thành phố Hà Nội
Điều 21 Hiến pháp 1992 quy định “Kinh tế cá thể, tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập DN không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh”. Với quyền được tự do kinh doanh trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm đã phát huy khả năng của các DNNQD, góp phần làm phong phú, đa dạng và phát triển nhiều ngành nghề mới, trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (đặc biệt là các ngành nghề được bãi bỏ giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và ngày càng có nhiều đóng góp cho nền kinh tế, các DNNQD vào việc cung ứng các sản phẩm thiết yếu cho thị trường nội địa và xuất khẩu, giải quyết việc làm và đời sống cho nhiều người lao động trên địa bàn thủ đô.
Thực tế, đến nay trên địa bàn Thành phố đã có trên 10 ngàn DNNQD hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề tương đối đa dạng. Các DN này tập trung trong các lĩnh vực thương mại - dịch vụ, lĩnh vực vận tải hàng hoá và hành khách, xây dựng, du lịch… Một số DNNQD trên địa bàn thực hiện kinh doanh tổng hợp (kết hợp giữa sản xuất, thương mại và tư vấn) trong lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi có hàm lượng chất xám cao như ngành công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, lĩnh vực tài chính- ngân hàng (Ngân hàng thương mại cổ phần hoặc công ty đầu tư, công ty thuê mua tài chính).
Cơ cấu ngành nghề đăng ký kinh doanh của các DNNQD trên địa bàn thành phố hiện nay đã có sự thay đổi. Nếu như trước đây, các DNNQD với quy mô vốn nhỏ bé, tập trung hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đến nay đã có nhiều DN mạnh dạn đầu tư vào sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với những ngành nghề phong phú, đa dạng, tập trung vào sản xuất các sản phẩm thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong nước và cả cho xuất khẩu hay trong các ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội như điện tử và công nghệ thông tin, dệt – may, da – giày, cơ - kim khí, chế biến thực phẩm đã thể hiện được sự đầu tư có chiều sâu trong sản xuất và đầu tư cho phát triển công nghệ cao theo hướng CNH – HĐH nền kinh tế. Tỷ trọng các DNNQD đầu tư vào các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông cũng đã có sự tăng lên rất nhiều so với trước.
Bảng 2.5: Cơ cấu ngành đăng ký hoạt động của các DNNQD năm 2002
STT Ngành nghề đăng ký Tỷ lệ (%)
1 Thương mại, du lịch, dịch vụ 57,0
2 Sản xuất công nghiệp 19,82
3 Xây dựng, giao thông 15,6
4 Nông nghiệp 0,8
5 Ngành khác 6,6
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội
Tuy nhiên, dù có những cải thiện đáng kể trong cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh của các DNNQD trên địa bàn Thủ đô, song trên thực tế, xu hướng sản xuất kinh doanh của các DN vẫn tập trung đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ thể hiện qua cơ cấu vốn đầu tư và số lượng lao động sử dụng cũng như doanh thu nộp thuế.
Theo đánh giá của phòng quản lý công nghiệp ngoài quốc doanh, Sở công nghiệp Hà Nội, có khoảng 3000 DN có đăng ký kinh doanh sản xuất công nghiệp, trong đó có khoảng gần 1000 DN hoạt động hoạt động sản xuất công nghiệp được coi là hoạt động chính. Đánh giá này tương đối sát với số liệu của Cục thuế Hà Nội.
Bảng 2.6: Cơ cấu các DNNQD thực tế hoạt động phân theo ngành kinh tế ở thành phố Hà nội (Năm 2000- 2002) Năm Lĩnh vực 2000 2001 2002 Tổng số DN trên địa bàn 5.232 7.882 12.157 I- Các DN công nghiệp 395 486 632 % trong tổng số 7,55 6,17 5,20 I- Các DN thương mại, dịch vụ 4.837 7.396 11.525 % trong tổng số 92,45 93,83 94,80
Nguồn: Phòng nghiệp vụ, Cục thuế Hà Nội- năm 2003
Theo số liệu trên, số DNNQD thực tế hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã ngày càng tăng về số lượng. Năm 2000 có 395 DN, năm 2001 là 486 DN và năm 2002 là 632 DN. Cơ cấu theo loại hình DN của các DNNQD trong ngành công nghiệp được phân bố như sau:
Bảng 2.7: Số lượng các DNNQD hoạt động trong ngành công nghiệp ở thành phố Hà nội(Năm 2000- 2002) Năm Loại hình DN 2000 2001 2002 Tổng số 395 486 632 - DNTN 48 65 76 - CT TNHH 310 364 477 - CTCP 37 57 79
Nguồn: Sở công nghiệp Hà Nội, năm 2003
Sự tăng mạnh về số lượng DN làm cho ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của các DN công nghiệp ngoài quốc doanh mở rộng rất nhanh, sản phẩm hàng hoá ngày càng nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của thị trường.
Tuy nhiên, tỷ trọng các DN có hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp là chính lại giảm dần qua các năm, từ 7,55% năm 2000 xuống còn 5,20% vào năm 2002. Trong khi đó số lượng các DNNQD hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ hoạt động trên địa bàn không ngừng tăng cao trong các thời kỳ,
năm 2000 số DN hoạt động trong lĩnh vực này là 4.837 DN, đến năm 2002 lên tới 11.525 DN, chiếm tỷ trọng 94,80% trong tổng số các DN thực tế hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Sự gia tăng về số lượng DN đã giải quyết được việc làm cho người lao động, các cơ sở này tập trung chủ yếu ở các quận nội thành, đặc biệt là quận Hai Bà Trưng và quận Hoàn Kiếm. Nhiều DN đã vươn lên trong kinh doanh bán buôn và xuất nhập khẩu, đã góp phần làm cho thị trường Hà Nội khởi sắc, tích cực phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, đóng góp một phần quan trọng vào nguồn thu Ngân sách thành phố. Các DNNQD trong lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng tăng 2,8 lần trong giai đoạn 1996- 2002, từ 1.285 DN lên 3.576 DN, nâng tỷ trọng trong tổng số DN hoạt động trong lĩnh vực này của Hà Nội từ 78, 9% năm 1996 lên 94,08% năm 2002, đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế thủ đô trong thời gian qua.
