nội đã cho các tổ chức trong nước sử dụng đất dưới hình thức thuê đất. Tính đến đầu năm 2003 trong tổng số 1.614 hợp đồng thuê đất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND Thành phố cho phép thuê và diện tích đất ký hợp đồng thuê đất thực hiện bước 2 theo Chỉ thị 245/ TTg của Thủ tướng chính phủ với tổng diện tích 14.530.732,84 m2 [19] được phân bổ cho các loại hình DN như sau:

Bảng 2.11: Diện tích mặt bằng các loại hình doanh nghiệp hiện đang sử dụng Loại hình doanh nghiệp Diện tích sử dụng (m2) Tỷ trọng (%)

- DNNN 12.108.259,56 83,3- HTX công, thương nghiệp 151.811,06 1,04 - HTX công, thương nghiệp 151.811,06 1,04 - DNNQD 2.275.512,76 15,66 + DN tư nhân 29.275,68 1,28 + Công ty TNHH 1.371.827,75 60,02 +Công ty cổ phần 869.559,25 37,67

Tổng cộng 14.530.732,84 100

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.

Diện tích đất đã được ký hợp đồng thuê đất ở trên được sử dụng theo cơ cấu sau: - Đất dùng để xây dựng cơ sở sản xuất: 56,3%.

- Đất dùng để xây dựng trụ sở, cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ: 20,9%.

- Đất dùng để xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp: 22,8%

Như vậy, tính đến hết năm 2002, diện tích đất mà các DNNQD ở Hà Nội được thuê chỉ chiếm 15,66 % trong khi tỷ lệ này là 83,3% đối với các DNNN,

trong đó các công ty TNHH chiếm diện tích lớn nhất (60%), các công ty cổ phần chiếm 37,67% diện tích, nhỏ nhất là các DNTN chiếm 1,28%.

Trên thực tế, các DNTN hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng và công nghiệp chế biến chủ yếu là các cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ, diện tích đất sử dụng của các cơ sở này phần lớn là đất của chủ DN, số cơ sở được cấp đất hoặc thuê đất để kinh doanh rất ít. Các DNNQD thường thuê lại đất của các cơ quan, DNNN với chi phí cao, trung bình từ 8.000- 12.000đ/m2 /tháng.

Do hạn chế về quỹ đất, nhất là đất trong nội thành và do quy hoạch sử dụng đất chưa rõ ràng làm cho các DNNQD ít có được các thông tin về quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất tại địa bàn của mình ngoài thông tin về các khu công nghiệp và các khu đô thị lớn. Bên cạnh đó, các chính sách về đất đai hiện đang là một trở ngại cho sự phát triển các DNNQD, vì chính sách và luật pháp về đất đai chưa ổn định, thủ tục thuê, chuyển nhượng kéo dài và không rõ ràng, thời hạn cho thuê đất ngắn trong khi các DN được cấp đất phải mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng nên nhìn chung đất mà các DNNQD đang sử dụng hiện nay chủ yếu là đất của chủ DN.

Trong tổng số diện tích đất mà các DNNQD hiện đang sử dụng, thì diện tích dùng cho nhà xưởng sản xuất chiếm khoảng 40%. Qua khảo sát cho thấy, ngoài công ty cổ phần có quy mô nhà xưởng tương đối lớn và được trang bị khá đồng bộ, còn trong cơ sở sản xuất thuộc các loại hình DN còn lại nhà xưởng được xây dựng phần nhiều thiếu hoàn chỉnh, nhiều cơ sở chưa đảm bảo các điều kiện cần thiết về an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Do mặt bằng sản xuất chật hẹp nên việc xây dựng và bố trí nhà xưởng sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, nhiều cơ sở do phải tận dụng diện tích nên khu vực sản xuất được bố trí thiếu khoa học. Mặt khác, các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh phần nhiều vẫn nằm giữa các khu dân cư nên đã có những tác động xấu về môi trường.

Tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Luật đất đai chỉ quy định quyền sử dụng đất, không cho phép tư nhân có quyền sở hữu và hạn chế nghiêm ngặt về việc mua bán đất đai, hậu quả là quyền sử dụng đất không chuyển nhượng công khai, giá đất thiếu tính ổn định, dẫn đến tình trạng đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả. Trong môi trường chính sách như vậy, bất lợi hơn cả vẫn là các DNNQD mới thành lập, rất khó có được mặt bằng đất đai ổn định, hợp pháp. Tuy nhiên để khắc phục những khó khăn này cho các DN, nhằm tạo điều kiện cho các DN vừa và nhỏ nói chung và các DNNQD nói riêng có mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Theo quy hoạch, hiện nay tại thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng 13 cụm công nghiệp vừa và nhỏ với tổng diện tích 360 ha đã được phê duyệt, cấp giấy chứng nhận, cho DN thuê đất với thời hạn 50 năm. Thành phố sẽ hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, hệ thống điện, nước đến từng DN, đồng thời hỗ trợ 30% chi phí giải phóng mặt bằng trong hàng rào cho DN [9]. Đến nay đã có 7 khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ đã hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đang được các DN vừa và nhỏ mà chủ yếu là các DNNQD xây dựng và hoàn thiện nhà xưởng cụ thể như sau:

Bảng 2.12: Các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Hà Nội

STT Tên khu công nghiệp Diện tích (ha) Tình hình sử dụng đất

1 Khu công nghiệp vừa và nhỏ xã Vĩnh Tuy, huyện Thanh Trì 12 Đã cho các DN thuê, đạt 100%2 Khu công nghiệp vừa và nhỏ phường

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 42)