Phương hướng phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 70)

- Nền kinh tế hàng hoá ở nước ta còn ở trình độ thấp, phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến, trong khi cơ chế quản lý chưa theo kịp

3.1.Phương hướng phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nộ

trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5( khoá IX) xác định phát triển kinh tế ngoài quốc doanh là vấn đề chiến lược lâu dài trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta. Do vậy, phát triển các DNNQD trên địa bàn phải dựa trên quan điểm xác định DNNQD là một bộ phận hữu cơ cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, phát triển các DNNQD phải nhằm mục tiêu khai thác và phát huy tối đa các nguồn nội lực kết hợp với ngoại lực làm cho dân giàu, nước mạnh, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trong đó cần phải khuyến khích và mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết liên doanh giữa các DNNQD với doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trên cơ sở thực hiện chính sách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo nên mối quan hệ hợp tác, cạnh tranh, hiệu quả và hai bên cùng có lợi. Đồng thời, phải thường xuyên hoàn thiện, cụ thể hoá các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện khuyến khích các DN phát triển, khắc phục tính thiếu chủ động còn phổ biến trong các DNNQD trên địa bàn Thành phố.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Kinh tế trung ương, theo công văn số 375/KTTW về nghiên cứu tình hình, phương hướng, giải pháp phát triển KTTN, cùng với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ 13 với chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho DNNQD trên địa bàn phát triển. UBND thành phố đã có quyết định số 5776/QĐ-UB ngày 4/11/2001 thành lập Ban chỉ đạo nghiên cứu phát triển KTTN ở Hà Nội. Công tác nghiên cứu phát triển KTTN đã được triển khai rộng rãi tại các quận, huyện, sở, ban, ngành liên quan, trong đó

xác định mục tiêu phát triển DNNQD: DNNQD cùng phối hợp với các thành phần kinh tế khác đảm bảo cho nền kinh tế Thủ đô có nhịp độ tăng trưởng nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng ưu tiên phát triển các lĩnh vực có sử dụng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn. Trong khu vực các DNNQD cần chú trọng nâng cao trình độ, chất lượng dịch vụ, đưa nó trở thành thế mạnh của kinh tế Thủ đô, phấn đấu đi đầu cả nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, về tiếp cận kinh tế tri thức, phục vụ hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố, tìm ra phương thức phối hợp có hiệu quả với các tỉnh lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Các DNNQD cùng với các thành phần kinh tế khác thực hiện tốt mục tiêu chung đến năm 2010, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hà nội tăng 2,3 lần; thu nhập bình quân đầu người tăng 2 lần so với năm 2000; tốc độ tăng trưởng (GDP) hàng năm khoảng 10-11%, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 14-15%, dịch vụ đạt 10-10,5%/năm, nông nghiệp đạt 2,5-3%/năm, xuất khẩu đạt 16- 18%/năm [38].

Để các DNNQD phát triển đúng hướng, đóng góp vai trò lớn hơn trong tăng trưởng, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho thành phố thì cần phải có những thay đổi lớn trong môi trưòng kinh doanh và trong lòng tin của các nhà đầu tư. Căn cứ vào quan điểm và mục tiêu phát triển DNNQD ở Hà Nội giai đoạn 2001- 2010. Chính quyền thành phố cần xây dựng định hướng phát triển cho các DN, trước hết cần tuân thủ định hướng chung về phát triển kinh tế- xã hội đã được Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII xác định, hướng các DN hoạt động theo phương hướng phát triển của thành phố. Cụ thể:

Xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể DNNQD trên địa bàn dựa trên nguyên tắc thống nhất trong phạm vi toàn quốc, gắn với quy hoạch phát triển ngành và phải xuất phát từ hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Về lâu dài, định hướng cho các DNNQD ở Hà Nội tập trung vào các ngành

công nghiệp chủ lực, các ngành dịch vụ có chất lượng cao, phấn đấu tạo các sản phẩm mang sắc thái và tầm vóc xứng đáng với Hà Nội, thủ đô của cả nước. Quy hoạch thống nhất là giải pháp quan trọng có tác động đến nhiều giải pháp khác nhằm tạo điều kiện cho các DNNQD trên địa bàn Hà Nội phát triển ổn định và bền vững. Trong đó hướng quy hoạch cần phải chú ý đến các yếu tố:

+ Thực trạng nền kinh tế còn kém phát triển, thiếu vốn, lao động thất nghiệp còn cao và phần lớn chưa đào tạo chuyên môn, thì định hướng phát triển các ngành mũi nhọn ngoài các các tiêu chí thế mạnh về nguồn tài nguyên cần phải quan tâm đến những ngành thu hút nhiều lao động, vốn đầu tư không lớn như ngành dệt may, da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, thương mại và một số dịch vụ phục vụ du lịch, vận tải.

