Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 66)

- Nền kinh tế hàng hoá ở nước ta còn ở trình độ thấp, phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến, trong khi cơ chế quản lý chưa theo kịp

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân khách quan

- Do ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ, kinh tế hàng hóa chưa phát triển, cơ sở vật chất - kỹ thuật non yếu, khả năng tích lũy thấp, lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu nên một số đông DNNQD còn lúng túng, chưa thích nghi được với đòi hỏi ngày càng cao trong nền kinh tế thị trường.

- Do ảnh hưởng của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung nên vẫn còn một bộ phận dân cư theo nếp nghĩ cũ tạo nên một môi trường tâm lý xã hội chưa thực cởi mở với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Một bộ phận dân cư và cả một số cán bộ, đảng viên coi kinh tế tư nhân gắn liền với bóc lột, chỉ nhìn thấy những mặt tiêu cực của kinh tế tư nhân như làm hàng giả, trốn lậu thuế v.v. đã dẫn đến tâm lý xem thường, phân biệt đối xử đối với khu vực này.

Nguyên nhân chủ quan.

chưa đồng bộ nên khu các DNNQD vẫn chưa được hoàn toàn bình đẳng với các thành phần kinh tế khác về các điều kiện phát triển (cả trong việc xin thuê đất, cấp quyền sử dụng đất, giá thuê đất, tiếp cận tín dụng ngân hàng, nộp thuế,...). Tính không ổn định của chính sách, các quy định thường thay đổi và không được báo trước đã tạo tâm lý thiếu yên tâm đầu tư trong khu vực DNNQD. Số văn bản dưới luật quá nhiều, không nhất quán, do nhiều cơ quan nhà nước ban hành và chậm phổ biến rộng rãi đã gây ra không ít khó khăn cho khu vực KTNQD trong việc tiếp cận và thực hiện chính sách, luật pháp. Nhiều quy định còn chưa phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của các DNNQD.

- Chưa xây dựng được chiến lược, quy hoạch phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Công tác dự báo, hướng dẫn đối với khu vực này còn rất yếu. Hệ thống bộ máy quản lý của Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương lâu nay chưa sâu sát với sự phát triển của khu vực này, còn thiên nhiều về quản lý hơn là tạo điều kiện, cải cách hành chính còn chậm cũng như chưa có cơ chế xử lý trách nhiệm đối với những cán bộ cố ý gây khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp

- Quan hệ giữa các cơ quan và chính quyền nhà nước ở địa phương đối với DNNQD chưa thực sự là quan hệ “hai chiều”, việc chính quyền “nghe” DN, cùng DN tháo gỡ khó khăn chưa trở thành nề nếp. Thêm vào đó, sự thiếu trong sạch của một bộ phận cán bộ nhà nước, sự thiếu nghiêm minh của pháp luật lại càng gây thêm cho các DNNQD nhiều khó khăn hơn.

- Bản thân tiềm lực của các DNNQD còn chưa mạnh. Quy mô vốn, lao động và doanh thu về sản xuất của hầu hết các DNNQD còn hạn chế. Trình độ công nghệ và trình độ quản lý tại nhiều DNNQD còn yếu kém. Một số DNNQD chưa có chiến lược phát triển dài hạn, kinh doanh mang tính chụp giật, lợi dụng kẽ hở của chính sách là chính, không dám đầu tư lớn hoặc mạo hiểm kinh doanh khi cần thiết.

2.4 Một số bài học kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w