Trước khi thực hiện đường lối đổi mới (1986), cũng như các địa phương khác trên cả nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là đối tượng trong thực hiện cải tạo XHCN và không được pháp luật bảo vệ. Từ sau Đại hội VI (tháng 12/1986) và nhất là từ khi ban hành Luật DNTN và Luật Công ty (thông qua ngày 21/12/1990 và có hiệu lực từ 15/4/1991) cùng nhiều Nghị quyết, chỉ thị và chính sách khuyến khích khác, kinh tế tư nhân đã được hồi sinh và phát triển trở lại cùng với sự phát triển của loại hình DNNQD.
Theo Luật doanh nghiệp, các chủ DN của KTNQD có thể lựa chọn một trong ba loại hình DN như DNTN, công ty TNHH, CTCP. Trên địa bàn Hà Nội số DNNQD đã được thành lập và hoạt động ở 12 quận huyện với số lượng ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1992- 2002 đã có 14.404 DNNQD được đăng ký hoạt động. Từ năm 2000 đến nay, số DNNQD thành lập mới liên tục tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Số DN này chiếm tới 75% trong tổng số DN trên địa bàn và tăng 224% so với giai đoạn 1992 –1999.
Thời gian Số lượng DNNQD Giai đoạn 1992 – 1999 4.449 Giai đoạn 2000- 2002 9.955 Trong đó: Năm 2000 2.312 Năm 2001 3.381 Năm 2002 4.262 Tổng cộng 14. 404
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội
Như vậy, thực hiện Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty, giai đoạn 1992 –1999 bình quân mỗi năm có 556 DN được thành lập (trung bình khoảng 46 DN/ tháng), giai đoạn 2000 – 2002, thực hiện Luật doanh nghiệp, bình quân mỗi năm có 3.320 DN được thành lập mới (trung bình khoảng 276 DN/ tháng), gấp 6 lần so với bình quân năm giai đoạn 1992 – 2002. Qua số liệu ở trên, số lượng DN được thành lập mới giai đoạn 2000- 2002 gấp hơn 2 lần số lượng các DN được thành lập giai đoạn 1992- 1999, và cao nhất vào năm 2002 với 4.262 DN mới được thành lập (tăng cả về số tương đối và tuyện đối), chiếm tới 19,8% tổng số DN trong cả nước. Đây là kết quả của 3 năm thi hành Luật doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Như vậy, Hà Nội là thành phố có số lượng DNNQD đứng thứ hai trong cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mức tăng về số lượng của mỗi loại hình DNTN, công ty TNHH và CTCP cũng khác nhau.
Bảng 2.2: Số lượng các DNNQD ở Hà Nội ( Năm1996 – 2002)
Năm Số lượng DN 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 DNTN 583 633 699 792 1.082 1.382 1.613 % so năm trước 20,5 8.5 9,4 13,3 36,6 27,7 16,7 Công ty TNHH 2.013 2349 2.747 3.509 5.319 7.881 10.934 % so năm trước 28,2 16,7 16,9 27,7 51,58 48,1 38,7 CTCP 27 32 60 148 360 879 1.857 % so năm trước 68,7 18,5 87,5 59.5 43,24 44.2 11.3
♦ Loại hình doanh nghiệp tư nhân: Theo số liệu của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội, đến năm 1993, trên địa bàn thành phố chỉ mới có 83 DN thì đến năm 2002 có 1.613 DN, tăng gần 20 lần, trong đó, năm 1994 tăng lên 394 DN (tăng 374%), năm 1995 là 484 DN (tăng 22%). Tuy nhiên, từ năm 1996 và nhất là năm 1997, tốc độ phát triển về số lượng đã chậm lại so với trước và tăng lại vào năm 2000. Điều đó, có thể lý giải mức tăng đó là do tác động tích cực của Luật DNTN (năm 1992) và Luật doanh nghiệp (năm 1999).
♦ Loại hình công ty TNHH: Năm 1993 có 601 công ty, năm 1995 tăng lên 1.569 công ty. Đến năm 2000, khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực, số lượng công ty đăng ký lên tới 5.319 công ty bằng 151,8% tổng số công ty TNHH được thành lập trước đó và số lượng các công ty này tiếp tục tăng với tốc độ cao trong những năm tiếp theo và đạt con số 10.914 công ty TNHH tính đến hết ngày 31/12/2002. Đây là một bước tiến đáng kể của Luật doanh nghiệp trong việc hiện thực hoá quyền tự do kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được tổ chức theo loại hình hiện đại với địa vị pháp lý rõ ràng.
♦ Công ty cổ phần: Bên cạnh sự phát triển của các công ty TNHH, CTCP là loại hình DN có sự phát triển mạnh nhất. Giai đoạn 1992- 1999, số CTCP được thành lập là 148 công ty thì trong 3 năm 2000, 2001, 2002 đâ có tới 1.857 DN tăng 1.255%. Như vậy, số lượng các DN thành lập theo loại hình này trên địa bàn còn chiếm tỷ lệ nhỏ song tốc độ tăng khá cao.
Như vậy, trong tổng số 14.404 DNNQD được thành lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2002, cơ cấu được phân bổ như sau: trong đó loại hình công ty TNHH chiếm 75,9%, công ty cổ phần chiếm 12,89%; DNTN chiếm 11,19 % tổng số DN đã được đăng ký kinh doanh, thể hiện sự nổi trội của loại hình công ty TNHH, tỷ trọng công ty cổ phần tuy còn thấp nhưng chiếm ưu thế hơn so với mức bình quân chung của cả nước.
