Biện pháp can thiệp

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học tình trạng nhiễm hiv, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận hà nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 60)

Kết quả nghiên cứu trước can thiệp cho thấy các yếu tố làm tăng lây nhiễm HIV là thuộc nhóm BDĐP, sử dụng chung BKT khi TCMT và không sử dụng BCS khi QHTD với khách lạ. Nguy cơ tăng lây nhiễm Chlamydia là tự đến hiệu thuốc mua thuốc điều trị. Do đó các hoạt động can thiệp bao gồm truyền thông thay đổi hành vi, tư vấn về tình dục an toàn, tiêm chích an toàn, hướng dẫn sử dụng và phát bao cao su, khuyến khích sử dụng và cung cấp bơm kim tiêm sạch, và chẩn đoán, điều trị các STI. Nhóm BDĐP cũng được chú trọng thông qua các hoạt động tư vấn của hệ thống truyên truyền viên cộng đồng.

Các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi

Các hoạt động truyền thông vừa được thực hiện tại Trung tâm, vừa được thực hiện tại cộng đồng. Các hoạt động tại trung tâm bao gồm gồm tư vấn cá nhân (trực tiếp, gián tiếp), tư vấn nhóm, sinh hoạt nhóm với các chủ đề về HIV/AIDS/STI, phát tài liệu, tờ rơi. Các tài liệu truyền thông được đặt ở các vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận ở phòng đợi, phòng tư vấn. Tại cộng đồng, hoạt động truyền thông được thực hiện thông qua tiếp cận cá nhân và tiếp cận nhóm. Các nhân viên tiếp cận cộng đồng luôn mang các tài liệu truyền thông khi đi cộng đồng. Các sự kiện truyền thông cũng đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và thay đổi thái độ phân biệt, kỳ thị của cộng đồng với người nhiễm HIV.

Hướng dẫn sử dụng và phát bao cao su, khuyến khích sử dụng và cung cấp bơm kim tiêm sạch

Hoạt động này được thực hiện tại Trung tâm và cộng đồng. Trong các buổi tư vấn nhóm tại Trung tâm, cán bộ y tế tư vấn về cách sử dụng và phát bao cao su, phát bơm kim tiêm cho các đối tượng được tư vấn. Các TTVCĐ

khi đi tiếp cận PNBD tại các tụ điểm cũng mang theo bao cao su và bơm kim tiêm để phát cho PNBD.

Khám, chẩn đoán và điều trị STI

Các hoạt động này vừa được thực hiện tại Trung tâm và vừa được thực hiện tại cộng đồng thông qua các đợt khám lưu động

Phòng khám STI tại Trung tâm có các thiết bị xét nghiệm STI cơ bản. PNBD được khám và điều trị STI miễn phí. Những trường hợp phức tạp được chuyển gửi về Bệnh viện Da liễu trung ương.

PNBD đến Trung tâm để kiểm tra sức khỏe được bác sỹ khám và làm các xét nghiệm nếu cần thiết. Bệnh nhân được điều trị theo Hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị các nhiễm trùng lây qua đường tình dục [7]. Các trường hợp yêu cầu các xét nghiệm phức tạp hơn được chuyển Bệnh viện da liễu trung ương. PNBD được các TTVCĐ khuyên tới kiểm tra sức khỏe hàng tháng hoặc tối thiểu 3 tháng/ lần.

Khám STI, tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện lưu động được tổ chức tại các điểm có từ 10 chị em trở lên. Các đợt khám được tổ chức hàng tháng cho các nhà hàng khách sạn, có sự tham gia của bác sỹ lâm sàng và kỹ thuật viên xét nghiệm của Trung tâm.Tại các đợt khám lưu động, kỹ thuật viên xét nghiệm lấy bệnh phẩm sau đó đưa về phòng khám tại Trung tâm để tiến hành các xét nghiệm đơn giản nếu cần thiết. Những PNBD có bệnh được điều trị theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các biện pháp can thiệp được thực hiện thông qua các hoạt động của Trung tâm Sức khỏe phụ nữ Hà Nội. Trung tâm Sức khỏe phụ nữ Hà Nội được thành lập từ tháng 10/ 2005 tại số 2/43 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội. Trung tâm được đặt tại khu vực có nhiều nhà nghỉ, nhà trọ, dễ tìm, khang trang, môi trường xung quanh thân thiện, xa khu vực dân cư, tạo điều kiện

thuận lợi cho chị em tới sinh hoạt. Nhân sự của Trung tâm: 01 Chủ nhiệm Trung tâm; 06 Giáo dục viên Sức khoẻ; 21 TTVCĐ, 23 cộng tác viên (Là các chủ cơ sở vui chơi giải trí), 1 bác sỹ, 1 kỹ thuật viên xét nghiệm. Các hoạt động chính của Trung tâm bao gồm: khuyến khích phụ nữ có hành vi nguy cơ cao và bạn tình của họ thực hiện tình dục an toàn và tiêm chích an toàn, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh STI thông qua điểm khám cố định tại Trung tâm và các đợt khám lưu động, tư vấn, tuyên truyền về HIV/STI, khuyến khích và hướng dẫn sử dụng bao cao su, cung cấp BCS và BKT. Để khuyến khích và thu hút các PNBD trong địa bàn Hà Nội tới Trung tâm, các TTVCĐ được đào tạo và cung cấp các tài liệu tuyên truyền để tư vấn cho PNBD. Họ cũng thuyết phục PNBD tới Trung tâm để khám định kỳ và sinh hoạt các buổi truyền thông nhóm. Đội ngũ TTVCĐ được xây dựng và được đào tạo thường xuyên. Họ tiếp xúc với PNBD, khuyến khích PNBD đi khám nếu có các dấu hiệu hoặc nghi ngờ nhiễm STI. Các TTVCĐ đưa địa chỉ, hoặc thậm chí dắt các cô gái này tới phòng khám STI. Sự hợp tác chặt chẽ của nhóm đồng đẳng viên đảm bảo các dịch vụ của chương trình can thiệp có thể tới được nhiều khách hàng.

Các kết quả đạt được:

Trong thời gian can thiệp từ 2006-2009, có tới 70.692 lượt PNBD được tiếp cận qua các hoạt động tại cộng đồng và 5.184 PNBD đã đến Trung tâm. Số lượng BCS được phát miễn phí là 163.464 và số lượng các tài liệu truyền thông được phát là 33.348. Nhiều PNBD đã được giới thiệu tới các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV (2.783 PNBD) và các dịch vụ STI (1.642 PNBD qua hoạt động tại cộng đồng và 1.722 PNBD tại phòng khám STI tại Trung tâm). Các đợt đào tạo cho TTVCĐ được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng tuyên truyền cho họ.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học tình trạng nhiễm hiv, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận hà nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 60)