Đổimới và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 77)

- Nền kinh tế hàng hoá ở nước ta còn ở trình độ thấp, phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến, trong khi cơ chế quản lý chưa theo kịp

3.2.2. Đổimới và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh

triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Chính sách về thuế, tín dụng và đầu tư

Để tạo điều kiện phát huy nội lực của các DNNQD, Nhà nước cần hoàn thiện việc tiếp cận các nguồn tài chính và tín dụng cho các DNNQD, tạo một sân chơi bình đẳng để tạo điều kiện dễ dàng cho các DNNQD vay vốn cần tiếp tục sửa đổi và ban hành luật và các quy định nhằm xây dựng một khung pháp luật toàn diện.

- Thiết lập hệ thống đăng ký tập trung qua mạng máy tính ở cấp quốc gia để mọi DN dễ dàng truy cập được thông tin về tài sản cầm cố thế chấp cho thuê và phương thức giao dịch có bảo dảm khác.

- Mở rộng phạm vi tài sản dùng để thế chấp, làm cho tài sản, quyền sử dụng đất của các DNNQD được thế chấp thuận lợi trong việc vay vốn.

- Nhanh chóng củng cố hệ thống tài chính và Ngân hàng để nâng cao khả năng phân tích tài chính dự án. DNNQD được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp vay vốn ngân hàng, đơn giản hoá các thủ tục cho vay, tăng cường các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn cho các DNNQD; bổ sung, sửa đổi các quy định để tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản thế chấp khi người vay không trả được nợ. Bên cạnh đó, cần mở cửa cho khu vực DNNQD tiếp cận kênh vay vốn đầu tư với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu hoặc nhận bảo lãnh tín dụng đầu tư từ nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.

- Phát triển thị trường tài chính phi ngân hàng, tạo điều kiện cho các DN huy động vốn trên Thị trường chứng khoán. Cho phép các DN tiếp cận vốn nước ngoài bằng cách cho các công ty bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó cần có chính sách khuyến khích các DNNQD thành lập DN dưới dạng CTCP

như đưa ra quy tắc quản lý công ty rõ ràng và toàn diện hơn để cải thiện việc quản lý các công ty và để các cổ đông có thể kiểm soát, quản lý tốt hơn, sớm khắc phục tình trạng số lượng CTCP chiếm tỷ lệ còn thấp (chưa tới 4%) [37].

- Nhà nước cần có chính sách thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài, đồng thời xúc tiến thành lập hệ thống pháp lý và chế định cho việc thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa. Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để bảo lãnh cho các DN khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố đượcvay vốn.

- Nhà nước cần tăng cường mạng lưới xúc tiến thương mại. Các tổ chức xúc tiến thương mại cần hoạt động tích cực hơn nữa nhằm tạo nhiều cơ hội hơn nữa cho các DNNQD gặp gỡ các đối tác nước ngoài để tham gia nhiều hơn vào công ty liên doanh nhằm tăng nguồn vốn FDI vào các DN này, hỗ trợ các DNNQD thông qua hoạt động đào tạo chuyên môn quản lý, hướng dẫn DN tiếp cận, khai thác các thông tin trên mạng, xây dựng mạng lưới thông tin kinh doanh để DN có thể tra cứu các chính sách kinh tế của Chính phủ, các quy định của Chính phủ liên quan đến kinh doanh, các quỹ, nguồn vốn và hướng dẫn thủ tục để DN có thể tiếp cận các nguồn tài chính.

−Nhà nước sớm ban hành quy định về cơ chế tài chính đối với DNNQD. Tiếp tục đổi mới chế độ kê khai và nộp thuế phù hợp vừa tạo thuận lợi cho các DN, vừa chống thất thu thuế. Có chính sách bảo hiểm rủi ro cho hoạt động của các DNNQD; khuyến khích tham gia quỹ bảo hiểm tương hỗ của các DN có sự hỗ trợ của nhà nước. Ban hành quy định về sở hữu tài sản, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh.

−Sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán phù hợp với trình độ kế toán của các DNNQD, tạo điều kiện cho các DN này sử dụng dịch vụ kiểm toán, thực hiện công khai hoá tình hình tài chính DN hàng năm.

hoạt động để bảo lãnh cho các DN vay vốn.

−Chính phủ nghiên cứu và cân đối phân bổ nguồn vốn ưu đãi cho các DNNQD thông qua quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu và tạo điều kiện cho các DNNQD tiếp cận nguồn vốn ODA.

Về đầu tư, để phát triển các DNNQD, cần thực hiện các chính sách sau: + Chú trọng đúng mức tới đầu tư trong nước, tiến tới ban hành một luật đầu tư duy nhất cho cả đầu tư trong và ngoài nước.

+ Phối hợp có hiệu quả các công cụ của chính sách đầu tư như lãi suất và thuế. + Hình thành quỹ bảo hiểm đầu tư để khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực mới trong hoạt động kinh doanh của các DNNQD.