Hà Nội( Năm 1991- 2002) Năm Loại hình DN 1991- 1995 1996- 1999 2000- 2002 Tổng số % DNTN 515 277 821 1.613 11,19 Công ty TNHH 1.569 1.940 7.425 10.934 75,9 Công ty cổ phần 16 132 1.709 1.857 12,89 Tổng số 2.100 2.349 9.955 14.404 100
Nguồn: Sở kế hoach và đầu tư Hà Nội.
Tuy nhiên, trên thực tế theo số lượng DN đã được cấp mã số thuế của cục thuế Hà Nội, đến năm 2002, loại hình DNTN chiếm 7,86%, công ty TNHH chiếm 80,04% và CTCP chiếm 12,1% tổng số DNNQD được cấp mã số thuế [14]. Như vậy, so sánh cơ cấu theo loại hình DN giữa số đăng ký ban đầu với số liệu ở Cục thuế, có thể thấy rằng, tỷ lệ “rơi rụng” ngay ở chặng đường đầu của quá trình kinh doanh ở các DNTN là cao nhất, tiếp đến là loại hình CTCP và thấp nhất với loại hình công ty TNHH. Điều đó bước đầu cho thấy sự “ổn định” của loại hình DNTN và CTCP không cao bằng loại hình công ty TNHH.
Bảng 2.4: Cơ cấu loại hình DNNQD thực tế hoạt động trên địa bàn Hà Nội(2000- 2002) Năm Loại hình 2000 2001 2002 1- DNTN % trong tổng số 10,88569 9,74768 7,86956 2- CTTNHH % trong tổng số 4.48285,67 6.53882,95 9.73080.04 3- CTCP % trong tổng số 3,46181 7,31576 1.47112,10 Tổng cộng % trong tổng số 5.232100 7.882100 12.157100
Nguồn: Phòng nghiệp vụ Cục thuế Hà Nội- theo số lượng đã được cấp mã số thuế của Hà Nội
Trên địa bàn cả nước, trong các loại hình DNNQD, DNTN chiếm tỷ trọng lớn trong khi đó tại Hà Nội, công ty TNHH lại là hình thức phổ biến, được nhiều
DN lựa chọn hơn cả, tỷ trọng CTCP tuy có chiếm ưu thế hơn so với mức bình quân chung của cả nước song vẫn còn rất thấp so với số lượng các công ty TNHH . Sở dĩ có sự lựa chọn này là do trong điều kiện nước ta hiện nay, mới chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, do những khía cạnh tâm lý xã hội nên đa phần dân cư chưa mấy tin tưởng vào các loại hình mang tính “tập thể”, và chưa có thói quen đầu tư qua việc mua bán cổ phiếu. Đa phần các chủ DN trong các DNNQD cũng bị tâm lý này chi phối, vì vậy đa phần các công ty TNHH về thực chất cũng là DNTN với các thành viên của công ty trong gia đình. Loại hình DN này khá phù hợp với tâm lý chung của người dân Việt nam hiện nay, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà nội, các chủ DN luôn xác định sự mở rộng về quy mô hoạt động cũng như ngành nghề kinh doanh trong tương lai, đồng thời tính chất “tư nhân” theo cách hiểu của người dân Việt Nam, của các chủ doanh nghiệp vẫn là động lực cơ bản thúc đẩy các chủ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Động lực này chi phối tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có vấn đề quản lý trong DN. Do vậy, hiện nay ở Hà Nội, loại hình công ty TNHH vẫn đang là loại hình phổ biến và phù hợp. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong các loại hình DN, loại hình công ty cổ phần có nhiều ưu điểm hơn, là loại hình công ty sẽ ngày càng phổ biến trong nền kinh tế hiện đại. Uu điểm nổi bật của loại hình công ty này là khả năng phân tán rủi ro cho nhiều cổ đông cùng chịu, cũng như khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó để tập trung nguồn lực tài chính cho đầu tư. Mặc dù vậy, loại hình này chỉ có thể hoạt động với hiệu quả cao khi được quản lý chặt chẽ trong nền kinh tế hoạt động theo luật pháp.
Xem xét diễn biến cho thấy trong cơ cấu loại hình DNNQD ở Hà Nội đang biến động theo chiều hướng tích cực: Tỷ trọng DNTN đang giảm dần, tỷ trọng công ty TNHH cũng đang có chiều hướng giảm, ngược lại tỷ trọng công ty cổ phần
đang có xu hướng tăng rất nhanh.
Như vậy, về mặt pháp lý, Nhà nước đã tạo cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh những sự lựa chọn khác nhau về loại hình DN, còn trên thực tiễn, chính ưu thế và hiệu quả của mỗi loại hình sẽ sẽ quyết định xu thế lựa chọn của khu vực KTNQD trong khuôn khổ của hệ thống pháp luật hiện hành. Hiện tại khi xem xét cơ cấu của DNNQD trên địa bàn Hà Nội theo loại hình DN thì cho đến hết năm 2002, loại hình công ty TNHH đang giữ vị trí phổ biến và có vai trò quan trọng nhất trong khối DNNQD.