Bảng 2.8: Số DNNQD hoạt động trong một số ngành dịch vụ ở thành phố Hà nội(Năm 1996- 2002) Năm Lĩnh vực 1996 1999 2000 2001 2002 Tổng DN trên địa bàn 1.628 2.102 2.520 2.845 3.801 Khu vực DNNQD 1.285 1.815 2.284 2.609 3.576 % trong tổng số 78,9 86,3 90,63 91,70 94,08 I- Thương nghiệp 1.052 1.521 1.967 2.260 3.187 % trong tổng số 80,48 87,56 91,87 92,85 94,96 II- Khách sạn,nhà hàng 215 231 237 261 299 % trong tổng số 72,88 78,83 84,64 85,85 87,68 III- Du lịch 18 63 80 88 90 % trong tổng số 69,23 86,30 80,8 82,24 86,53
Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu Niên giám thống kê Hà Nội , năm 2002
Tuy nhiên, các ngành dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm… chủ yếu hiện nay vẫn do các DNNN hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ.
lại chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế đó mới đến các công ty TNHH và CTCP. Nhìn chung ở Hà Nội cũng như trong cả nước, các DNNQD thường tập trung trong những ngành, lĩnh vực không đòi hỏi quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài, dễ dàng thu hồi vốn và có lợi nhuận cao. Như vậy, các DN thương mại dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh.
Bảng 2.9: Số lượng DNNQD phân theo loại hình DN hoạt động trong ngành dịch vụ Năm Loại hình 2000 2001 2002 DNTN 144 519 1.392 CTTNHH 4.172 6.174 9.253 CTCP 521 703 880 Tổng số 4.837 7.396 11.525
Nguồn: Phòng nghiệp vụ, cục thuế Hà Nội.
Trong lĩnh vực sản xuất, khu vực DNNQD chiếm tỷ trọng thấp khoảng 26,5% tổng số DNNQD. Các DN đang hoạt động hầu hết đều đang sản xuất các sản phẩm dễ xin phép hoạt động, nhưng mức lợi nhuận thấp và tiêu thụ thông qua các đại lý thương mại. DNTN là bộ phận có quy mô nhỏ nhất và sức cạnh tranh thấp nhất trong khối DNNQD, chưa có khả năng hợp tác và vươn ra thị trường quốc tế.
Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng này là do các DNNQD trên địa bàn:
Thiếu vốn đầu tư cho các dự án kinh doanh về công nghiệp nặng.
Tâm lý muồn thu hồi vốn đầu tư nhanh qua ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp nhẹ, hoặc công nghiệp chế biến thực phẩm quy mô nhỏ.Thực tế, tuy tỷ lệ các DNNQD ở Hà Nội bị phá sản thấp hơn so với một số địa phương khác, nhưng do vẫn mang nặng tâm lý do dự, ít dám mạo hiểm, nên dễ mất cơ hội kinh doanh hoặc khó mở rộng khả năng sản xuất kinh doanh trong những ngành nghề này.
Bên cạnh đó, hành lang pháp lý và các chính sách cụ thể còn phức tạp hoặc chưa tạo đủ sức thu hút các doanh nhân bỏ vốn đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghệ cao, lĩnh vực hạ tầng và dịch vụ công cộng. Để điều chỉnh cơ cấu đầu tư trong khu vực này với việc hình thành một cơ cấu hợp lý, đa dạng và cân đối cần phải có tác động mạnh mẽ với sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô từ trung ương đến địa phương.
Trong giai đoạn hiện nay, để giải phóng lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc , phát huy nội lực cần đặc biệt coi trọng phát huy khả năng của các DNNQD. Dự báo trong những năm tới, trong lĩnh vực công nghiệp, các DNNQD sẽ tiếp tục tăng nhanh về số lượng và Hà Nội sẽ xuất hiện nhiều DNNQD có quy mô lớn. Khi đó sự tích tụ tập trung quy mô DN sẽ diễn ra mạnh hơn, các DNNQD hiện nay sẽ phát triển nhanh, hoạt động của các DN này tại các khu công nghiệp vừa và nhỏ sẽ gia tăng nhanh chóng. Phân bố hoạt động công nghiệp sẽ chuyển dịch theo hướng thu hẹp dần tại các quận nội thành và phát triển mạnh ở các huyện ngoại thành.
Nhìn chung các DNNQD trên địa bàn Hà Nội hiện nay đã có những cơ sở điển hình sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê, cũng như kết quả điều tra khảo sát cho thấy các DNNQD phát triển mang tính tự phát, một số ngành nghề mà Nhà nước cần lại thiếu vắng, rất ít DN thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của mình. Đa số các cơ sở DNNQD ở Hà Nội tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ và thấp nhất là sản xuất nông nghiệp. Điều này một phần do sự cứng nhắc trong các văn bản, chỉ cho phép DN sản xuất các sản phẩm đăng ký kinh doanh, thủ tục bổ sung ngành nghề còn không ít khó khăn cho DN. Bên cạnh đó, một số DN còn kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký, trốn thuế, vi phạm các quy tắc về hợp đồng lao động, bảo hiểm.