+ Đẩy mạnh việc hỗ trợ đầu tư như cung cấp thông tin, dự báo về đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp cho các DNNQD thuê với giá cả hợp lý.

+ Đơn giản hoá thủ tục xin cấp ưu đãi đầu tư, công khai hoá các điều kiện ưu đãi. Các ưu đãi về đầu tư cần thiết thực, rõ ràng và cụ thể hơn. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi thoả đáng đối với các DN đầu tư công nghệ tiên tiến. Mức độ ưu đãi cần đủ sức hấp dẫn như thời gian miễn giảm thuế dài hơn… Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức ưu đãi đầu tư như trợ cấp đầu tư, Nhà nước cho phép khấu hao nhanh tài sản cố định, ưu đãi thuế đối với đầu tư nghiên cứu và phát triển, đào tạo và nâng cao tay nghề.

Chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất

−Các chính sách về đất đai cần thực hiện theo hướng cho phép DN dễ dàng tiếp cận đất đai, được thuê đất đai lâu dài và ổn định nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Nhà nước cần đẩy nhanh quá trình giao quyền sử dụng đất. Đơn giản hoá các thủ tục cấp đất cho DN, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực để các DN bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. DNNQQD được sử dụng quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn Ngân hàng hoặc góp cổ phần liên doanh với DN trong hoặc ngoài nước.

- Mở rộng quyền cho các DN trong việc chuyển nhượng và cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của DN. Giảm mức thu lệ phí và thuế chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất để tạo điều kiện khai thông các hoạt động giao dịch trên thị trường, khuyến khích các giao dịch chính thức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.

- Xây dựng hệ thống đăng ký và hình thành một loại hình dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm khắc phục sự bất bình đẳng trong việc phân phối đất. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy thị trường chính thức về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bất động sản. Thực hiện cơ chế giá thoả thuận trực tiếp trên thị trường chính thức hoặc đấu giá quyền sử dụng đất, hạn chế việc phân biệt giá đất quá lớn theo ngành nghề hay theo đối tượng sử dụng đất. Xây dựng các trung tâm đầu mối giao dịch thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNQD có địa điểm kinh doanh ổn định, có văn phòng làm việc, giao dịch.

−Sửa đổi bổ sung Luật Đất đai theo hướng: cấp quyền sử dụng đất ở cho tư nhân, đất đang được tư nhân sử dụng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh được chuyển nhượng lại một cách hợp pháp quyền sử dụng hoặc nếu được Nhà nước giao, nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Về phía Thành phố, cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở để các DN có giấy tờ pháp lý cho các tài sản bảo đảm vay vốn Ngân hàng.

−Nhà nước có chính sách xây dựng những khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng cần thiết, phù hợp để khuyến khích các DN trong đó có DNNQD thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh. Nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào sử dụng các khu công nghiệp tập trung, khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ của Thành phố để tạo điều kiện mặt bằng sản xuất cho các DN.

Chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ

Trong những năm đổi mới, các DNNQD đã có sự đổi mới công nghệ ở mức nhất định. Song nhìn chung thiết bị công nghệ của các DNNQD hiện nay

còn lạc hậu và ở trình độ thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao, đang gặp nhiều khó khăn với việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Với khả năng hiện có, các DNNQD tự đổi mới, áp dụng các loại thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Vì vậy bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân các DN, còn cần sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước để nhanh chóng và thường xuyên cải thiện thiết bị công nghệ. Trong thời gian tới, những giải pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước với các DNNQD nhằm mục tiêu phát triển công nghệ, kỹ thuật có thể là:

− Khuyến khích hợp đồng thuê, thuê mua hoặc bán trả góp, tạo điều kiện cho các DNNQD tiếp cận với máy móc, thiết bị mới hoặc cải tiến nâng cấp máy móc thiết bị. Hoạt động thuê, mua hoặc bán trả góp giúp các DN có thể sử dụng máy móc thiết bị mới hoặc tốt hơn dùng cho hoạt động kinh doanh mà không phải thanh toán ngay toàn bộ tiền mua hàng. Hình thức thức này phát triển rộng rãi ở các nước phát triển cũng như đang phát triển ngày càng đa dạng và phong phú. Để các hình thức này phát huy tác dụng cần phải:

+ Miễn giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu có công nghệ hiện đại dùng cho hoạt động thuê, mua.

+ Khuyến khích thành lập và tạo điều kiện phát triển các công ty thuê mua bằng cách xắp xếp hoạt động thuê, mua thuộc loại ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư (được tăng thời gian miễn thuế, được phép khấu hao nhanhtài sản cố định).

+ Khuyến khích thành lập các công ty thuê mua với 100% vốn nước ngoài và liên doanh để mở rộng mạng lưới thuê mua, tranh thủ vốn và học tập kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

+ Ban hành các văn bản pháp luật cho phép thực hiện dễ dàng các thoả thuận thuê, mua và các thoả thuận trả góp, giúp các DNNQD có được sự tiếp cận với công nghệ mới.