+ Hà Nội là địa phương có nhiều khu công nghiệp tập trung, do vậy cần quy hoạch các ngành công nghệ cao và những ngành này thường yêu cầu dịch vụ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng rất cao mà chỉ có những khu công nghiệp tập trung như Hà Nội (hay TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà nẵng, Bình Dương- Đồng Nai) mới có điều kiện đáp ứng được.

Phát triển các DNNQD một cách bền vững trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, các DNNQD phải ứng dụng kịp thời các tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất cũng như trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như giảm thiểu tác hại đến môi trường. Đồng thời phải tuân thủ nghiêm hệ thống luật pháp và giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích với Nhà nước, với người lao động.

Chú trọng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các DNNQD. Xuất khẩu là hướng tăng trưởng nhanh và bền vững cho phát triển DN. Việc tìm kiếm thị trường nước ngoài không chỉ riêng của các DN mà Nhà nước cũng phải tham gia vào mở rộng thị trường hàng hoá cho các DN này, do đó các chính sách

khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, quản lý hàng xuất khẩu phải có những chuyển biến tích cực tạo thuận lợi cho DN nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả kịp thời, hiểu biết luật lệ, thông lệ quốc tế về xuất nhập khẩu.

Cần xác định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cụ thể cho khu vực DNNQD theo cơ cấu ngành nghề, duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống, nâng cao dần tính chuyên môn hoá và hợp tác trong sản xuất kinh doanh.

Về công nghiệp, tập trung phát triển trong các lĩnh vực khai thác lợi thế của Thủ đô cũng như các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao, thu hút nhiều lao động, từng bước chuyển hướng sản xuất kinh doanh của các DNNQD sang các ngành công nghiệp- dịch vụ có trình độ cao, chất lượng cao.

Về thương mại, tập trung phát triển và mở rộng thị trường theo hướng kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng hoá thị trường và bạn hàng ở địa bàn thành phố cũng như các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt chú ý thị trường các tỉnh phía Bắc.

Về dịch vụ- du lich, khuyến khích phát triển và thành lập các loại hình dịch vụ có trình độ, chất lượng cao. Đối với ngành du lịch, nên liên kết với các tỉnh lân cận để tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù và cần nâng cấp chất lượng dịch vụ.

Về nông nghiệp, các DNNQD giữ vai trò khá quan trọng. Do đó định hướng trong những năm tới, các DN này cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn gia súc…

Như vậy về cơ cấu ngành nghề của các DNNQD trên địa bàn Hà Nội, phương hướng phát triển hiện nay vẫn là khu vực thương mại, dịch vụ chiếm ưu thế, trong giai đoạn tới thì các DNNQD kinh doanh các hoạt động dịch vụ cao cấp sẽ có vị trí đáng kể trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà nội. Xu thế này phụ thuộc chủ yếu vào trình độ của các doanh nhân và quy mô vốn của các doanh nghiệp.

lâu dài để các DNNQD có thể từng bước mở rộng quy mô kinh doanh một cách hợp lý, đồng thời qua loại hình CTCP để có thể huy động tốt lượng vốn phân tán trong dân cư, cũng như có thể phân tán rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên trước mắt vẫn phải coi loại hình công ty TNHH là loại hình DN chủ lực, do nó phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Hà Nội trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, nhưng chất lượng của loại hình công ty này sẽ biến đổi theo xu thế tích cực khi các công ty TNHH kiểu gia đình sẽ giảm dần và theo đó các công ty TNHH thực sự sẽ tăng dần tỷ trọng trong tổng số các công ty TNHH. Xu thế này sẽ diễn ra ngày càng rõ nét theo nhận thức xã hội về ưu thế của loại hình DN này so với loại hình DNTN.

− Các DNNQD trên địa bàn thành phố cần mở rộng hơn nữa mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần kinh tế khác(DNNN, kinh tế tập thể, liên doanh), theo nguyên tắc cạnh tranh, hợp tác, bình đẳng, các bên cùng có lợi.

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 70)