Tăng cường chức năng định hướng quản lý của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 86)

- Nền kinh tế hàng hoá ở nước ta còn ở trình độ thấp, phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến, trong khi cơ chế quản lý chưa theo kịp

3.2.3. Tăng cường chức năng định hướng quản lý của chính quyền địa phương

Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với khu vực các DNNQD trên địa bàn thành phố cần được thực hiện phù hợp với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý. Việc quản lý các DN được giao cho UBND các quận, huyện cấp đăng ký kinh doanh, sau đó giao cho phòng chức năng cùng phối hợp với UBND các phường, xã cùng quản lý. Mặc dù các UBND phường, xã không biên chế cán bộ chuyên quản, song tại nhiều nơi đều bố trí cán bộ kiêm nhiệm hoặc hợp đồng để quản lý, giúp đỡ các DN trong quá trình hoạt động và phát triển.

Đối với các DN, công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư Thành phố thống nhất quản lý việc cấp đăng ký kinh doanh cho các DNTN ở Hà Nội. Tuy nhiên, khâu quản lý sau đăng ký đối với các DNTN còn nhiều bất cập. Sự phối hợp quản lý giữa các ngành, các cấp trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Có không ít sở, ngành và quận, huyện của thành phố cho rằng không đủ điều kiện để kiểm soát sự hình thành và hoạt động của các DN trên địa bàn hoặc trong lĩnh vực quản lý của ngành, cấp đó. Nắm bắt yêu cầu bức xúc về quan hệ phối hợp quản lý giữa các ngành, các cấp trên địa bàn, UBND Thành phố Hà Nội đã có kiến nghị và được Chính phủ cho phép nghiên cứu ban hành quy chế tạm thời về quản lý sau đăng ký kinh doanh đối với các DNNQD trên địa bàn Thành phố.

Vì vậy, việc tăng cường quản lý nhà nước và kiện toàn hoạt động của các tổ chức xã hội hỗ trợ cho DNNQD triển gồm:

- Đối với các cơ quan chuyên trách, cần có bộ phận theo dõi và hỗ trợ về mặt quản lý nhà nước đối với DNNQD : giúp Nhà nước và Thành phố hoạch định chiến lược và thiết lập hệ thống chính sách hỗ trợ khuyến khích DN phát triển.

- Kiến nghị với Chính phủ xem xét việc cấp giấy đăng ký kinh doanh cho DNNQD( Hiện nay có những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng cấp ĐKKD vẫn do Sở Kế hoạch - Đầu tư đảm nhận, nhưng có ý kiến nên giao cho Sở Tư pháp vì như vậy mới đúng chức năng).

- Việc quản lý các DNNQD nên mạnh dạn giao quyền cho quận, huyện. - Đổi mới công tác kiểm tra, kiểm soát, hậu kiểm đối với các DNNQD theo

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở nước ta (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w