− Tiếp tục loại bỏ những trở ngại về luật pháp và chính sách để chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thuận lợi. Mặc dù Chính phủ quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ nhưng còn một số trở ngại và cản trở đối với việc chuyển giao công nghệ có thể nhận thấy trong khung chính sách và pháp luật hiện hành. Những biện pháp sau đây sẽ loại bỏ những trở ngại và thúc đẩy cách tiếp cận với công nghệ của các DN.

+ Sửa đổi các văn bản pháp luật, loại bỏ các quy định bắt buộc về chuyển giao công nghệ bao gồm yêu cầu có phê duyệt từng hợp đồng chuyển giao công nghệ của Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường, cho phép công nghệ được chuyển giao tự do theo thoả thuận. Theo chính sách hiện hành, mỗi hợp đồng chuyển giao công nghệ do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường xét duyệt và có khi phải mất tới 12 tháng. Các nhà đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự lựa chọn công nghệ chuyển giao của họ. Nhà nước chỉ nên quản lý một cách gián tiếp thông qua các Luật Môi trường, Luật Dân sự và hỗ trợ cho các DN thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ để cung cấp thông tin về công nghệ cho các DN, đào tạo các nhà điều hành, quản lý, luật sư, kỹ năng đàm phán các hợp đồng chuyển giao công nghệ.

+ Xem xét nới lỏng các quy định hiện hành và cho phép nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng nhưng còn hoạt động tốt trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Vì những quy định hiện hành quá khắt khe, gây nhiều khó khăn và chi phí trong việc nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng làm cho các DNNQD hiện nay nếu không có khả năng mua máy móc thiết bị mới thì không thể cải tiến sản xuất được.

+ Đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục nhập cảnh, đặc biệt là đối với các nhà khoa học và những người điều hành kinh doanh nước ngoài để giúp cho quá trình chuyển giao công nghệ được thuận lợi hơn.

các DNNQD bằng những hình thức thích hợp với chi phí thấp. Thành lập những trung tâm thông tin, tư vấn, cung cấp thông tin miễn phí hoặc với chi phí thấp theo tững lĩnh vực, ngành nghề.

+ Tạo điều kiện cho các DNNQD được vay ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.

−Mở rộng hệ thống dịch vụ tư vấn khoa học, công nghệ cho các DNNQD. Nhà nước hỗ trợ mở các lớp ngắn hạn miễn phí bồi dưỡng kiến thức khoa học, công nghệ cho các DNNQD, hỗ trợ các DN ứng dụng công nghệ thông tin, thuê, mua trợ giúp thiết bị đổi mới công nghệ, thực hiện tốt việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; khen thưởng các cá nhân và DN áp dụng có hiệu quả công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

−Thành phố Hà Nội cần mạnh dạn đầu tư NSNN để xây dựng các trung tâm tư vấn, thẩm định và chuyển giao công nghệ hoặc hỗ trợ các đơn vị hiện có chức năng tương tự để giúp các nhà quản lý và đối tác Việt Nam trên địa bàn thực hiện việc giám định chất lượng và giá cả nhằm giúp các DN nói chung và các DNNQD nói riêng tránh được tình trạng nhập khẩu hoặc chuyển giao thiết bị, máy móc lạc hậu với giá cao. Thành lập trung tâm hỗ trợ kỹ thuật các DNNQD ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà nẵng là đầu mối tư vấn cho các DNNQD.

Chính sách thị trường và hỗ trợ xuất khẩu

−Có cơ chế và phương thức bảo đảm cho các DNNQD nhận được những thông tin cần thiết về luật pháp, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của các ngành, các vùng; các thông tin dự báo trung hạn, dài hạn về các ngành, các sản phẩm trong nước và trên thế giới; các dự án phát triển có nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

thông tin chuyên ngành của DN, phát hành công báo doạnh nghiệp hoặc danh bạ DN thông qua hệ thống thương mại điện tử nhằm thiết lập một hệ thống thông tin DN độc lập và thống nhất.

−Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kinh doanh, DNNQD và các hiệp hội đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cả thị trường trong và ngoài nưóc.

−Thành lập hội đồng khuyến khích phát triển DNNQD làm nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DNNQD.

− Nhà nước thực hiện hỗ trợ các DNNQD qua các quỹ như quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ tín dụng xuất khẩu, chính sách ưu đãi về tài chính khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ sản xuất (tư vấn, cung cấp thông tin…).

− Đẩy mạnh việc thực hiện những biện pháp hữu hiệu chống các hiện tượng gian lận thương mại và các hoạt động kinh doanh phi pháp như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế…

Các địa phương cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu như hỗ trợ tín dụng, cung cấp thông tin, hướng dẫn cho các DN về quy cách, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá. Để khuyến khích xuất khẩu, cần phải có sự hỗ trợ cho các DN trực tiếp xuất khẩu và các bên gián tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu ở các giai đoạn

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w