Thực trạng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 29)

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh, thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ nhiều chính sách và biện pháp nhằm tạo điều kiện cho các DNNQD đầu tư sản xuất. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ VIII đã khẳng định chủ trương “phát triển mạnh các các thành phần, loại hình kinh tế”, “tạo điều kiện thuận lợi để các DNNQD phát triển”. Chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội đã đề cập đến mục tiêu và nhiệm vụ đổi mới quan hệ sản xuất, trong đó khẳng định: “Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể… được khuyến khích phát triển và đóng góp

ngày càng lớn đối với phát triển kinh tế xã hội”… Do vậy, các chính sách cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các DNV&N đã được thể hiện qua đề án số 18- ĐA/TW với nội dung “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” [8].

Để hướng dẫn thực hiện Luật doanh nghiệp, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quy chế quản lý DN hoạt động theo Luật doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định số 135/2002/QĐ- UB, phân rõ trách nhiệm các cấp, các ngành trong quản lý, hỗ trợ các DNNQD. Vì vậy, việc chỉ đạo triển khai Luật doanh nghiệp đã được thực hiện một cách nhất quán, thống nhất từ Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đến các sở, ngành, quận, huyện.

Các cơ quan Nhà nước ở Hà Nội trong phạm vi thẩm quyền đã thực hiện tốt các quy định của Luật doanh nghiệp. Cụ thể: không ban hành, hay phục hồi các giấy phép không cần thiết; không đòi hỏi thêm hồ sơ, giấy tờ và các thủ tục trái luật; không can thiệp hành chính trái thẩm quyền vào công việc kinh doanh, quản lý nội bộ của các DN. Bên cạnh đó, Hà Nội còn đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về Luật doanh nghiệp cho cán bộ các DN trên địa bàn thành phố.

Hà Nội còn là địa phương đầu tiên ban hành Quy chế về phối hợp quản lý DN sau đăng ký, trong đó xác định rõ UBND thành phố tổ chức quản lý DN, quy định cụ thể trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các sở ngành, quận, huyện, của các phường, xã trong quản lý DN sau đăng ký (Công tác cấp đăng ký kinh doanh cho các DN hoạt động theo Luật doanh nghiệp được giao cho phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư; công tác quản lý được giao cho UBND các quận, huyện; đăng ký hộ kinh doanh cá thể được giao cho UBND các phường, xã phối hợp thực hiện).

Hà Nội cũng đã đẩy nhanh công tác cải cách hành chính ở các lĩnh vực, ở các cấp, các ngành của thành phố nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Quy định về quy trình và thời hạn giải quyết một số thủ tục hành chính theo quyết định số 100/2002/QĐ-UB đã giúp giảm thời gian xử

lý các hồ sơ, đơn giản thủ tục tại các cơ quan quản lý Nhà nước của thành phố tránh gây phiền hà cho các DN.

Các chính sách ưu đãi phát triển DN nói chung và DNNQD nói riêng đã được nghiên cứu và xây dựng. Để cụ thể hoá các chính sách ưu đãi thuế theo Luật Khuyến khích đầu tư, ngày 18-11-1999, UBND thành phố Hà Nội đã có Chỉ thị số 20/1999/CT- UB về cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.

Như vậy cùng với các chủ trương, chính sách của Trung ương, thành phố Hà Nội đã có những chính sách và giải pháp cụ thể để tạo môi trường thuận lợi cho khu vực KTNQD phát triển. Việc phát triển loại hình DNNQD được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố để đẩy nhanh phát triển kinh tế thủ đô.

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w